Lớp 13 khởi đầu
Sau mỗi kỳ thi là một cuộc chia tay – giữa người lên giảng đường đh, và người trở về với lớp 13 tiếp tục cuộc chinh phục lần 2. Nhưng dường như có một làn sóng tích cực mới đang xen vào nhịp sống của những người trẻ tự chủ. Với họ, lớp 13 không phải kết thúc. Nó là một khởi đầu…
Lớp 13 – không cô đơn
“Hôm nay cả lớp ngồi nói chuyện về “thất bại”… không thảm hại lắm của từng đứa. Đến lượt mình “bị” hỏi: “Ê, học giỏi như thế sao lại trượt?”. Cũng phải công nhận mình học giỏi (hì hì) nhưng vì ba năm cấp 3 say mê học vẽ để rồi đùng một cái… ba tháng trước khi thi đại học lại quyết định thi khối A. Cũng tại bố mẹ hết nằn nì, đe doạ rồi… giận dỗi: “Con phải thi Bách khoa để bố mẹ còn lo đầu ra chứ!”. Thiếu mất nửa điểm, và không còn cơ hội cho NV2, suốt cả tháng mình “núp” trong nhà.
Tệ thật! Nhưng rồi mình cảm thấy đây chính là cơ hội để mình quyết chọn con đường của mình. Năm nay mình sẽ thi Kiến trúc đấy!” – Trích nhật ký online của Tiến Đạt, một lớp trưởng lớp 13 ở HN. Một tâm trạng chung, là lớp 13 với các bạn thí sinh không qua được kỳ thi đại học, có tiếc nuối, có buồn, có day dứt nhưng chắc chắn là không cô đơn. Đã qua dần ấn tượng về những người nói :”Tôi học lớp 13″ là bị coi như một kẻ chiến bại.
Lớp 13 của bạn có thể ở trong một khu học ôn, có thể ở những miền đất xa lạ, nhưng cũng có khi ở chính gia đình mình. Một điều dễ thấy, là trong chặng nghỉ lớp 13, các bạn có thời gian để hiểu và gần gũi với gia đình hơn. Nhà Hùng ở Hà Nam có một xưởng gỗ. Cậu chàng lẻo khẻo thư sinh lần đầu tiên đòi bố dạy những bài học về gỗ. Cũng lưng trần vật lộn cưa xẻ, bào, đóng… chan chát cả ngày, chỉ ít lâu sau, bạn bè đi học về chơi thăm đã không nhận ra Hùng nữa.
Rắn rỏi hẳn lên! Càng làm, bố con càng hiểu nhau và dễ chia sẻ hơn. Bố cũng hiểu Hùng đã nỗ lực ra sao, và buồn vì thất bại thế nào. Hùng cũng hiểu bố đã hi sinh những gì cho cậu. Thế là Hùng đăng ký vào trường trung học dạy nghề, học ngành Mộc. Ở đây cậu học nghề rất chi tiết, mong một ngày sẽ góp tay làm việc với bố, Hùng nuôi ước mơ trở lại mái trường ĐH với một điểm đến hoàn toàn mới: ĐH Mỹ thuật công nghiệp. Khi định hướng đã rõ ràng, mọi thứ đơn giản hơn nhiều…
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lớp 13 – chặng nghỉ chưa bao giờ vô ích
Trong khi bạn bè nằm nhà chờ điểm thi ĐH, Ánh – THPT Phan Đình Phùng đã tranh thủ bắt đầu công việc làm thêm đầu tiên trong đời là đi chạy bàn. Vất vả, làm đêm làm hôm nhưng với con trai sức dài vai rộng thì có xá gì. Được một thời gian, cậu chàng mê tít tài nghệ của anh chàng bar tender trong quán vì những màn lắc cổ tay điêu luyện và những ly cocktail sóng sánh thơm. Ánh lân la xin học nghề, tối tối tranh thủ lúc không phải chạy bàn để xem anh biểu diễn. Nhiều lần pha thử, nếm thử đến mức nhiều tối ngà ngà say, dần dà, Ánh thấy mình rất có năng khiếu cảm nhận vị rượu và sáng tạo các loại cocktail mới. Ánh muốn xin tiền bố mẹ cho đi học nghề này.
Biết rằng bố mẹ chưa chắc đã chấp nhận, nhưng Ánh vẫn tự để dành tiền đi làm mua nguyên liệu để tập pha chế. Đến lúc bố uống và tấm tắc khen ngon, Ánh đề xuất bố mẹ cho tiền đi học bài bản và hứa sẽ ôn thi ĐH Kinh tế để sau này có thể mở một quán bar kinh doanh riêng. Bố mẹ Ánh nói rằng dự án mở quán bar ở thời điểm hiện tại có vẻ hơi hão huyền, nhưng ít ra là thấy lần đầu cậu chàng say sưa với một việc gì đó, và chịu hứa học hành tử tế để duy trì đam mê, cũng thấy yên tâm hơn.
Video đang HOT
Cũng tương tự như Ánh, Thu Hiền, sau khi biết tin thi trượt, đã vận dụng những kiến thức sẵn có về nước hoa, mỹ phẩm của mình để xin đi bán các sản phẩm này trong các siêu thị lớn. Phong cách nhẹ nhàng, có duyên bán hàng khiến Hiền luôn là một trong những người dẫn đầu về doanh số của công ty. Hiền nhanh chóng thăng tiến lên vị trí quản lý sau 3 năm làm việc.
Trong lúc bạn bè vẫn miệt mài đi học thì Hiền đã có một công việc khá ổn định và túi tiền rủng rỉnh. Biết rằng vẫn phải có bằng ĐH thì mới tiếp tục thành đạt, với cái đích mơ ước là GĐ Marketing, Hiền đi học tại chức ĐH Kinh tế quốc dân buổi tối. Được tiếp thêm những bài học lý thuyết bổ trợ đầy thuyết phục cho công việc hàng ngày, Hiền tâm sự rằng cô cảm thấy quyết định ngày xưa của mình thật đúng đắn. Mở thêm một blog shop chuyên bán nước hoa, Hiền đang ngày càng ăn nên làm ra. Cô nàng lớp 13 ngày nào giờ đây bận rộn chẳng kém gì những bạn bè đỗ đạt năm nào.
Mai Chi – cựu học sinh THPT Thăng Long thì chia sẻ về một năm đầy sự kiện của mình. Chi tham gia một khoá học kỹ năng mềm để nâng cao tự tin bản thân, tập aerobic hàng ngày để lấy lại sức khoẻ sau thời ôn thi đầy mệt mỏi. Khi sức khoẻ khá lên, tự dưng tinh thần cũng phấn chấn. Tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo cộng đồng mạng, lúc đầu chỉ là đi cho có hội, dần dần Chi thấy rằng khi làm được một việc tốt, lại muốn làm thêm nhiều việc tốt nữa. Và muốn giúp được nhiều người, phải có tri thức và chỗ đứng trong xã hội. Một cô bé luôn được mẹ chiều chuộng, thời phổ thông sống có phần ích kỷ đã nhìn đời rất khác. Màu áo xanh tình nguyện của bạn bè cũng làm Chi mê tít và xốc lại tinh thần thi cử, chờ ngày được khoác lên mình chiếc áo ấy.
Lớp 13 – để vượt qua chính mình
Các hệ đào tạo liên thông, hoặc kết hợp với các trường ĐH ở nước ngoài, hệ tại chức, ĐH từ xa đang là điểm đến của rất nhiều thí sinh nuôi giấc mộng ĐH. Thu Mai – một SV hệ liên thông với trường ĐH của Úc nói: “Mình muốn được học nghiêm túc, chất lượng, vì chấp nhận đi đường vòng đồng nghĩa với việc bố mẹ tốn thêm nhiều tiền của. Mình muốn được tiếp xúc với môi trường, cách học quốc tế để năng động hơn năm thứ nhất trì trệ của nhiều bạn ở một số trường ĐH chính quy. Các hệ thống giúp tiếp cận thông tin quá phát triển nên mình nghĩ rằng bạn ở đâu, qua phương tiện gì không quan trọng, miễn là bạn bền bỉ và học có phương pháp”.
Anh Mạnh Hải – một “cây kéo vàng” nổi tiếng ở Sài Gòn cũng có một câu chuyện bôn ba đầy hấp dẫn. Mê tít ngành chế tạo máy ĐH Bách khoa, anh Hải ghi danh ở lại thành phố làm chạy bàn với mức lương lay lắt đủ cơm rau sống qua ngày, đêm ngủ ngay tại quán. 2 năm sau thi đỗ, học xong thì mới thấy mình không có duyên với nghề như mình tưởng, thế là quyết định đi lao động xuất khẩu ở Đức. Sang đó thấy mở beauty salon làm ăn được, về gom góp vốn liếng đầu tư mở một cái. Thuê mãi không được thợ làm tóc giỏi, anh bực mình xắn tay vào học. Ai dè có đôi bàn tay vàng mà lâu nay không biết.
Bạn bè vào Sài Gòn chơi, ngạc nhiên khi thấy chàng SV kỹ thuật lấm lem dầu mỡ ngày nào giờ múa kéo thoăn thoắt. Sau quãng thời gian dài bôn ba, anh mới nhận ra rằng mình hợp với một nghề trước đây chưa từng nghĩ đến. Chàng cử nhân cắt tóc tâm sự rằng những năm chạy bàn cho anh một đôi tay dẻo dai và một óc quan sát phán đoán tâm lý khách hàng tốt, những kinh nghiệm quý báu mà không trường lớp nào dạy được. Còn những năm ĐH cho anh một phương pháp tiếp thu tốt, cùng những kiến thức nền tảng đủ để có những cuộc trò chuyện tương đối tinh tế với khách.
Kỳ thi ĐH, ngoài ý nghĩa thực sự của nó, còn có một giá trị tinh thần to lớn, đó là thức tỉnh lại khả năng trong bản thân mỗi người, giúp thí sinh nhìn nhận lại chính mình. Nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, một cánh cửa đóng lại trước mặt người nhiều nghị lực có thể sẽ đồng nghĩa với nhiều cánh cửa khác mở ra, tuy đường có thể xa hơn nhưng cũng rộng mở cơ hội hơn…
Sau điểm 1 sẽ là...
Mỗi chúng ta có những cách đối diện với sự thật khác nhau. Nếu là một học sinh không ngoan, điểm số với họ chẳng là gì cả. Nhưng giả sử, một ngày nọ, một học sinh giỏi bị điểm 1...
...Thì họ sẽ trải qua những trạng thái tinh thần cùng những xúc cảm cực kỳ phức tạp. Họ đấu tranh giữa những quan niệm về "giỏi" và "dở", họ cố chấp nhận rằng "mọi việc đều mang tính tương đối" và cố gắng gỡ gạc lại.
Đôi khi, do chủ quan hoặc những lý do không mong muốn mà một học sinh giỏi bỗng chốc bị điểm 0 hoặc điểm 1 mà vẫn không ngờ rằng "chúng thuộc về mình". Và không phải ai cũng "không bỏ cuộc khi gặp thất bại", vì dù là học sinh giỏi hay dở thì họ cũng vẫn là một teen, hay trầm trọng hóa vấn đề và hay "mặc cảm bản thân".
Sau đây là lời kể từ một "mọt sách" khi bỗng dưng nhận được điểm 1 "trên trời rơi xuống".
o0o
"Sao cô thấy bây giờ học trò bị 1 điểm mà vẫn phơi phới vậy nhỉ? Hồi xưa, khi cô còn đi học, điểm 7 là đã khóc rồi đó" - Lời cô giáo dạy Văn cứ vang vang bên tai khiến tôi không thể nào tập trung học trong suốt buổi chiều hôm ấy...
Chủ quan
Tôi không thông minh lắm, nhưng có ưu điểm là nhớ lâu và tập trung tốt. Vì thế, những bài tập luôn được tôi "xơi gọn" và nội dung bài học cứ tự nhiên "chui" vào đầu mà không cần mất nhiều thời gian. Vâng, tôi là một học sinh giỏi.
Từ khi lên cấp 3, tôi không quan trọng điểm số lắm, cứ học những gì mình thích, còn những môn không cần thiết chỉ cần 7, 8 là được. Tuy vậy, với những môn sở trường thì tôi rất kì vọng, đặc biệt là môn Toán. Nhưng do bản chất không thông minh nên tôi chỉ cố gắng học chăm để đạt trên 8.0
Lần nọ, thầy gọi tôi lên bảng giải bài tập, và cho câu khó. Đó là một dạng bài khá quen thuộc, nhưng vì quá lâu không ôn lại nên tôi quên béng cách trình bày, dù biết đáp án. Sau một hồi loay hoay, tôi được thầy mời về chỗ và nhận điểm 1.
Ngay từ lúc ấy, tôi đã biết mình là học sinh khá - lần đầu tiên trong đời bị học sinh khá.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những ngày tồi tệ
Bị 1 điểm hệ số 1, cộng với những con điểm "không mấy tốt đẹp" gần đây, thì dù thi học kì được 10 điểm, tôi vẫn không thể là học sinh giỏi. 11 năm trầy trật, cố gắng "làm đẹp học bạ" bằng những thành tích tốt, vậy mà tôi lại đạp đổ "công trình" của mình chỉ bằng vài phút chủ quan.
Nếu đã đọc qua cuốn "Đời thay đổi khi ta thay đổi" thì ắt hẳn bạn hiểu cảm xúc chi phối hành động của mình ghê gớm thế nào. Một ví dụ nho nhỏ: Nếu tôi tự ti vào bản thân thì tôi sẽ đúng như những gì mình nghĩ. Và vì tôi cho rằng mình là học sinh khá, nên tôi cứ bị ám ảnh bởi những gì xảy ra tiếp theo: học sinh khá, thi tốt nghiệp loại trung bình và...rớt đại học! Tôi khá bi quan và thường làm phép so sánh: Tại sao lại là tôi? Nếu thầy kêu làm bài khác hoặc cho tôi thời gian chuẩn bị thì rất có thể tôi đã giải ra! Điểm 1 không hề thuộc về tôi, và có đánh giá được thực lực của tôi đâu!
Nỗi buồn cũng dần vơi đi theo thời gian. Tôi cho rằng mình bản lĩnh hơn nhiều đứa học sinh giỏi khác. Vì có đứa từng...khóc tại lớp khi bị 1 điểm! Đa phần học sinh thường có tư tưởng "học vì người khác" nên khi điểm thấp toàn lo ba mẹ mắng, thầy cô thất vọng, bạn bè chê cười...mà chẳng màng đến việc tại sao mình sai câu đó, và khắc phục.
Chấp nhận, và đứng dậy
Sau khi đồng ý với sự thật, mình là "học sinh khá", tôi "bắt đầu lại".
- Biết đâu điểm 1 này là một bước ngoặt giúp tôi trưởng thành hơn, không ỷ lại vào khả năng bản thân và phấn đấu hơn nữa?
- Cuộc đời còn dài, không ai đánh giá năng lực bằng điểm số. Con người cần hoàn thiện mỗi ngày và học tập không ngơi nghỉ.
- Tôi coi điểm 1 đó như "số phận". Tức là dù muốn dù không, tôi cũng đã bị 1 điểm rồi nên tôi cố gắng gạt nó ra khỏi suy nghĩ.
- Tôi chuyển hướng qua những mục tiêu khác, chẳng hạn như 10 môn Anh hay 8 điểm Văn chẳng hạn.
- Vì biết rằng mình "học khá thôi" nên bây giờ tôi không còn gặp áp lực học tập, chỉ cố gắng hết sức mình. Vì vậy, tinh thần tôi dễ chịu hẳn.
- Kì thi lần này tôi sẽ cố gắng đạt 10 điểm môn Toán để chứng minh rằng tôi không phải học sinh khá. Đơn giản thế.
- Những đứa học sinh giỏi khác nhìn tôi bằng nửa con mắt. Tôi mặc kệ. Vì hầu hết mọi người đều công nhận rằng chỉ do tôi "không gặp thời" chứ không phải tôi học dở. Rồi đây, các "mọt sách" khác sẽ hối hận khi đánh giá sai về tôi.
- Tôi đọc sách nhiều hơn để mài giũa tinh thần, và sẽ không lặp lại sai lầm vớ vẩn thêm một lần nào nữa.
Bạn thấy đấy, cuộc đời tươi đẹp hay không tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Với tôi, sau điểm 1 là khá nhiều những bài học, kinh nghiệm và vốn sống hữu ích. Điều đó cũng khá tích cực đấy chứ! Ai nói bị điểm 1 là "cánh cổng tương lai khép lại"?
Hai thói xấu cản trở việc học tập của bạn Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó phải không các bạn? Vì lẽ đó nên bệnh chung của các bạn học sinh thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong việc học. Chương này tôi viết lên không phải là vô ích. Bởi bên cạnh những học sinh chuyên lo chăm học, thì cũng có những bạn...