Lối sống thiếu lành mạnh ‘đe dọa’ hệ tiêu hóa của người Việt
Ngày nay, với lối sống hiện đại và công việc ngày càng áp lực, mọi người đôi khi bị cuốn vào công việc mà không quan tâm đến sức khoẻ bản thân, như bỏ bữa, hoặc ăn uống không đúng cách.
Hầu hết bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ tiêu hóa khi bệnh đã có biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày…
Chia sẻ từ chị K.Y (25 tuổi, TP.HCM): “Tôi làm việc trong ngành quảng cáo được gần 3 năm. Với cường độ làm việc cao, tôi ăn uống khá thất thường, hay thức khuya và đôi khi bỏ bữa. Thời gian gần đây, công việc áp lực khiến những cơn stress ngày càng nhiều hơn. Cứ căng thẳng thì bụng tôi lại càng đau, trào ngược dạ dày và ăn không nổi. Đi nội soi thì tôi phát hiện mình viêm loét dạ dày, nếu kéo dài có nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày khiến cho tôi phải giật mình kinh hãi” – đây cũng là thực trạng chung về các vấn đề tiêu hóa của nhiều người trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay.
Hệ tiêu hóa trong cơ thể người dài 6,5 mét đi qua nhiều bộ phận như khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, túi mật… đảm trách nhiều chức năng quan trọng như chứa thức ăn – tiêu hóa – hấp thụ dinh dưỡng – đào thải. Nhưng với nhịp sống bận rộn, hệ tiêu hóa thường không được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày. Trong đó, số lượng nữ giới gặp các vấn đề tiêu hóa cao gấp đôi nam giới.
Ngoài chức năng tiêu hóa, bạn có biết hệ tiêu hóa còn tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ, tâm trí và sức khỏe thể chất khi có đến 95% serotonin – một loại hormone đem lại cảm giác vui vẻ, được sản xuất ở ruột? Do đó, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống, cả thể chất và tinh thần.
Từ năm 1958, ngày 29.5 hằng năm được chọn là ngày Sức khỏe tiêu hóa thế giới. Trong dịp này, hãy tìm hiểu xem chúng ta đã có những thói quen đúng cách để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình chưa nhé.
Mối lo về bệnh tiêu hóa
Một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến là đau dạ dày. Theo một khảo sát thực hiện tại Việt Nam, gần 1/3 số người tham gia bị đau/loét dạ dày và thường xuyên phải chịu đựng các triệu chứng của đau dạ dày với các biểu hiện như ợ chua, đầy hơi, đau thượng vị, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa…
Bệnh dạ dày nói riêng, bệnh tiêu hóa nói chung có thể gặp ở nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau. Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như: Sử dụng rượu bia, thuốc lá; Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm; Ăn nhiều thực phẩm cay, chua; Chế độ sinh hoạt không khoa học, căng thẳng thần kinh; Giấc ngủ kém…
Video đang HOT
Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu tiêu hóa bất ổn định như đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn…, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và áp dụng các biện pháp kiểm soát cơ bản như thuốc không kê toa hoặc nhờ đến tư vấn của Dược sĩ nhà thuốc.
Khi trở thành bệnh mạn tính, đau dạ dày có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như: Thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang trẻ hóa, bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm đến 20 – 25%. Lúc này, người bệnh cần tìm đến sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tuân theo phác đồ điều trị được chỉ định.
Ăn khỏe sống vui
Để không trở thành nạn nhân của các bệnh dạ dày, mỗi người cần thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học bao gồm: Ăn uống đúng giờ; hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ảnh hưởng đến dạ dày (thức ăn quá cay hoặc quá chua, chất kích thích,…), thường xuyên ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thức ăn chế biến; Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng; Tập thể dục thường xuyên,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần có sự kiên trì và ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân bằng những thói quen có ích cho sức khỏe như hạn chế đồ uống có cồn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh nguy cơ nhiễm trùng, ăn thực phẩm đã được nấu chín.
Hưởng ứng ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới, hãy dành cho bản thân 1 “món quà” bằng cách khởi đầu ngày mới với những thói quen tốt cho sức khỏe dạ dày như: Ăn một bữa sáng đủ chất; Uống đủ nước; Học cách điều chỉnh cảm xúc để giảm căng thẳng trong công việc; Chăm sóc vệ sinh cá nhân để tránh nhiễm khuẩn; Tích cực vận động dưới bất kỳ hình thức nào như chạy bộ, đạp xe, cardio… để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Theo Thanh niên
Có khoai sọ, gừng trong nhà không sợ bệnh dạ dày 'hỏi thăm' dịp Tết
Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để bệnh dạ dày không 'hỏi thăm' dịp Tết.
Mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để bệnh dạ dày không 'hỏi thăm' dịp Tết.
Tết đến xuân về là dịp cao điểm trong việc ăn uống, tiệc tùng, dẫn đến nhiều người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Để đối phó với vấn đề này, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để hỗ trợ chữa bệnh.
Khoai sọ - "bạn thân" của người đau dạ dày
Khoai sọ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày rất tốt
Một trong những tác dụng tốt của khoai sọ với sức khỏe được chuyên gia Đông y đánh giá cao chính là hỗ trợ chữa viêm, loét dạ dày.
Theo các chuyên gia về đông y, khoai sọ có tính bình, vị bộ phận là kinh tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng. Cả 3 bộ phận này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, hay bị đau bụng....
Khoai sọ bổ tỳ, vị nên giúp tăng chất lượng dịch vị tiêu hóa, kết hợp với lượng chất xơ phong phú sẽ giúp quét sạch ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại, trực tràng.
Còn theo khoa học hiện đại, khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ khoai sọ như luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp, nấu cùng các món ăn khác cho cả gia đình. Những người đau dạ dày nên ăn nhiều hơn.
Trà gừng giảm đau dạ dày hiệu quả
Gừng có tác dụng xoa dịu dạ dày rất tốt
Gừng là một trong những phương thuốc tốt nhất được biết đến để xoa dịu dạ dày bị kích ứng. Theo y học hiện đại, gừng giàu chất chống viêm giúp tăng cường các chất tiêu hóa và giúp trung hòa axit dạ dày. Nó giúp kích thích sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó loại bỏ khí thừa từ đường ruột.
Theo các chuyên gia đông y, nước ép gừng có thể giúp xử lý tốt một cơn đau dạ dày và chứng đầy hơi. Chỉ cần pha nước ép gừng với một ly nước ấm và một ít đường để giảm đau dạ dày.
Ngoài ra khi dạ dày khó chịu, có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng,... Khi mắc phải các triệu chứng này, bạn hãy pha vỏ cam với gừng để uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần.
Vỏ cam chứa nhiều vitamin C và các loại tinh dầu, giúp lưu thông khí huyết, chống nôn, hạ huyết áp và các tác dụng khác. Trong khi đó, gừng lại có tác dụng điều trị chứng đổ mồ hôi lạnh, làm ấm dạ dày, chống nôn và đặc biệt là chống nôn mửa.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý không nên uống trà gừng khi đói, đôi khi nó có thể gây kích thích dạ dày với biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa. Đây không phải là một phản ứng hay gặp nhưng có thể xảy ra.
Diệp Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Ăn uống sai cách, dễ bị sỏi mật Sỏi mật là bệnh thường gặp rất nguy hiểm và thường tái phát sau điều trị. Người bệnh rất lo sợ mà không biết chính những thói quen ăn uống tưởng vô hại, thậm chí bồi bổ cho cơ thể lại là tác nhân gây bệnh sỏi mật. Một ca mổ nội soi bệnh nhân bị sỏi mật. Do thói quen ăn uống...