Lớp học bằng nứa lá trên đỉnh núi 4 mùa mây giăng
Một lớp học đặc biệt trên đỉnh núi Đun Pù chỉ được dựng lên bằng nứa lá, thiếu thốn đủ bề nhưng không khí lớp học luôn ấm áp giúp các em học sinh miền biên viễn có điều kiện tiếp cận gần hơn với con chữ.
Ở bản Đun Pù, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá có những lớp học đặc biệt. Chúng tôi gọi là đặc biệt bởi lớp học dành cho lứa tuổi mầm non và tiểu học, nằm trên đỉnh núi cao, 4 mùa mây giăng, gió phủ. Dù điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, thiếu thốn – phòng học được làm bằng gianh, tre, nứa lá, nhưng không khí lớp học thì ấm áp, giúp bước chân tới trường học chữ của các em học sinh miền biên viễn nơi đây đang ngày một gần hơn.
Nhờ công sức dân bản, cô trò điểm trường mầm non đã có lớp học rộng rãi.
Bản Đun Pù với phần lớn đồng bào dân tộc Thái sinh sống, là một trong số 36 bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Cung đường từ chân núi lên đến điểm trường là những khúc cua tay áo, xe máy chỉ có thể đi số 1.
Cô Hà Thị Thoa , phụ trách lớp mầm non bản Đun Pù chia sẻ: “Vì lợi ích, ý nghĩa của dân bản vì các cháu và vì nhiệm vụ của các cô. Đường đi lên cao, khó khăn nhưng các cô cũng chấp nhận, tất cả vì các cháu”.
Điểm trường mần non Đun Pù có 20 cháu. Để duy trì sĩ số, những ngày trời mưa, cô giáo phải xuống tận nhà đưa học sinh lên lớp. Có hôm lên đến lớp thì áo quần cả cô và trò đều dính đầy bùn đất. Thương cô trò vất vả, đầu năm học 2021-2022, Trưởng bản Cao Văn Sơn đã vận động người dân trong bản đi rừng lấy gianh, tre… rồi cả bản dựng cho các cháu phòng học tạm.
Video đang HOT
“Đây là vùng đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hoá, đường xá xa xôi điều kiện kinh tế khó khăn, chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất kêu gọi bà con nhân dân đóng góp luồng nứa, tranh cọ, tập trung nhân lực để làm cho các cháu có chỗ học, chỗ ở”, ông Sơn cho hay.
Khi cô giáo đang giảng bài cho 3 em học sinh lớp 1 thì 6 em học sinh lớp 2 tự ôn bài.
Có phòng học, nhưng gió vẫn lùa tứ phía, bởi mùa Đông cắt da thịt đã đến. Cô Trần Thị Chinh, Hiệu trưởng nhà trường trăn trở: “Nhà trường đã lên kế hoạch, sẽ mua một số bạt về căng cho các cháu học. Mặc dù đã cố gắng mở thêm lớp học bằng gianh tre cho các cháu học nhưng chúng tôi vẫn băn khoăn vì mùa đông nhiệt độ thấp, các em học sinh sẽ bị lạnh”.
Cách lớp mầm non không xa, là lớp tiểu học. Lớp của cô Đoàn Thị Lý gọi là lớp ghép vì có 9 học sinh, nhưng có 3 học sinh lớp một và 6 học sinh lớp hai. Điểm đặc biệt là, phòng học này được trang bị hai chiếc bảng, 6 em học sinh lớp 2 học ở chiếc bảng phía Bắc, còn 3 em học sinh lớp một thì quay lưng lại với các anh chị lớp hai, học ở chiếc bảng phía Nam. Khi học sinh cả 2 lớp cùng đọc bài, rất khó để phân định. Vì vậy, cô giáo phải linh hoạt với 2 bài giảng, 2 giáo án cùng lúc.
Ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Quan Hoá trăn trở về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Lý giải về lớp học “đặc biệt” này, thầy Lê Đình Sâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vì đường xa, các cháu không thể đến trung tâm học, trong khi đó tại điểm trường thì số lượng học sinh quá ít đành phải ghép lớp 1 và lớp 2.
“Bản Đun Pù là điểm đặc biệt khó khăn, mùa nắng thì học sinh đi học chịu cảnh nắng nóng, mùa mưa thì rét. Do điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn nên chúng tôi đề xuất chính quyền và các ngành tạo điều kiện cho dạy và học lại bản, nhưng học sinh ít nên phải ghép 2 lớp thành 1 phòng”, ông Sâm chia sẻ.
Trưởng bản Cao Văn Sơn đã vận động người dân trong bản đi rừng lấy gianh, tre dựng phòng học cho các cháu.
Theo ông Lê Đức Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa, trên địa bàn còn hơn 30 lớp ghép. Vấn đề nữa là tình trạng thiếu giáo viên, nhiều trường không có các phòng chức năng, thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học, chế độ chính sách đối với giáo viên còn bất cập, đang đặt ra trong công tác dạy và học ở miền biên viễn này những thách thức.
“Là huyện miền núi có điều kiện khó khăn, hệ thống nước sinh hoạt thiếu thốn, dùng chủ yếu bằng nước suối… Điều kiện khó khăn, vất vả kèm theo là lương giáo viên thấp nên không thể khuyến khích sinh viên mới ra trường, giáo viên miền xuôi lên công tác”, ông Hùng thông tin.
Dù điều kiện dạy và học khó khăn là vậy, nhưng với sự quan tâm của chính quyền, sự tâm huyết của thầy cô giáo, những năm gần đây tỷ lệ học sinh chuyên cần ở khu vực vùng sâu ở Quan Hoá đã tăng lên đáng kể. Khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thực sự đã và đang thay đổi trong nhận thức của phụ huynh, học sinh vùng khó khăn Quan Hoá./.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa: Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa có nhiệm vụ tuyển chọn, giảng dạy, giáo dục, nuôi dưỡng con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Những năm qua, ngoài nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường còn chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cho các em học sinh.
Thầy và trò Trường Phổ thông THCS Dân tộc nội trú Quan Hóa.
Thầy giáo Trịnh Đình Hưng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa trong trường học, ngay từ khi tuyển sinh đầu vào, nhà trường quy định mỗi em học sinh phải chuẩn bị ít nhất 1 bộ quần áo của dân tộc mình để mặc vào các ngày thứ 2 hàng tuần, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể và các ngày lễ lớn trong năm.
Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, sinh hoạt đội cho các em tập hát các làn điệu dân ca; tham gia các trò chơi dân gian, như: ném còn, nhảy sạp, bắn nỏ, dệt thổ cẩm, tò mắc lẹ, ô ăn quan, khua luống, cồng chiêng, thổi khèn dân tộc Mông.
Ngoài ra, nhà trường thành lập đội văn nghệ thường xuyên tổ chức cho các em giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong trường và các trường bạn. Đặc biệt, hằng năm nhà trường tổ chức hội xuân "Sắc màu dân tộc" cho các em học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, như: thi văn nghệ, trang phục; thi các trò chơi, trò diễn truyền thống; thi nấu ăn; trưng bày gian hàng truyền thống...
Em Nguyễn Hà Phương, học sinh lớp 7A, cho biết: "Tham gia hội thi, chúng em đã rút ra bài học bổ ích, đó là kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo; sống chan hòa, giúp đỡ bạn bè trong trường cùng nhau tiến bộ. Đồng thời, giúp chúng em nhận ra những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó bản thân có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để sau này đóng góp công sức xây dựng quê hương Quan Hóa giàu đẹp".
Thầy giáo của trẻ em làng biển Dù bị teo cơ chân tay và không học qua trường lớp sư phạm, nhưng suốt hơn 15 năm qua, thầy giáo Hồ Văn Tỉnh (41 tuổi), ở thôn Bàu Chuốc, xã Bình Chánh (Bình Sơn), đã trở thành "thầy giáo" của nhiều thế hệ học sinh nghèo ở làng biển này. Lớp học đặc biệt Đón chúng tôi trong căn nhà cấp...