Lợi thế tiếng Anh khi xét tuyển đại học
Trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vừa qua, nhiều trường ĐH lớn và những ngành đặc thù, những ngành kỹ thuật công nghệ bắt đầu bổ sung thêm môn tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển.
Điều này không chỉ giúp các trường thuận lợi trong đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế mà còn giúp sinh viên thuận lợi hơn trong học tập, ra trường có cơ hội tìm việc làm, thu nhập cao hơn.
Có chứng chỉ quốc tế là lợi thế
Theo Đề án tuyển sinh năm 2020 mà Trường ĐH Y Dược TPHCM vừa công bố, trường có 2 phương thức xét tuyển: kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (phương thức 1) và xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (phương thức 2).
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết, phương thức 2 (chiếm 25% chỉ tiêu của từng ngành) áp dụng cho 4 ngành gồm Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng (năm 2019 chỉ có ngành Y khoa và Dược học). Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi có tổng điểm thi của 3 bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học hoặc Toán, Vật lý, Hóa học và các điểm ưu tiên (nếu có) bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) do Bộ GD-ĐT xác định; có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.
Nhà trường sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo quy định và bổ sung hồ sơ trực tiếp tại trường (bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh quốc tế), không qua bưu điện hay các hình thức khác; dự kiến từ ngày 24-8 đến 26-8-2020. Điểm trúng tuyển của phương thức 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương thức 1 trong cùng một ngành là 2 điểm.
Video đang HOT
Mô tả ảnh
Tương tự, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM quy định điều kiện đăng ký xét tuyển vào ngành Khúc xạ nhãn khoa là điểm kỳ thi THPT môn tiếng Anh đạt từ điểm 7.0 trở lên (phải học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy). Đồng thời trường cũng đã công bố tiêu chuẩn phụ dùng để xét tuyển nếu thí sinh đồng điểm, theo thứ tự sau: đầu tiên là điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngoại ngữ; điểm trung bình chung lớp 12 THPT; điểm thi tốt nghiệp THPT môn Văn.
Trong khi đó, tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) có 18 ngành trong chương trình đào tạo chất lượng cao và tiên tiến thì 9 ngành liên kết quốc tế với điều kiện đầu vào là thí sinh phải có IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 79. Tổng chỉ tiêu cho chương trình này chiếm từ 1%-5% tổng chỉ tiêu năm 2020.
Hay như Trường ĐH Ngoại thương có 5 phương thức xét tuyển, trong đó 2 phương thức xét tuyển kết hợp: chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại (dự kiến xét tuyển trong tháng 6-2020); chứng chỉ tiếng Anh với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (điều kiện tiếng Anh phải đạt IELTS từ 6,5 điểm trở lên).
Tín hiệu đáng mừng
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết, điều kiện tiếng Anh không chỉ cần thiết ở đầu vào mà cả quá trình đào tạo lẫn khi sinh viên ra trường hay muốn học lên cao. Trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật liên tục thì nhiều ngành bắt buộc sinh viên cần có năng lực ngoại ngữ để học tập, tra cứu tài liệu. Tuy nhiên, nhà trường sẽ tiến hành hậu kiểm và xác minh các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Ngay cả khi sinh viên trúng tuyển mà chứng chỉ không đúng với quy định hoặc giả mạo thì thí sinh sẽ bị loại.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng, ngày càng có nhiều ngành xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh là tín hiệu rất tốt, bởi hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, kiến thức ở một số lĩnh vực cập nhật mới liên tục nên sinh viên không có tiếng Anh không thể theo kịp, thậm chí khi ra trường không đủ trình độ tiếng Anh cũng khó đáp ứng yêu cầu công việc.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, đưa tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển là lựa chọn đúng đắn để góp phần cải thiện khả năng làm việc của sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các trường phải có sự cân nhắc về chỉ tiêu vì có thể tạo ra sự không công bằng giữa các thí sinh ở những vùng khó khăn. Do đó, ngoài việc cân đối chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển có tiêu chí tiếng Anh, các trường có thể có chính sách lấy điểm chuẩn tiếng Anh thấp hơn đối với thí sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Tư vấn mùa thi phát trên đài truyền hình địa phương
Từ hôm nay 1.6, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên thực hiện năm 2020 sẽ phát sóng trên các đài phát thanh - truyền hình địa phương, đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và YouTube của Báo Thanh Niên.
Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên thực hiện năm 2020 sẽ phát sóng trên các đài phát thanh - truyền hình địa phương - CMH
Do tác động của dịch bệnh Covid-19, khung thời gian năm học 2020 - 2021 và thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được điều chỉnh phù hợp. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19, chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm nay xây dựng thêm phương thức tư vấn trên truyền hình địa phương nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho học sinh, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích và nhanh nhất giúp học sinh nắm bắt về thông tin thi tốt nghiệp THPT và chọn trường xét tuyển vào CĐ và ĐH.
Cụ thể, chương trình sẽ truyền hình trực tiếp trên các đài PT-TH địa phương (khu vực Đông Nam bộ và Tây nguyên) đồng thời truyền hình trực tuyến trên internet tại các địa chỉ thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và kênh YouTube của Báo Thanh Niên. Với việc ứng dụng công nghệ trong thực hiện, học sinh và phụ huynh có thể theo dõi thông tin trực tiếp hoặc xem lại toàn bộ nội dung chương trình ngay tại nhà qua truyền hình hoặc internet.
Khách mời đến từ các trường ĐH và CĐ tham gia chương trình sẽ thông tin tới học sinh những điểm mới nhất trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay, cách thức xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển cao vào các trường và giải đáp băn khoăn của thí sinh trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Chương trình Tư vấn mùa thi này sẽ được phát vào chiều thứ bảy và chủ nhật trên đài PT-TH các tỉnh gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk (khung giờ lúc 15 - 16 giờ), và truyền hình trực tiếp các đài PT-TH: Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận (khung giờ lúc 16 - 17 giờ), để học sinh thuận tiện theo dõi.
Trước đó, chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi 2020 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Đồng Nai thực hiện đã diễn ra tại Trường ĐH Đồng Nai thu hút hơn 10.000 học sinh và gần 70 trường ĐH, CĐ tham gia. Chương trình cũng đã đến với học sinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong tháng 1.2020.
Chương trình Tư vấn mùa thi được tổ chức trong 23 năm qua, là hoạt động xã hội rộng lớn giúp hàng triệu học sinh tìm hiểu thông tin về kỳ thi xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xét bằng điểm học bạ cơ hội trúng tuyển có cao? Rất nhiều câu hỏi về ngành nghề, phương thức xét tuyển, cơ hội việc làm... đã được các chuyên gia tư vấn đến từ các trường ĐH, CĐ giải đáp cho thí sinh trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức. Năm nay các trường đều tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ -...