Long An nới lỏng thêm chỉ thị 15, lùi thời gian đến trường đến giữa tháng 10-2021
Long An sẽ tiếp tục áp dụng giãn cách theo chỉ thị 15 nhưng sẽ nới lỏng thêm các biện pháp giãn cách, cho hoạt động trở lại một số lĩnh vực.
Đồng thời, tỉnh này cũng kéo lùi thời gian học sinh tới trường học trực tiếp đến ngày 16-10.
Việc đi lại bằng “ thẻ xanh COVID”, “thẻ vàng COVID” vẫn được Long An tiếp tục như trước – Ảnh: AN LONG
Tối 29-9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Long An đã thống nhất tiếp tục lùi thời hạn học sinh các cấp mầm non, tiểu học đến trường tới ngày 16-10.
Còn các cấp học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục thực hiện việc dạy và học trực tuyến theo các kế hoạch đã đề ra.
Trước đó từ ngày 20-9, 47.227 học sinh trung học phổ thông tại tỉnh này đã chính thức bước vào năm học mới bằng hình thức học trực tuyến.
Còn các cấp học còn lại, kế hoạch ban đầu là sẽ đến trường học từ ngày 4-10. Tuy nhiên, xét thấy tình hình chưa đảm bảo các công tác phòng dịch COVID-19 nếu cho học sinh trở lại trường vào thời gian trên, do đó tỉnh đã thay đổi kế hoạch, chỉ có thêm cấp trung học cơ sở sẽ bắt đầu bước vào học trực tuyến từ ngày 4-10.
Video đang HOT
Bên cạnh việc lùi thời gian học sinh đến trường, hội nghị cũng thống nhất sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 trên toàn địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sẽ nới lỏng hơn các biện pháp giãn cách và cho hoạt động trở lại một số lĩnh vực như thể thao ngoài trời, thể dục trong công viên, mở thêm các chợ truyền thống ở những vùng xanh…
Trong ngày 29-9, Long An tiếp tục phát hiện 125 ca mắc COVID-19 mới, nhưng chỉ trong khu vực đã phong tỏa (103 ca) và trong khu cách ly (22 ca).
Tuy vẫn còn 4 huyện, thị xã, thành phố nằm ở mức nguy cơ (vùng vàng), nhưng số ca mắc mới trong ngày liên tục giảm trong 2 tuần qua, dao động giảm khoảng 5 ca mỗi ngày.
Tổng cộng đến nay, tỉnh này đã phát hiện 32.430 ca mắc COVID-19 (8.246 cộng đồng, 2.740 khu cách ly, 21.444 khu phong tỏa). Trong đó đã điều trị khỏi 28.650 ca (88,34%), tử vong 416 ca (1,28%), đang điều trị tại bệnh viện 3.070 ca (9,46%), chờ khu cách ly tạm 294 ca (0,76%).
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế
Với điều kiện đặc thù, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép TP.HCM áp dụng quy định riêng do Thủ tướng quyết định để có thể mở cửa nền kinh tế.
Shipper nhận hàng tại quán phở trên đường Bùi Bằng Đoàn, quận 7, TP.HCM, để đi giao cho khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đó là một trong những nội dung kiến nghị trong văn bản do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xin ý kiến áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế.
Văn bản nêu, TP.HCM đánh giá cao nỗ lực xây dựng Hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Tuy nhiên với điều kiện đặc thù của TP.HCM kính đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép TP.HCM áp dụng quy định riêng do Thủ tướng quyết định để có thể mở cửa nền kinh tế. TP.HCM sẽ phối hợp cơ quan chức năng nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng.
Quan tâm ưu tiên vắc xin cho TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để sớm đạt độ bao phủ theo quy định của hướng dẫn.
Hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đang dự thảo và chỉnh sửa nhiều lần.
Theo bản dự thảo mới nhất, việc đánh giá nguy cơ của tỉnh, thành phố sẽ căn cứ trên các chỉ số. Trong đó chỉ số bắt buộc, gồm: ít nhất 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) có oxy y tế và 100% các xã có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng;
Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố.
Mặt khác các chỉ số phân loại cấp độ dịch gồm số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần và tỉ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19.
Dựa theo hai chỉ số này sẽ phân nguy cơ dịch của các tỉnh, thành theo 4 cấp: nguy cơ thấp (bình thường mới), nguy cơ trung bình, nguy cơ cao và nguy cơ rất cao. Tương ứng với từng cấp nguy cơ sẽ được áp dụng các biện pháp hành chính, y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.
Cụ thể các biện pháp hành chính quy định số lượng người tham gia hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà; giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải; lưu thông, vận chuyển hàng hóa; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; giáo dục, đào tạo đảm bảo phòng, chống dịch; cơ quan, công sở đảm bảo phòng, chống dịch; văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đám tang, đám cưới, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, các sự kiện biểu diễn văn hóa nghệ thuật, mittinh, phát động.
Biện pháp y tế quy định việc xét nghiệm, truy vết, tiêm vắc xin, cách ly, điều trị theo từng mức nguy cơ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với tình hình dịch bệnh tại TP.HCM hiện nay, nếu áp các chỉ số này vào để đánh giá nguy cơ dịch bệnh, TP.HCM sẽ nằm nhóm nguy cơ 3 hoặc 4. Như vậy các biện pháp được áp dụng sẽ rất hạn chế và việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ gặp khó khăn.
Trước đó, UBND TP.HCM đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM từ sau ngày 15-9-2021 để xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, tham vấn ý kiến chuyên gia, người dân.
Trong đó, TP dự kiến sẽ nới dần từng bước theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ được bảo vệ của người dân căn cứ hai trụ cột là tốc độ tiêm vắc xin và an toàn hệ thống y tế theo 3 giai đoạn, địa bàn.
Giai đoạn thí điểm từ 16-9 đến 30-9-2021; giai đoạn 1 dự kiến từ 1-10-2021 đến 31-10-2021; giai đoạn 2 dự kiến từ 1-11-2021 đến 15-1-2022 và giai đoạn 3 dự kiến sau 15-1-2022.
Theo kế hoạch này, lộ trình mở cửa nền kinh tế của TP.HCM phụ thuộc nhiều vào mức độ và khuyến nghị của ngành y tế về diễn biến dịch để có những điều chỉnh nới lỏng hoặc thắt chặt hơn.
TP chú trọng đến chính sách đặc thù cho người có "thẻ xanh COVID". Quan điểm của ngành y tế TP.HCM, chỉ cần tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (đối với vắc xin phải tiêm 2 mũi) và phải ít nhất 2 tuần sau tiêm hoặc người đã mắc COVID-19 và có giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly sẽ đủ điều kiện có thẻ xanh COVID.
TP cũng có kế hoạch triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội, đảm bảo các vấn đề xã hội cho người dân...
'Biệt đội' cập nhật thẻ xanh Covid Trong 9 ngày, nhóm của Nguyễn Đức Nghĩa đã giúp cập nhật thông tin tiêm chủng cho 6.000 người, trong đó hơn 1.600 có thẻ xanh Covid. Mấy ngày qua, chị Thanh Tâm, 33 tuổi, ở quận 1 đứng ngồi không yên khi đọc tin tức về kế hoạch đi lại sau ngày 30/9. Việc kinh doanh bất động sản của chị đã...