Lời nói của bác sĩ cũng là thuốc
Sau hơn 20 năm làm bác sĩ, tôi nhận thấy ngoài việc cho thuốc điều trị bệnh nhân, còn một loại thuốc không kém phần quan trọng chính là lời nói của người thầy thuốc.
Chỉ một lời động viên của bác sĩ có thể cứu cả mạng sống của bệnh (Ảnh minh họa)
Thứ nhất, lời nói của thầy thuốc giúp cứu sống bệnh nhân. Cách đây không lâu, một bé gái 6 tuổi bị bệnh sốt xuất huyết nặng biến chứng suy hô hấp. Bác sĩ cho cháu thở oxy với áp lực cao. Bé nhất định không chịu, vùng vẫy, lấy tay bứt ống oxy và la hét dữ dội. Thấy vậy bác sĩ trực lấy dây nilông buộc tay chân bé, nhưng đầu bé vẫn lắc qua lắc lại làm sút ống oxy.
Bác sĩ trực mời hội chẩn trong khoa, một bác sĩ khá lớn tuổi đến bên giường bé, lấy tay vuốt mái tóc rối bù của bé và nhẹ nhàng nói: “Bác sĩ biết con rất sợ và khó chịu khi phải thở ống oxy này. Con cố lên nhé, chịu khó thở một chút thì sẽ khỏe. Bác sĩ bảo đảm với con không có đau đớn gì hết. Bây giờ con giả bộ làm như mấy người thợ lặn nha, đeo ống oxy và bơi dưới nước, bác sĩ sẽ bơi với con nữa”.
Nói rồi ông bác sĩ lấy ống oxy giả bộ gắn lên mũi của ông. Bé gái gật đầu đồng ý thở oxy gắn trên mũi, không la hét nữa, sau đó ông lần lượt mở các sợi dây buộc tay chân bé gái ra. Tình trạng khó thở của bé giảm dần và sau đó khỏi bệnh.
Thứ hai, lời nói của thầy thuốc làm bệnh nhẹ đi. Một bé trai mới học lớp 5 vào viện vì lừ đừ, không tiếp xúc. Bà mẹ sợ hãi khóc mếu máo nói với bác sĩ là bà nghĩ bé bị bệnh tay chân miệng có biến chứng thần kinh, giờ con sắp vào hôn mê. Bác sĩ khám kỹ, kêu cháu há miệng, rọi đèn vào họng rồi xem bàn tay, bàn chân, nghe tim, đếm nhịp thở… thấy tất cả đều bình thường, chỉ có họng đỏ và một số vết muỗi cắn ở cánh tay.
Video đang HOT
Bác sĩ gọi bé dậy hỏi: “Con mệt hả, sao không nói chuyện với bác?”. Cháu bé nhìn bác sĩ lo lắng: “Con nghe mẹ nói con bị nặng lắm, não sẽ hư, chắc con sắp điên nên con thấy chán như con gián, hổng muốn nói chuyện với ai!”. Bác sĩ ôn tồn giải thích: “Con chỉ bị viêm họng nhẹ, ngồi dậy kiếm hủ tiếu ăn vô thì khỏe liền”. Nghe vậy hai mẹ con mừng rỡ, đứa bé ra cửa kêu đi ăn lẹ lẹ!
Thứ ba, lời nói thầy thuốc làm an lòng gia đình người bệnh. Một bé gái 10 tuổi vào viện vì sốt lạnh run. Bác sĩ chẩn đoán viêm họng, điều trị bảy ngày mà bé vẫn sốt. Bác sĩ cho làm các xét nghiệm, kết quả bé bị bệnh thương hàn. Nghe nói vậy, ba bé giận lắm và mất lòng tin ở bệnh viện này, quyết liệt xin lên tuyến trên điều trị. Bác sĩ điều trị báo cáo ban lãnh đạo khoa xin ý kiến.
Bác sĩ lãnh đạo khoa cẩn thận xem hồ sơ, rồi khám tỉ mỉ cho bé, sau đó giải thích với ba của bệnh nhi về các triệu chứng của bệnh, đồng thời nói thêm: “Bệnh này ở khoa chúng tôi hoàn toàn điều trị được, thuốc men không khác bệnh viện tuyến trên. Do đó tôi đề nghị anh cho cháu ở lại tiếp tục điều trị theo chẩn đoán mới. Ở đây các bác sĩ có thời gian theo dõi mấy ngày qua, các xét nghiệm đã làm rồi, tôi bảo đảm với anh cháu sẽ khỏi bệnh trong vòng một tuần nữa”.
Nghe vị bác sĩ lãnh đạo giải thích cặn kẽ, ba của bé như trút đi sự lo lắng lẫn giận hờn, đồng ý để con mình ở lại điều trị.
Quả thật lời nói của thầy thuốc trở thành liều thuốc tốt, không mất tiền mua mà kết quả thật kỳ diệu.
Theo BS Nguyễn Thành Úc
Tuổi Trẻ
Nghề y không chỉ để mưu sinh!
Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật, chuyên lo trị bệnh cứu người. Người xưa đã khuyên dạy rất nhiều về y đạo, y đức của người thầy thuốc. Vì sao gần đây lại xảy ra quá nhiều chuyện đau lòng cho người bệnh mà lỗi lầm lại do thầy thuốc gây ra?
"Nếu như sai sót của thầy thuốc do yếu kém chuyên môn, không phát hiện được bệnh còn có thể châm chước, nhưng sai sót về tinh thần phục vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử thì hoàn toàn không thể chấp nhận được mà phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc".
Vì sao gần đây vấn đề y đức của thầy thuốc lại trở nên đáng báo động như vậy, thưa ông?
Người xưa răn dạy rất nhiều về y đạo, y đức, y nghiệp của người thầy thuốc. Còn hiện nay các sinh viên y khoa, các thầy thuốc có được học tập, rèn luyện về y đức không, thưa ông?
Phải chăng khâu tuyển sinh, đào tạo thầy thuốc còn nặng điểm số, chưa coi trọng chọn người đến với nghề vì tình thương đồng loại, vì tâm nguyện cống hiến cứu người, mà đơn giản chọn là do nghề y được xã hội trọng vọng, có thu nhập khá?
Thưa ông, làm thế nào để nâng cao hơn nữa y đức của người thầy thuốc? Làm sao để người bệnh khi đến bệnh viện là thật sự được đến nhà thương, được gặp những thầy thuốc biết đau với nỗi đau của người bệnh?
Thưa ông, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành quy định 12 điều về y đức. Thế nhưng vì sao trên thực tế vẫn còn không ít thầy thuốc chưa thấm nhuần và thực hiện được quy định này?
Ông có ý kiến thế nào về các quy định xử lý, chế tài thầy thuốc có sai phạm về y đức hiện nay?
Ở một số bệnh viện, nhiều trường hợp vi phạm y đức mới dừng lại ở việc nhắc nhở, khiển trách, mất thi đua, cắt thưởng... của người thầy thuốc. Tôi cho rằng đây chỉ là các biện pháp tạm bợ. Không thể lấy các hình thức xử lý này, kể cả phạt tiền, bắt bỏ tù, để răn đe và buộc các bác sĩ phải tuân thủ y đức, mà điều quan trọng là làm sao cho thầy thuốc nhận thức được sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang của mình. Khi đã ý thức được điều đó thì họ sẽ tự giác làm tốt sứ mệnh của mình.
Dù thế nào cũng không nên dùng "luật rừng" Vừa qua xảy ra nhiều vụ việc với những hành vi của thân nhân người bệnh làm xói mòn tình người, xói mòn tình cảm giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Như vụ đập phá nhà bác sĩ ở Năm Căn, Cà Mau hay vụ sát hại bác sĩ ở Thái Bình, do người nhà nạn nhân bực tức xử lý theo kiểu giang hồ, vi phạm pháp luật. Chúng ta không bao che cho sai trái của thầy thuốc, nhất là những sai trái do thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử thiếu tình người. Tuy nhiên, dù gia đình có mất mát to lớn thế nào cũng không nên sử dụng "luật rừng" để giải quyết bức xúc. Hãy để luật pháp làm nhiệm vụ của mình, không thể giải quyết theo kiểu thù hằn cá nhân. Nếu thầy thuốc có thiếu sót trong thái độ giao tiếp, hành xử công việc thì thân nhân nên trao đổi thẳng thắn với người có trách nhiệm tại bệnh viện. Và lãnh đạo bệnh viện cũng không nên bao che sai phạm mà cần chú ý lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý nghiêm minh thầy thuốc có sai phạm.
Theo Lê Thanh Hà
Tuổi trẻ
Mua thuốc như mua... kẹo! Nhiều bác sĩ, nhà quản lý dược đã phải thốt lên như vậy trước tình trạng hiện nay người dân đang tự làm "thầy thuốc" kê đơn cho chính mình và dùng thuốc không cần kê đơn một cách... tùy hứng! Tự kê, "ké" đơn thuốc Tại một nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM), một khách hàng đến mua một...