Lời thú nhận của một thanh niên 27 tuổi bị ung thư: Giới trẻ hãy tránh xa 3 điều này
Đây là một thanh niên 27 tuổi sau khi mắc bệnh ung thư đã viết trên trang cá nhân, kể về việc anh ta bị ung thư như thế nào? Tác giả đã viết lại và chia sẻ với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Tôi là Tiểu Đoàn, năm nay 27 tuổi và tôi bị bệnh bạch cầu lymphocytic T cấp tính, thường được gọi là ung thư máu. Bệnh của tôi là tỷ lệ mắc 0,67/100.000, phát bệnh quá 3 tháng thì coi như dính “án treo”, trên lâm sàng tỉ lệ sống sót là hơn 1 năm.
Từ Đình, một nam diễn viên nổi tiếng đã chết cách đây vài năm, hay Tần Tư Hạn, cảnh sát giao thông đẹp trai nhất Thành Đô cũng đã chết, theo tìm hiểu thông tin trên mạng tôi được biết họ đều mắc căn bệnh này. Do đó, mọi người nên biết rằng căn bệnh này nguy hiểm như thế nào.
Tại sao tôi lại bị ung thư?
Từ lúc bị bệnh đến nay, tôi luôn suy nghĩ một vấn đề, tại sao tôi lại mắc căn bệnh này? Tôi không đổ lỗi cho người khác, chỉ là do bản thân tôi mà ra. Y học hiện đại đã xác nhận rằng mỗi người đều có một gen ung thư, và việc khởi phát hay không phụ thuộc vào việc gen ung thư có được kích hoạt hay không. Tôi nghĩ rằng những thói quen xấu của tôi làm cho các gen ung thư trong cơ thể được kích thích một cách thuận lợi.
1. Căng thẳng, lo lắng đến mất ngủ
Tôi đang rất trách bản thân mình, bởi tôi thường tạo áp lực lớn cho bản thân. Do vậy, tôi luôn lo lắng, cẳng thẳng cả đêm không ngủ.
2. Đễn bữa ăn toàn mua đồ ăn bên ngoài
Giấc ngủ kém khiến tôi không thể dậy nấu ăn sáng và thường xuyên bỏ bữa sáng. Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc tại Quảng Châu. Áp lực cuộc sống ở thành phố rất lớn, nên đến bữa tôi thường mua thức ăn bên ngoài.
Thường xuyên mua đồ ăn sẵn bên ngoài cũng khiến bạn dễ mắc bệnh mãn tính.
3. Thường ngủ muộn, mất ngủ, thức khuya
Buổi tối là thời gian ít ỏi trong ngày tôi được thư giãn, do đó tôi không muốn đi ngủ sớm. Tự nhiên tôi đi ngủ muộn, thường xuyên thức khuya. Tôi không có thời gian ăn, không tó thời gian tập thể dục, tôi không có thời gian để nghỉ ngơi, cũng không muốn tiêu tốn nốt thời gian được lướt web, chơi game hay nói chuyện với bạn bè vào buổi tối.
Video đang HOT
Bởi vì tôi thấy xã hội hiện nay, không ít những người trẻ thức khuya, uống rượu, ăn uống không đúng bữa là điều bình thường. Nhiều người ngồi hoặc có thể nằm cả ngày, thích đi cầu thang máy thay vì đi bộ.
Cuối cùng tôi cũng rút ra được rằng, chính sự “lười” đã đẩy con người người đến nguy cơ bị mắc bệnh ung thư.
Sau khi bị bệnh tôi thấy rằng, không những bản thân phải chịu đau đớn vì những đợt phẫu thuật, hóa trị, tiêu tốn rất nhiều tiền của gia đình. Tôi mới biết rằng sữa khỏe đắt đỏ như thế nào. Nếu bạn cho tôi cơ hội lựa chọn, tôi chỉ cần khỏe mạnh, tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi không muốn nói quá nhiều, tôi chỉ cho mọi người lời khuyên: đừng thức khuya ăn đúng giờ tập thể dục vừa phải:
Đừng thức khuya nếu bạn không muốn bị ung thư.
1. Không thức khuya
Thức khuya thực sự sẽ giết chết mọi người, nếu tôi thực sự có thể đứng trước mặt bạn, tôi sẽ nắm lấy cổ áo của bạn và nói với bạn, đừng thức khuya! Thức khuya làm đảo lộn nhịp sinh học trong cơ thể gây suy giảm miễn dịch, kích thích não bộ thường xuyên, mất ngủ, gây hàng loạt các bệnh liên quan đến não, tim, các bệnh chuyển hóa như tiểu đường,… đồng thời là cơ hội tốt để các gen ung thư có điều kiện phát triển.
2. Ăn đúng giờ
Ăn uống thực sự là một vấn rất quan trọng. Để cho bạn một ví dụ, nếu bệnh nhân không thể ăn bất cứ thứ gì, anh ta sẽ không có nhiều thời gian sinh tồn, vì chức năng cơ thể không thể hoạt động, sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các vấn đề. Vì vậy, mọi người nên cố gắng ăn đúng 3 bữa mỗi ngày, ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, dạ dày được chăm sóc tốt, cơ thể mới thực sự khỏe mạnh.
Ăn uống thực sự là một vấn rất quan trọng.
3. Tập luyện vừa phải
Ít nhất tập luyện 30 phút mỗi ngày. Đừng ngồi lâu quá. Tôi biết rằng nằm trên ghế sofa thực sự thoải mái, nhưng sự thoải mái này sẽ khiến bạn đến gần hơn với cái chết. Nếu muốn khỏe mạnh, ngồi làm việc khoảng 1 tiếng hãy đứng dậy đi lại, vận động. Cố gắng mỗi ngày bỏ ra 30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi lội, hay tập thể dục nhịp điệu…
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Lời kể của nhà văn chung sống với ung thư: "Áp lực cuộc sống không phải là stress, thứ làm chết bạn là sự lo âu chứ không phải bệnh tật"
Áp lực cuộc sống là thứ có thể vùi dập con người, nhưng thứ khiến chúng ta bứt phá và phát triển, cũng chính là áp lực.
Câu chuyện vượt qua áp lực cuộc sống và stress của Nicholas Petrie - bệnh nhân chung sống với ung thư đồng thời là cây viết nổi tiếng trên tạp chí Harvard Business Review
Nicholas Petrie
Khi mới đôi mươi, tôi được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Các bác sĩ nói rằng dù cơ hội chiến thắng rất mong manh nhưng đừng thôi hi vọng.
Tôi trở về Nhật Bản, nơi mình đang làm việc và cố gắng án tử này đi. Hơn một năm sau, các khối u xuất hiện trở lại, lần này tế bào ung thư đã di căn vào gan. Sau khi nghiên cứu, các bác sĩ đã tìm ra một thủ thuật mới để loại bỏ chúng nhưng tôi biết rõ đây chỉ là phương án tạm thời.
Trong 6 tháng tiếp theo, cuộc sống của tôi bỗng biến thành địa ngục. Thứ đang làm chết tôi chính là sự lo lắng chứ không phải ung thư.
Sau đó, may mắn đã cho tôi gặp Tiến sĩ Derek Roger, người đã dành 30 năm cuộc đời để đi tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao trong những tình huống khó khăn, có người lại buông xuôi, trong khi người khác lại kiên nhẫn vượt qua?
Ông đã dạy cho tôi tất cả những gì mình biết, khi tôi bắt đầu áp dụng nó, nỗi lo lắng của tôi đã giảm, mặc dù bệnh tình của tôi không thay đổi. Trên thực tế, ung thư đã trở lại khoảng 5 năm trước nhưng đã được kiểm soát. Tôi chấp nhận sự thật và không còn lo lắng về nó nữa. Derek đã trở thành người cố vấn của tôi, trong 10 năm qua chúng tôi đã hỗ trợ cho hàng nghìn người, giúp họ vượt qua những giờ phút khó khăn nhất trong cuộc sống.
"Quá trình này bắt đầu bằng việc hiểu rằng stress không phải do người khác hoặc các sự kiện bên ngoài gây ra mà bởi phản ứng của bạn đối với chúng".
Tại chỗ làm, nhiều người đổ lỗi cho ông chủ, công việc, deadline, những cam kết trong hợp đồng hoặc việc phải cạnh tranh giành quyền lợi.
Tuy nhiên, hầu hết con người không nhận ra rằng: Áp lực không phải là stress!
Áp lực là một trong những yếu tố tạo nên cuộc sống này, con người ta sống và phát triển cũng một phần nhờ áp lực Stress chính là kết quả của việc cơ thể và suy nghĩ của bạn phản ứng lại với những yếu tố bên ngoài. Hãy loại bỏ thói quen đó bằng những cách sau đây:
Thức tỉnh cả thể chất lẫn tinh thần
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có trạng thái "waking sleep" - bạn thức dạy, làm mọi việc như bình thường nhưng sự thật là tâm trí không được tỉnh táo. Mau quên, thiếu tập trung, cảm thấy mơ hồ... là hậu quả của trạng thái này. Hãy phá vỡ nó, đứng dạy và đi lại, vỗ tay, thậm chí là hát một bài. Ngoài ra có thể sử dụng các giác quan: nghe nhìn, ngửi... rồi bạn sẽ thực sự thức tỉnh.
Kiểm soát sự chú ý của bản thân
Khi bạn bị áp lực, sự chú ý của bạn bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn, tương tự như con chuột hamster trên một bánh xe. Hãy lấy giấy, vẽ một vòng tròn và viết vào bên trong những điều bạn có thể kiểm soát được.
Bạn luôn có quá nhiều công việc cần phải làm, nhưng không phải việc nào cũng quan trọng như nhau. Có những việc bạn buộc phải làm ngay nhưng cũng có những công việc bạn có thể thong thả giải quyết sau. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu người khác làm giúp.
Vì vậy, xác định mức độ ưu tiên của công việc, tính chất quan trọng của chúng giúp bạn có thể kiểm soát mọi thứ tốt hơn, giải tỏa những bế tắc, căng thẳng.
Cho qua những điều không đáng để tâm
Một cuộc sống tồn tại nhiều mâu thuẫn chắc chắn không thể cho bạn cảm giác bình yên, do đó, để giúp đỡ chính mình, bạn cần học cách nhẫn nhịn, bỏ qua những thứ lặt vặt không cần thiết.
Cuối cùng, giúp đỡ người xung quanh không chỉ khiến cuộc sống quanh bạn tốt đẹp hơn mà còn khiến chính bạn có chút tự hào về bản thân. Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính bạn đạt được một cuộc sống thoải mái hơn.
Trong khi phải vật lộn với bệnh ung thư, tôi phải mất vài năm để tập luyện bản thân để làm theo các bước này. Nhưng cuối cùng nó cũng có hiệu quả. Mức căng thẳng của tôi giảm đi, sức khỏe của tôi đã được cải thiện, sự nghiệp đã bắt đầu tiến triển và quan trọng nhất tôi thấy mình hạnh phúc hơn.
Rồi một ngày bệnh tật cướp sẽ đi mạng sống, nhưng tôi vẫn có thể mỉm cười vì đã kiên cường sống chung với nó.
Theo Harvard Business Review/Helino
Các phương pháp y học cổ truyền giúp hỗ trợ điều trị ung thư Việc kết hợp hài hòa giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho người bệnh, góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại. Các phương pháp Y học cổ truyền giúp hỗ...