Lớp học ban đêm cho người nước ngoài ở Nhật Bản
Nhiều học sinh nước ngoài học tập tại Nhật Bản đăng ký vào các lớp ban đêm miễn phí để cải thiện khả năng tiếng Nhật và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào các trường.
Những năm trước, các lớp học ban đêm ở Nhật mang lại cơ hội học tập cho nhiều người dân nước này, bao gồm người chưa hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản trong thời chiến. Giờ đây, các lớp học này lại đang đáp ứng một nhu cầu mới do số lượng học sinh nước ngoài trong các trường ở Nhật tăng lên.
Đầu năm nay, hội đồng giáo dục thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama, công bố kế hoạch mở một trường công lập để tổ chức các lớp học ban đêm vào thời điểm bắt đầu năm học mới (tháng 4/2019).
Ngoài việc dạy học cho những người trẻ không thể đến trường thường xuyên do điều kiện gia đình, kinh tế khó khăn hoặc bị bắt nạt, hội đồng hy vọng ngôi trường mới sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều trẻ em nước ngoài đăng ký để cải thiện khả năng tiếng Nhật.
Lớp ban đêm ở Nhật giúp các học sinh nước ngoài thích nghi tốt hơn cho việc học ở trường. Ảnh: nippon.com
Kawaguchi Independent Night School hiện là trường hoạt động ban đêm ở thành phố Kawaguchi. Ngôi trường trung học này do các tình nguyện viên địa phương điều hành từ năm 1980.
Một nhóm khác tương tự phụ trách quản lý trường Matsudo Independent Night School ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba. Nhóm này đã vận động chính quyền địa phương trong nhiều năm để thành lập trường học ban đêm chính thức như một phần của hệ thống giáo dục của thành phố. Trường ban đêm ở Matsudo là ví dụ điển hình đầu tiên của hơn 300 trường học cùng loại trên khắp đất nước.
Enomoto Hirotsugu, người đàn ông khoảng 60 tuổi, là đại diện của tổ chức phi lợi nhuận địa phương, điều hành trường học ban đêm ở Matsudo, cho biết: “Khi trường mới bắt đầu hoạt động vào năm 1983, nhiều học viên tham dự là người Hàn Quốc và người mồ côi trong chiến tranh đến từ Trung Quốc. Hầu hết họ khoảng 50, 60 tuổi, nhiều người bây giờ đã mất”.
“Thế nhưng giờ đây, lớp học của chúng tôi có rất nhiều trẻ em được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, theo bố mẹ đến Nhật Bản. Chúng học ở các trường trong thành phố hoặc khu vực lân cận và đăng ký học thêm lớp ban đêm. Hiện, trường có hơn 20 học sinh đến từ hơn 10 quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Nepal và Bangladesh”.
Lớp ban đêm bắt đầu từ 18h và kết thúc lúc 21h, không có thi đầu vào, không lệ phí nhập học và không phải đóng phí hàng tháng.
Matsudo cách thủ đô Tokyo khoảng 20 km. Năm ngoái, dân số chính thức của thành phố đã vượt qua con số 490.000 người do lượng người nước ngoài đến đây ngày càng tăng. Theo khảo sát của chính quyền thành phố vào cuối năm 2016, hơn 14.000 người không mang quốc tịch Nhật sinh sống ở Matsudo. Trong đó, Việt Nam là 2.039 người, đông nhất là Trung Quốc với 5.998 người.
Video đang HOT
Nhiều bạn trẻ tham dự lớp ban đêm đã nói tiếng Nhật khá tốt. Nhưng họ vẫn gặp khó khăn để hiểu chính xác lời giáo viên nói trên lớp và đôi khi không thể hiểu hết giải thích trong sách giáo khoa. Các môn như tiếng Nhật, Nghiên cứu xã hội hay Địa lý có thể là thách thức lớn với học sinh nước ngoài.
Rất nhiều người đến với lớp ban đêm để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh trung học. Số lượng người đăng ký bắt đầu tăng từ khoảng tháng 6 hay tháng 7 hàng năm. Vào mùa thu, thường có 20-25 học sinh nước ngoài đăng ký.
Tỉnh Chiba đã đưa ra quy trình tuyển chọn đặc biệt cho học sinh nước ngoài đăng ký vào trường trung học, ưu tiên cho các em đã đến Nhật 3 năm trở lên và đang sống hoặc dự định sống trong tỉnh với cha mẹ hay người giám hộ.
Những em đáp ứng được tiêu chí này có thể đăng ký vào trường, trải qua một cuộc phỏng vấn và làm bài luận (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật). Họ được miễn các kỳ thi dành cho trẻ em Nhật Bản (gồm tiếng Nhật, Toán, tiếng Anh, Nghiên cứu Xã hội và Khoa học). Thay vào đó, trường sẽ đánh giá toàn diện thí sinh qua cuộc phỏng vấn và bài luận, kết hợp với đơn đăng ký theo hệ thống tuyển sinh nước ngoài đặc biệt.
Chính vì thế, các trường học ban đêm trở thành lựa chọn tốt nhất để học sinh nước ngoài có được những kỹ năng học tập cần thiết nhằm vượt qua các vòng kiểm tra đặc biệt này.
Theo Zing
Ép trẻ thành thiên tài: 'Căn bệnh' trong nền giáo dục Việt Nam
"Ép trẻ thành thiên tài, học theo cách chạy đua kiến thức rỗng, vào trường top bằng mọi cách... là những 'căn bệnh' trong nền giáo dục Việt", ông Nguyễn Tuấn Hải viết.
Ngày ngày, chúng ta chứng kiến cảnh học sinh bị nhồi sọ từ bé để đua tranh vào các cái gọi là trường chuyên lớp chọn, như thể đó là cách duy nhất để có được tương lai tươi sáng.
Ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School - chia sẻ góc nhìn về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
Dạy trẻ con thành thiên tài ở bậc phổ thông
Đây là "cơn điên" số một trong nền giáo dục của chúng ta, hệ quả trực tiếp của kiểu đào tạo "gà nòi". Vậy phần đông học sinh không vào được trường chuyên lớp chọn sẽ không có cơ hội và cuộc sống tốt đẹp mà nền giáo dục bình đẳng có thể mang lại cho chúng hay sao?
Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School. Ảnh: Quyên Quyên.
Hầu như các học sinh khá giỏi đều được cha mẹ nhắm vào luyện thi chuyên Toán hoặc chuyên Anh. Các môn khác thì sao? Ví dụ, Vật lý - môn khoa học tuyệt vời gắn bó với cuộc sống hàng ngày - và cả những môn xã hội mà ra đời mới biết nó quan trọng, đặc biệt là nghệ thuật.
Biết bao nhiêu tài năng đã bị bỏ qua và lãng phí vì các em đã không được định hướng và tạo cơ hội phát triển đúng với thiên hướng và tiềm năng vốn có của chính mình.
Chúng ta hãy nghĩ xem, số đông học sinh không vào được trường chuyên lớp chọn sẽ ra sao? Các em bị tước đi cơ hội khi còn ở phổ thông và phải chờ đợi các cơ hội ở trường đời? Nền giáo dục Việt Nam hiện nay mang lại những gì tốt đẹp cho thiểu số?
Người lớn muốn làm tỷ phú
Chúng ta hãy nhìn cách người Việt tham gia giao thông, tất cả đều cố gắng lao lên phía trước để vượt người khác dù chỉ là một cái bánh xe máy. Cuộc đua trong giáo dục đại học và học nghề cũng tương tự vậy khi người ta chỉ muốn và chỉ thích học những ngành "làm ra tiền và kiếm được tiền". Tất cả chỉ phục vụ cho mục tiêu muốn làm tỷ phú, càng nhanh càng tốt.
Các ngành nghề về khoa học và nghệ thuật phục vụ cộng đồng mất nhiều tài năng. Tư duy của sinh viên và của người đi làm là thành công phải là tiền bạc và địa vị. Các yếu tố về đam mê cống hiến, học hỏi và tài năng thật sự đã bị bỏ không thương tiếc. Người ta đi học thạc sĩ hay tiến sĩ cũng vì những thứ gắn liền định nghĩa thành công nêu trên.
Thật buồn là ngày nay, chúng ta xuất khẩu nhiều thứ nhưng lại không thể xuất khẩu giáo sư và tiến sĩ đào tạo ở trong nước. Đó là vì ở Việt Nam: Đại học = học đại.
Cuộc chạy đua kiến thức rỗng
Với nhiều học sinh, học là một cuộc chạy đua kiến thức rỗng và bỏ quên hoàn toàn kỹ năng, tư duy. Bởi, trẻ em học không đi đôi với hành, chỉ nhồi nhét kiến thức mà không có thực hành và thí nghiệm.
Một thí nghiệm khoa học thực hành thú vị mà trẻ có cơ hội thực hiện còn đáng giá hơn một chương lý thuyết. Trong ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh), trẻ tự tin nói được một bài tranh luận, kể một câu chuyện hoặc viết một bài văn có giá trị gấp nhiều lần kiểu làm bài tập ngữ pháp đang thống trị trong trường học và các kỳ thi ở Việt Nam.
Sinh viên hiện tại chủ yếu học theo cách thầy cô đọc, trò chép từ một cuốn giáo trình để ngay cạnh mình. Cách này không có sự tự học, tự đọc và tự nghiên cứu. Và tất nhiên, cái gọi là học tập suốt đời là câu chuyện hoang đường với nhiều người. Hậu quả là tư duy nền móng cho trí tuệ và văn minh như phản biện, hoài nghi, sáng tạo, tìm tòi... đều là thứ xa lạ.
Chạy đua vào các trường top của Mỹ
Năm năm trở lại đây, phong trào du học Mỹ trở nên sôi động bất ngờ, cho dù nó đã là một dòng chảy từ lâu ở Việt Nam. Phong trào này lên cao ở Hà Nội và TP.HCM, cùng chung một thông điệp: Điểm các kỳ thi chuẩn hóa cao và vào được trường top.
Tuy nhiên, một số ít học sinh làm được cả hai điều trên, phần còn lại của tảng băng chìm là số đông các em không làm được điều này và nhận trái đắng. Các em chỉ chạy đua vào trường theo danh tiếng mà quên đi vấn đề cốt tử cho tương lai của mình. Đó là học cái gì quan trọng hơn rất nhiều việc học trường gì.
Kiểu học này, thực chất là cách luyện gà chọi mới, không hơn không kém. Với các điểm số 1.500/1.600, ngay cả người Mỹ cũng bất ngờ. Họ bất ngờ không hẳn vì sao bạn giỏi thế (về điểm số) mà còn vì tại sao bạn phải làm thế?
Phần đông học sinh Mỹ, kể cả những tài năng sau này có thể trở thành các nhà khoa học lớn, đều không có điểm SAT cao như vậy hoặc không chạy theo điểm thi cao, cho dù họ thừa sức làm được nếu "cày" và luyện tập. Bởi, họ không thấy cần phải học theo cách như vậy, không sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc chỉ để đạt điểm cao.
Họ không sẵn lòng đánh đổi. Vì, họ biết các trường đại học Mỹ không cần phải có điểm SAT tới mức 1.500 hoặc 1.550.
Họ cũng biết nếu chạy theo điểm số ở mức cao 1.500 như ở Việt Nam, họ sẽ mất hết thời gian cho các môn học và các hoạt động khác. Sau cùng, nền giáo dục Mỹ không chấp nhận cách học tủ và "cày" theo cách thiếu sáng tạo.
Một bộ phận không nhỏ các em mang giấc mơ du học Mỹ hiện nay đang hy sinh tất cả thời gian để chạy theo điểm SAT cao, dành cả mấy năm theo học SAT. Nhưng, những gì chúng ta thấy trên truyền thông về những học sinh đạt học bổng trường danh tiếng Mỹ chỉ là thiểu số.
Ngay cả khi những trường Ivy League (nhóm uy tín hàng đầu) cũng không yêu cầu phải có SAT cao như vậy. Vậy nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn điên cuồng đánh đổi.
Các bạn có thể đặt câu hỏi: Có nhất thiết phải theo đuổi các trường hàng đầu không? Câu trả lời của tôi là không nhất thiết phải như vậy.
Ở Mỹ, nhiều trường tốt và ở các trường tốt ngoài Ivy vẫn rất nhiều tài năng mà chính họ đã bị Ivy từ chối. Một học sinh giỏi của tôi học Williams College nói rằng: Quan trọng nhất vẫn là lúc ra trường sống và làm việc thế nào.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Zing
Nhận giữ trẻ cho người nước ngoài để du học Nguyễn Thị Lan Anh, cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân, sang Mỹ học tập hơn 5 tháng nay. Cô chọn Au Pair - hình thức giao lưu văn hóa quốc tế - để du học. Lan Anh cho biết ra nước ngoài theo chương trình Au Pair, nhiều bạn trẻ sinh sống trong gia đình người bản xứ, giúp đỡ việc...