Lời khuyên dạy con lạ đời của anh “Chánh Văn” Hoàng Anh Tú: Muốn trẻ thích học, phụ huynh hãy trở thành những bố mẹ nhàn rỗi!
“Nhưng phải có cách nào cho trẻ thích học? Chả có nhẽ mặc kệ nó học dốt? Làm sao mà bố mẹ có thể bỏ mặc con cái được kia chứ? Chỉ câu hỏi đó cũng đủ thành đề tài hot có thể đi diễn thuyết 63 tỉnh thành và làm đủ 500 cái talkshow cũng không hết”.
Chuyện học hành của con cái là mối bận tâm hàng đầu của bố mẹ. Trong xã hội còn coi nặng chuyện bằng cấp, đi đâu xin việc cũng chào hỏi nhau bằng cái bằng thì lo cho con học giỏi, lo cho con đỗ đại học hàng top là chuyện phụ huynh nào cũng trăn trở. Nhưng đâu phải ai cũng sinh ra được người con có trí tuệ vượt bậc, con học dốt, lười biếng, chán học thì cha mẹ nào cũng đau đáu, xấu hổ, vật vã. Học giỏi chưa chắc đã thích học đã vậy học kém thì con trẻ phải chán chường việc học như thế nào. Nhưng làm sao để trẻ thích học?
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, anh “Chánh Văn” Hoàng Anh Tú đã có những lời khuyên chân thành về chủ đề này. Anh chia sẻ khi gặp trường hợp trẻ ghét học, bố mẹ nên áp dụng 3 nguyên tắc vàng sau: Hãy coi việc học là trách nhiệm của con; không tạo áp lực, không ngừng tạo động lực và cuối cùng cho con thấy mục đích việc học là điều cần thiết.
Nguyên văn bài đăng của anh Hoàng Anh Tú như sau:
Chuyên gia giáo dục, diễn giả thường xuyên trong chuyên mục dạy con của Café Sáng với VTV3 với hơn 12 năm kinh nghiệm trong mục tư vấn tâm lý của tờ báo tuổi teen Hoa Học Trò – tác giả Hoàng Anh Tú.
“ HÃY TRỞ THÀNH NHỮNG BỐ MẸ NHÀN RỖI
Những ngày, chạy tour từ Hà Nội vào Hải Phòng tạt Đà Nẵng ghé Sài Gòn, gặp gỡ đến hơn 400 phụ huynh, nói chuyện đến khản cả cổ xoay quanh chuyện học hành của con cái – cuộc chiến của phụ huynh. Tôi mới thấy, nhiều cha mẹ coi chuyện học hành của con như một nhiệm vụ hàng đầu trong đời làm cha, làm mẹ của mình. Con học giỏi, tự giác học thì cha mẹ tự hào, hãnh diện. Con học dốt, lười biếng, chán học thì cha mẹ đau đáu, xấu hổ, khổ sở, vật vã. Chuyện học của con trở thành nỗi lo lắng của cha mẹ.
“ Làm sao cho trẻ thích học?“. Chỉ một câu hỏi đó thôi cũng đủ thành đề tài hot có thể đi diễn thuyết 63 tỉnh thành và làm đủ 500 cái talkshow cũng không hết. Và tôi, trong chuyến đi 4 thành phố lớn cũng đã không trả lời được việc làm sao để trẻ thích học. Có lẽ là bởi từ bé tôi cũng không phải là kẻ thích học. Trong số hơn 400 phụ huynh tôi gặp gỡ, tôi nghĩ cũng đến 90% số đó hồi bé cũng không thích học chút nào cả. Bởi thứ ở trường công đang dạy trẻ hiện nay thật sự khó tìm thấy hứng thú với trẻ. Chưa kể nhiều thứ, kể cả môn tiếng Anh, những công thức ngữ pháp, 12 thì hay 365 động từ bất quy tắc… muốn nhớ được nó thật khó khăn xiết bao. Trẻ đã không tìm thấy hứng thú học lại gặp sức ép từ tiếng quát của bố, cái lừ mắt của mẹ, luật lệ hà khắc của thầy cô…
Nhưng. Nhưng phải có cách nào chứ, phải không? Chả có nhẽ mặc kệ nó học dốt? Làm sao mà bố mẹ có thể bỏ mặc con cái được kia chứ? Nên tôi bày cách thế này, bằng sự hiểu biết có hạn của mình, tuỳ cha mẹ lựa chọn mà áp dụng:
1. Việc học là của con – Trách nhiệm thuộc về con
Phải rất rõ ràng ngay từ đầu là như thế. Dạy con hiểu trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Như cha mẹ đi làm vì trách nhiệm phải kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Con đi học vì đó là trách nhiệm của con. Con học dốt con phải tự chịu trách nhiệm. Bố mẹ không phạt con mà là con phải tự chịu trách nhiệm. Bình thường ở nhà con được xem tivi 2 tiếng chẳng hạn hay con sẽ được miễn giảm một số công việc để tập trung vào học. Thì nếu con điểm kém, học dốt, con phải lao động thay cũng như bị giảm trừ những quyền lợi con có. Ví dụ như tivi sẽ không được xem. Ví dụ như sẽ phải làm việc nhà nhiều hơn, vất vả hơn. Nó là công bằng. Lũ trẻ luôn cần sự công bằng như thế. Học giỏi thì được nhiều quyền lợi. Học dốt thì vừa mất quyền lợi vừa phải lao động vất vả hơn. Nó cũng là hợp lý mà, nếu kiến thức ít, mai này ra đời sẽ phải lao động cực nhọc hơn. Dạy một đứa trẻ trách nhiệm cũng là điều tốt mà, phải không?
2. Tạo động lực – Đừng gây áp lực
Tôi muốn cha mẹ đừng hà tiện lời khen, khích lệ với các con. Hãy biến chúng thành phần thưởng thay vì trả tiền. Nhiều bậc cha mẹ thưởng tiền cho con để con học thêm về quản lý chi tiêu. Tôi không nói nó sai. Nhưng tôi nghĩ thứ trẻ mong muốn là sự ghi nhận và khích lệ của cha mẹ hơn. Đặc biệt, một mẹo nhỏ, tặng con 1 cuốn sổ, mỗi thành tựu của con đều có những sticker phần thưởng kèm theo những quyền lợi con nhận được. Cuốn sổ đó sẽ vô cùng có giá trị khi con nhìn lại quá trình mình đã chiến thắng bản thân, đã làm được gì. Tạo động lực đôi khi chỉ là thể hiện sự tin tưởng vào con. “Hãy tin ở con” có thể thay đổi con bạn nhiều hơn mọi phần thưởng.
3. Mục tiêu – Lộ trình
Video đang HOT
Cho con bạn thấy mục đích của việc học là điều cần thiết. Nó không phải là học để sau này kiếm tiền nuôi bố mẹ. Nó cũng không phải là học để cha mẹ nở mày nở mặt. Nó là việc con sẽ trở thành ai mai này, con muốn trở thành ai mai này? Đặt mục tiêu và theo đuổi mục tiêu đó cần một lộ trình. Hãy cùng con tạo ra lộ trình đó. Nhớ là phải tạo ra những thành công nho nhỏ khích lệ trẻ mỗi đoạn đường ngắn một.
Tạo hứng thú học hành cho con không phải là việc ngày một ngày hai là có thể hoàn thành. Đôi khi nó là cả một quá trình dài, rất dài. Nên thứ bạn cần không chỉ là số tiền tích cóp để trở thành “chủ đầu tư” cho con học hành mà còn cần cả khoản ngân sách thời gian bạn dành cho con – thời gian chất lượng.
4 cuộc talkshow thực sự ý nghĩa với tôi trong hành trình chia sẻ hứng thú làm cha mẹ với mọi người. Làm một ông bố hạnh phúc – một bà mẹ hạnh phúc thực sự là thứ giúp con bạn hạnh phúc. Tin tôi đi!”
Theo Helino
Vị phụ huynh đặc biệt khuyên trong lễ tốt nghiệp con trai: Ta hy vọng con sẽ gặp xui xẻo
Khi nghe câu đầu tiên bài phát biểu của ông John Roberts, tất cả các em học sinh có mặt tại đó đều ngỡ ngàng, ngẩng lên nhìn vị phụ huynh đặc biệt này.
Cha mẹ nào cũng mong muốn đem đến điều tốt nhất cho con của mình, mong chúng được khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được mơ ước. Thế nhưng, câu chuyện dưới đây kể về một người cha lại mong muốn sự khốn khổ và bất hạnh cho con trai của mình vào một ngày ý nghĩa: Ngày tốt nghiệp của con trai.
Quan điểm của người cha này đã gây ra những tranh cãi nhưng bài học quý giá được "cất giấu" trong bài phát biểu của ông đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người.
Vậy rốt cuộc, ông là ai?
Người cha ấy có tên là John Roberts, ông là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Roberts nhậm chức vào năm 2005 sau cái chết của Chánh án William Rehnquist. Ông được đề cử bởi Tổng thống George W. Bush.
Chán án Hoa Kỳ John Roberts
Theo đó, Roberts được mời phát biểu tốt nghiệp tại trường Cardigan Mountain ở New Hampshire nhưng không phải trong vai trò là chánh án mà chính xác hơn hơn là với tư cách của một người cha. Mong muốn cá nhân của ông ấy rằng đứa con trai và những người khác sẽ gặp phải bất hạnh và sự bất hạnh ấy thu được những phản ứng thật thú vị.
Thông thường, trong bài phát biểu lễ tốt nghiệp các bậc phụ huynh sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà trường và giáo viên đồng thời khuyến khích các em học sinh hãy nắm lấy cơ hội để trở thành một vì sao sáng trong tương lai. Tuy nhiên, khi được phát biểu tại lễ tốt nghiệp của con trai mình, vị phụ huynh đặc biệt đã bắt đầu bài phát biểu bằng một lời giới thiệu rất thu hút sự chú ý:
- Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi...
Tất các em học sinh đều giật mình và ngước lên nhìn. Khi nhiều người lớn thường xoa dịu các sinh viên tốt nghiệp với ý tưởng rằng tương lai màu hồng đầy hứa hẹn đang mở ra trước mắt thì ngược lại, Roberts nói với họ rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất đã kết thúc.
Vị phụ huynh đặc biệt sau đó đã tiếp tục bài phát biểu của mình với một tuyên bố độc đáo:
Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.
Thỉnh thoảng, ta hy vọng con sẽ cô đơn và không được kết bạn.
Ông John Roberts phát biểu với tư cách là phụ huynh và được nhiều học sinh chú ý.
Đến đây, rất nhiều các em sinh viên cảm thấy khó chịu với bài phát biểu của Roberts.
Thế nhưng, John Roberts vẫn tiếp tục:
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, để con khiêm tốn hiểu rằng thành công mình có lẽ là nhờ vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Và khi con gặp thất bại, từ nay về sau còn nhiều, đối thủ của con sẽ châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ học được đủ đau đớn để học cách cảm thông.
Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không.
Ông còn căn dặn lũ trẻ, rằng thành công đến từ những người không biết sợ hãi. "Nếu các con có thất bại, con đứng dậy và thử lại một lần nữa. Nếu thất bại lần thứ 2, con hãy lại đứng dậy và thử lại lần nữa.
Và nếu con có thất bại một lần nữa - đó có thể là lúc hãy suy nghĩ làm một việc gì khác".
Khi bài phát biểu của Roberts kết thúc, những tràng vỗ tay giòn giã vang lên. Bí ẩn về sự khởi đầu độc đáo của ông cuối cùng cũng có ý nghĩa và những lời của "Công lý" được mọi người ca ngợi và chào đón nồng nghiệt.
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở sau khi hết lớp 9, chúng trẻ trung, ngây thơ và tràn đầy năng lượng. Khi gặp phải thế giới phức tạp ngoài bốn bức tường quen thuộc, những học sinh này sẽ không còn có những người ở bên cạnh hướng dẫn.
Bài phát biểu của Roberts đã khiến những học sinh chăm chú tiếp thu như một bài học quý giá của cuộc sống và mong đợi đối mặt với mọi thử thách sắp tới. Lời cảnh báo đã đến từ tận đáy lòng của một người cha, người hy vọng rằng đứa con của mình sẽ lớn lên, phát triển.
Cha mẹ ở khắp mọi nơi, hãy lưu ý, dưới đây là một vài "bài học bổ ích" dành cho cha mẹ của những thanh thiếu niên đầy tham vọng được truyền cảm hứng từ bài phát biểu to lớn của Roberts:
1. Học cách mặc kệ con
Cha mẹ thường có xu thế quan tâm con mọi lúc mọi nơi mà không cần biết rằng điều đó có đúng và chúng có cần được quan tâm hay không. Thế giới ngoài kia không phải ai cũng ngưỡng mộ chúng, ai cũng yêu chúng mà có cả những người sẽ ghét chúng. Cha mẹ chính là những người cần đào tạo con học cách chấp nhận những điều bất ngờ ấy. Dám buông con ra để bé có thể trải qua những khó khăn trong cuộc sống, chúng sẽ nhận thức được giá trị cộng đồng và trách nhiệm bản thân.
2. Đừng vội vàng an ủi
Đôi khi bạn thấy con cô đơn, đau khổ khi một nhóm bạn không thích chơi với con nhưng hãy đừng vội vàng an ủi. Thay vào đó, lùi lại và cho phép con trải nghiệm những mối quan hệ phức tạp giữa cảm giác cô đơn và ý nghĩa của tình bạn.
Chỉ khi một người trải nghiệm sự cô đơn, chúng mới thực sự hiểu tầm quan trọng của việc kết bạn.
3. Cho phép con bạn chứng kiến những hành động sai trái của xã hội
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình được sống trong một môi trường lành mạnh với sự tiếp xúc tối thiểu sự tiêu cực. Tuy nhiên, điều này có thực tế không?
Trẻ em có thể phân biệt tốt và xấu thậm chí còn tốt hơn. Khi xã hội phát triển nếu những hành động tích cực ít được nhìn thấy hơn và những hành động sai trái lấn át chúng ta, con cái chúng ta sẽ đối phó như thế nào? Chúng sẽ nghĩ về bản thân như sống trong một "địa ngục" thật sự.
Điều chúng ta nên làm là dạy chúng đối mặt với khó khăn, không chạy trốn. "Gieo hạt" sức mạnh và lòng trắc ẩn trong trái tim của con bạn. Chỉ khi hạt giống nảy mầm và lớn lên, trẻ mới có thể thực sự hiểu làm thế nào để vượt qua khó khăn.
4. Học cách chấp nhận thực tế
Trong cuộc sống, có những thử thách và đau khổ. Khi bạn nói với con bạn rằng nó rất khó học hay khó chơi nhạc, thì hãy giúp chúng hiểu rằng khó khăn là không thể tránh khỏi. Trẻ em phải đi học; Người lớn phải đi làm. Đây là những trách nhiệm cần thiết.
Khi trẻ còn nhỏ, đừng ngần ngại để chúng trải nghiệm "vị" của khó khăn. Những đứa trẻ chưa bao giờ trải qua khó khăn phải chịu đựng nhiều hơn khi chúng lớn lên. Làm thế nào chúng sẽ xoay sở để đối mặt với những thách thức với sức mạnh nếu họ chưa bao giờ thực hành?
Chúng tôi nợ các con của chúng tôi một chút đau khổ và một chút bất hạnh. Nhưng để lặp lại lời của Chánh án Roberts, yêu thương và bảo vệ con cái chúng ta là giúp chúng nhìn thấy thông điệp trong những bất hạnh của chúng.
Theo Chi Chi (Khám phá)
Im lặng không phải giải pháp, đây mới là cách trả lới những câu hỏi "xoắn não" của trẻ mà phụ huynh thông minh thường áp dụng Vì sao con ốc sên có thể bò được lên tường? Ông già Noel có thật hay không? Sao người ta lại chết... Phụ huynh thông minh sẽ không bao giờ "lờ" đi những câu hỏi này của trẻ. Có vẻ như mọi thứ trên đời này đều khơi gợi trí tò mò của trẻ con. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu...