Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì
Trẻ thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Béo phì ở trẻ em nếu không phòng và điều trị sớm sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Béo phì ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bên cạnh việc tập luyện, thể dục thể thao hàng ngày thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng béo phì.
Tại sao trẻ bị thừa cân, béo phì?
Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể quá mức so với cân nặng chuẩn tương ứng với chiều cao. Béo phì là một tình trạng tăng cân không do phát triển cơ bắp mà do tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Trẻ bị thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều năng lượng: chất ngọt, chất béo, tinh bột, ăn nhiều đồ xào rán, thức ăn chế biến sẵn….; có thói quen ăn uống không tốt như ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, ăn nhiều, hay ăn vặt, ăn vào bữa tối muộn, ăn nhiều vào bữa tối, không ăn rau xanh, không ăn bữa sáng…; ít vận động, tập thể dục thể thao, thường xuyên xem tivi, điện thoại, chơi điện tử, đọc truyện…; ngủ đêm ít, ngủ ngày nhiều…
Tác hại của béo phì
Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, đi lại khó khăn, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng… Người béo phì thường đi kèm với cholesterol cao, gây xơ hóa lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa: gan thoái hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.
Video đang HOT
Người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, khó thở khi gắng sức, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều. Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, cong xương đùi, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, dễ mắc bệnh gút….
Những thực phẩm người thừa cân, béo phì nên và không nên ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh béo phì
Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực là cách điều trị béo phì tốt nhất. Nên ăn theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ăn thịt nạc, cá, thịt da cầm bỏ da, tôm, đậu phụ… Nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường.
Bữa sáng nên ăn nhiều để tránh trẻ ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thực phẩm cơ bản giàu chất xơ. Khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp.
Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều các bữa sau sẽ gây tích lũy mỡ nhanh hơn. Nhai kỹ và chậm khi ăn. Kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ không quá no.
Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì. Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng, cầu lông, bơi lội, đi bộ, leo cầu thang…
Khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón, làm việc nhà như dọn dẹp, lau chùi nhà cửa… Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cũng không nên bắt trẻ ngồi học nhiều.
Những điều nên tránh
Không uống các loại nước ngọt có gas. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, kem, mứt, chocolate, sữa đặc có đường… Không dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng bơ, phomat, bánh kẹo, nước ngọt trong nhà… Không ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. Lưu ý: Trẻ dưới 12 tuổi không dùng thuốc giảm béo.
Dự phòng béo phì ở trẻ
Đối với trẻ nhỏ chủ yếu nuôi bằng sữa mẹ, bú sữa mẹ ít có nguy cơ béo phì hơn sữa bò. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, nên tạo cho trẻ thói quen ăn rau từ nhỏ, không cho trẻ ăn quả ngọt, uống nước ngọt… Đối với trẻ lớn giáo dục cho trẻ lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao. Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can thiệp kịp thời, tránh béo phì.
Béo phì ở trẻ em có thể do viêm não
Nghiên cứu mới của Đại học Yale phát hiện những rối loạn trong trung tâm khen thưởng và vui thích của não bộ dẫn đến việc ăn quá nhiều gây béo phì ở trẻ em.
Chứng viêm não làm giảm cảm giác lo lắng đến tác động sức khỏe tiêu cực của đồ ăn có đường, khiến trẻ và có thể cả người lớn đều thích ăn nhiều hơn những đồ ăn không có lợi - Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trong nghiên cứu được công bố trên trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 12-10, các nhà khoa học từ Đại học Yale (Hoa Kỳ) cho biết tình trạng viêm ở một phần não liên quan đến việc ăn uống quá nhiều và béo phì ở một số trẻ em.
Theo đó, nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu não của hơn 5.000 trẻ em trên khắp thế giới bằng kỹ thuật MRI mới và phát hiện "dấu hiệu viêm não" ở những đứa trẻ thừa cân béo phì.
Họ phát hiện rằng khi một phần của não, nơi được gọi là "trung tâm khen thưởng và vui thích" tích tụ nhiều tế bào và có dấu hiệu viêm, trẻ sẽ luôn vui thích và muốn được ăn ngày càng nhiều thực phẩm không lành mạnh. Những đứa trẻ này thường sẽ thừa cân chỉ trong vòng một năm sau đó.
Nhà khoa học Richard Watts - thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết chứng viêm này làm giảm cảm giác lo lắng đến tác động sức khỏe tiêu cực của đồ ăn có đường, khiến trẻ và cả người lớn đều thích ăn nhiều hơn những đồ ăn không có lợi.
Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn: viêm não nên ăn nhiều thực phẩm không có lợi, béo phì và càng muốn ăn thêm nữa các thực phẩm đó.
Những đứa trẻ có mật độ tế bào trong trung tâm khen thưởng não bộ càng cao thì vòng bụng càng lớn, chỉ số khối cơ thể cũng tăng lên rất nhanh.
Các nghiên cứu trước đây trên động vật cũng đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến viêm não và tăng số lượng tế bào thần kinh đệm. Sự gia tăng các tế bào này có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở động vật.
Theo các nhà khoa học, tỉ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng gấp 4 lần trong vòng 40 năm qua và một phần là do thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thực phẩm không lành mạnh.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được chính xác cơ chế hoạt động của não bộ đằng sau vấn đề này, nhưng đây là một phát hiện mới để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học thần kinh làm tăng cân ở trẻ em.
Điều này sẽ rất quan trọng để cung cấp thông tin về các chiến lược can thiệp sớm và ngăn ngừa béo phì.
Những quan niệm sai lầm về cholesterol Một số người thường nhắc đến cholesterol như một nguyên nhân gây ra các bệnh như tim, đột quỵ,... Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi lượng cholesterol trong máu dư thừa hơn mức cần thiết. Trên thực tế, cholesterol là một chất tự nhiên trong cơ thể và nó cần thiết cho sức khỏe. Dưới đây là những quan niệm...