Lời khuyên cho thí sinh trước giờ thi môn Toán
Cô Trần Thị Loan, Trường THPT Bình Minh huyện Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ những lưu ý hữu ích với thí sinh trước giờ thi môn Toán chiều nay (3/9).
Tâm lý bình tĩnh, tự tin luôn là bí quyết không bao giờ cũ, giúp thí sinh làm bài hiệu quả hơn. Là giáo viên dạy Toán, cô Loan cho biết, thực tế khi vào phòng thi tâm lý chung của thí sinh đều căng thẳng; do vậy nhiều em ngay sau khi nhận đề thi sẽ làm bài ngay.
Thí sinh nên dành ra 5 phút kiểm tra kỹ toàn bộ đề thi xem có bị rách, mờ, có đủ số trang, mã đề thi của các trang có giống nhau hay không… Nếu phát hiện có vấn đề gì, thí sinh cần phản ánh ngay với cán bộ coi thi để kịp xử lý.
Thí sinh mang theo những đồ dùng cần thiết cho môn thi; trong đó có bút bi (2-3 cái cùng màu và không dùng mực đỏ), bút chì đen, tẩy, máy tính cầm tay loại được phép sử dụng.
Đây là bài thi theo hình thức trắc nghiệm, thí sinh cần điền chính xác và đầy đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu trả lời trắc nghiệm , thí sinh tô đáp án bằng bút chì. Khi tô đáp án, nhớ tô đậm bởi nếu tô mờ có thể máy chấm sẽ không nhận. Trường hợp muốn sửa đáp án, thí sinh lưu ý tẩy sạch đi đáp án cũ; tránh trường hợp tô 2 đáp án máy sẽ không tính điểm.
Với một đề thi trắc nghiệm môn toán 50 câu trong khoảng thời gian 90 phút thì học sinh chỉ có thể tập trung được 2/3 thời gian – khoảng 30 câu. Nên việc lựa chọn 30 câu đầu rất quan trọng. Học sinh không nên sa đà vào một câu quá nhiều vì: không đủ thời gian để làm các câu còn lại; mất bình tĩnh, dẫn đến đọc sai đề, tính toán sai và nhầm các công thức.
Không nên dừng lại quá lâu khi giải quyết một câu hỏi. Nên đề ra nguyên tắc: đọc một câu khoảng 30 giây mà không có hướng giải thì nên bỏ qua để làm câu khác. Một câu khó tự cho phép khoảng 3 – 3,5 phút để làm, không nên vượt quá thời gian này.
Cô Trần Thị Loan cho rằng, khi làm bài thi trắc nghiệm nên theo ba ý:
Thứ nhất: Xác định những câu có thể làm ngay để ưu tiên giải quyết trước.
Thứ 2: Những câu cần phải tư duy, suy nghĩ, nhưng xác định có thể làm được thì sẽ được giải quyết tiếp theo sau.
Video đang HOT
Thứ 3: Những câu cần phải có nhiều thời gian suy nghĩ hay chưa có hướng giải quyết thì phải chuyển ngay qua câu khác, khi còn thời gian sẽ quay lại các câu này.
Trong khi thi, việc làm đúng thêm 1 câu giành thêm 0,2 điểm cũng có thể làm thay đổi kết quả từ trượt thành trúng tuyển.
“Thời gian làm bài sắp đến, dù là thi đợt 2 trong tình hình vẫn còn dịch Covid-19 các em đừng quá căng thẳng, cũng đừng tạo áp lực cho mình, hãy để tâm trí thật thoải mái để đạt kết quả tốt nhất” – cô Loan nhắn gửi thí sinh.
Hơn 26.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2: Bao giờ công bố điểm?
Sáng nay (3/9), 26.014 thí sinh trên 27 tỉnh, thành phố chính thức tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2. Buổi sáng thi Ngữ Văn, buổi chiều thi môn Toán. Các sở GD&ĐT cho biết sẽ chấm thi ngay để có thể công bố kết quả thi khoảng ngày 16/9.
Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt hiệp THPT đợt 2 có 11 hội đồng thi. Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ thành lập 1 hội đồng thi với 1 điểm thi. Tính đến cuối tháng 8, thành phố có 7 thí sinh đăng ký dự thi đợt 2, gồm 4 thí sinh diện F2 và 3 thí sinh tự do. Dự kiến, điểm thi sẽ được đặt tại Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm).
Sở GD&ĐT Thái Bình cho biết, toàn tỉnh có 56 thí sinh dự thi đợt 2. Cụ thể, có 52 thí sinh của huyện Tiền Hải liên quan việc phong tỏa ở xã Tây Ninh của huyện này, và có 4 thí sinh của Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình được phép dự thi tại Thái Bình.
Đợt 2 này, Bắc Giang có 20 thí sinh dự thi, gồm 2 em của địa phương khác được Bộ GD&ĐT đồng ý cho thi "nhờ". Đó là 1 thí sinh của Yên Bái và 1 thí sinh của Hà Nội. Đây là 2 thí sinh tự do (là quân nhân đóng tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Tại Bắc Giang sẽ có gần 30 cán bộ được điều động làm công tác coi thi. Ngoài ra, có 5 cán bộ của ĐH Kinh tế Quốc dân được điều về để thanh tra, kiểm tra.
Lạng Sơn có 280 thí sinh dự thi đợt 2; các em ở 2 huyện Đình Lập và Lộc Bình. Tỉnh này thành lập 1 điểm thi tại Trường THPT Đình Lập.
Thí sinh dự thi vẫn có 5 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội. Đề thi do Bộ GD-ĐT xây dựng, đảm bảo độ khó dễ tương đương với đề đợt 1.
Sáng nay (3/9), các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán. Ngày 4/9, thí sinh sẽ dự thi bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội vào buổi sáng, buổi chiều thi môn Ngoại ngữ. Ngày 5/9, là buổi thi dự phòng.
Lịch thi cụ thể như sau:
Các sở GD&ĐT có thí sinh dự thi đợt 2 đều cho biết sẽ chấm thi ngay để có thể công bố kết quả thi khoảng ngày 16/9 như dự kiến của Bộ GD&ĐT. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, đến ngày 31/8, đề thi đợt 2 đã được bàn giao hoàn tất và đang in sao theo quy định bảo mật. Bộ cũng thành lập đoàn kiểm tra tại các địa phương, đồng thời theo dõi diễn biến của kỳ thi để có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.
Thí sinh thi đợt 2 sẽ dự thi tại 11 hội đồng thi của các tỉnh, thành phố, gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội. Việc tổ chức chấm thi đợt 2 được Bộ GD&ĐT yêu cầu các hội đồng hoàn thành chậm nhất vào ngày 14/9. Việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh hoàn thành chậm nhất vào ngày 25/9.
Công tác nhận đơn và tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có), xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo được thực hiện từ ngày 16/9 đến chậm nhất ngày 30/9. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, phương án trên được Bộ quyết định sau khi họp thống nhất với các tỉnh, thành phố có thí sinh dự thi đợt 2 và dựa trên đề xuất của UBND TP Đà Nẵng về việc cho phép Đà Nẵng tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 chung với các địa phương khác.
Để tổ chức thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các hội đồng thi phải đảm bảo 2 nguyên tắc: an toàn sức khỏe cho tất cả thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia làm thi, phụ huynh học sinh; an toàn an ninh, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi. Hội đồng thi của các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng phương án cho thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 (nếu có) trong các ngày thi.
Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2, Bộ GD&ĐT quyết định điều chỉnh lịch tuyển sinh của các trường ĐH. Các mốc thời gian đều được lùi từ 7-10 ngày so với kế hoạch tuyển sinh cũ. Như vậy, thí sinh thi đợt 2 sẽ được xét tuyển ĐH cùng với thí sinh đợt 1.
Thí sinh F1, F2 phải mặc đồ bảo hộ
Chiều 2/9, gần 11.000 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (đợt 2) tại Đà Nẵng tham dự buổi làm thủ tục dự thi và phổ biến quy chế. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, trong tổng số 10.984 thí sinh đủ điều kiện dự thi, 181 em không đến làm thủ tục đăng ký dự thi.
Thay vì tập trung ở hành lang để chờ được gọi vào phòng thi theo số báo danh, thí sinh ngồi vào phòng thi và chờ giám thị gọi tên để kiểm tra giấy tờ và thông tin cá nhân. Mỗi phòng thi được bố trí tối đa 24 thí sinh. Thí sinh được yêu cầu khai tờ khai y tế trong buổi làm thủ tục và phổ biến quy chế. Trước đó, Sở Y tế Đà Nẵng phối hợp với Sở GD&ĐT lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho thí sinh và những người làm công tác thi. Tất cả đều cho kết quả âm tính.
Năm nay, Hội đồng thi TP Đà Nẵng bố trí điểm thi dành riêng cho thí sinh thuộc diện F1, F2 và thí sinh sống trong vùng cách ly y tế tại Trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn). Tính đến chiều 2/9, điểm thi này có tất cả 47 thí sinh. Điểm thi có 3 khu vực riêng biệt cho 3 nhóm thí sinh: F1, F2 và thí sinh sống trong khu vực cách ly y tế (mỗi phòng thi không quá 12 thí sinh).
"Các thí sinh được hỗ trợ đưa đón từ nhà đến tận điểm thi. Thí sinh thuộc diện F1, F2 sẽ phải mặc đồ bảo hộ khi bắt đầu di chuyển từ nơi ở đến địa điểm dự thi và tháo đồ bảo hộ, khẩu trang trước khi vào phòng thi, bỏ vào thùng rác nguy cơ theo quy định. Trong suốt quá trình làm bài, các thí sinh này phải đeo khẩu trang N95", ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay.
Ngoài ra, cán bộ coi thi tại điểm thi này cũng phải mang đồ bảo hộ trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Các bài thi ở Trường THPT Võ Chí Công sẽ được khử khuẩn trước khi chuyển về nhập chung với các bài thi khác. Khi làm phách, toàn bộ bài thi sẽ được khử khuẩn thêm một lần nữa. Những người làm phách sau đó sẽ phải cách ly 14 ngày. Năm nay, Hội đồng thi TP Đà Nẵng có 10.984 thí sinh đăng kí dự thi, trong đó có 10.940 thí sinh Đà Nẵng và 44 thí sinh các địa phương khác gửi dự thi. Có tất cả 25 điểm thi chính thức với 477 phòng thi và 6 điểm thi dự phòng.
Bố trí phòng riêng cho thí sinh thi "nhờ"
Chiều 2/9, hơn 5.000 thí sinh tỉnh Đắk Lắk và 26 thí sinh thuộc 6 địa phương khác làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Thí sinh đến điểm thi được yêu cầu đeo khẩu trang, đo nhiệt độ, sát khuẩn tay... Riêng 26 thí sinh đến từ Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng còn có bước khai báo y tế. Những thí sinh này được bố trí tại 2 phòng thi riêng (tại điểm thi Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột), bên cạnh có thêm phòng thi dự phòng.
Hoàn tất thủ tục dự thi, Nguyễn Quốc Tuấn (thí sinh đến từ tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đã sẵn sàng tâm lý cho kỳ thi quan trọng này. Trước đó, Tuấn thuộc diện F2 phải cách ly tại nhà do gia đình có người đi từ vùng dịch COVID-19 về. Không được thi tốt nghiệp đợt 1, Tuấn rất lo lắng. Tuấn sợ đề thi tốt nghiệp đợt 2 sẽ khó hơn nhưng được gia đình, thầy cô động viên, giải thích nên đã lấy lại tinh thần. Sang Đắk Lắk dự thi, Tuấn và 12 thí sinh trong tỉnh được cán bộ Sở GD&ĐT Khánh Hòa bố trí xe đưa đón, lo nơi ăn chốn ở chu đáo.
Trương Văn Quyền (dân tộc Thái) là học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Quyền đi về từ vùng dịch COVID-19 Quảng Nam, phải cách ly tại nhà, không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. "Em về Quảng Nam dự đám cưới bà con, sau đó về nhà được 2 ngày thì nghe tin dịch bệnh. Bạn bè đều thi hết, cả tỉnh chỉ mình em không được dự thi nên lo lắng lắm. Vừa lo dịch bệnh, vừa lo không được nộp hồ sơ thi vào Học viện Biên phòng Hà Nội. Em đã thi đậu đợt sơ tuyển, chỉ chờ kết quả thi tốt nghiệp. Biết em lo lắng, bố mẹ, người thân, đặc biệt thầy cô giáo động viên, hỗ trợ rất nhiều", Quyền tâm sự. Em đã vượt quãng đường hơn 200 cây số từ Kon Tum sang Đắk Lắk dự thi và coi đây là một kỳ thi đáng nhớ.
Trong buổi làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT đợt 2, Đắk Lắk có 5.359 thí sinh có mặt, vắng 63 em. Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho hay, thí sinh đến từ các tỉnh bạn sẽ được hỗ trợ về mặt tổ chức thi, bố trí điểm thi thuận lợi, giới thiệu 2 khách sạn gần điểm thi...
9 cán bộ, giám thị phục vụ 1 thí sinh F1
Hội đồng thi TP Đà Nẵng đã bố trí 1 phòng thi cho 1 thí sinh diện F1, 2 phòng thi cho 10 em diện F2 và 5 phòng thi cho 26 thí sinh diện phong tỏa. Riêng với thí sinh F1, Sở GD&ĐT Đà Nẵng bố trí 9 cán bộ và giám thị coi thi. Trong đó, một cán bộ hướng dẫn, phổ biến quy chế thi làm việc vào chiều 2/9. Tám giám thị sẽ coi thi 4 buổi. Các giám thị sau khi làm xong nhiệm vụ sẽ về nhà và tự cách ly.
NGUYỄN THÀNH
* Chiều qua, 352 thí sinh Trường THPT Sơn Mỹ cùng 40 thí sinh nhiều điểm trường khác tại tỉnh Quảng Ngãi làm thủ tục dự thi đợt 2. Thí sinh Trường THPT Sơn Mỹ dự thi tại trường, các thí sinh còn lại thi tại Trường THPT Võ Nguyên Giáp. Tỉnh Quảng Ngãi điều động 10 cán bộ thường trực, 59 cán bộ coi thi, giám sát, 8 cán bộ, chiến sĩ công an và 9 nhân viên phục vụ, y tế cho cả 2 điểm thi.
26 thí sinh Nam Định vắng mặt môn Toán Đúng 16h (9/8), môn Toán - môn thi thứ 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 chính thức hết giờ làm bài. Các thí sinh ra về với tâm trạng thoải mái. Thí sinh Nam Định hoàn thành ngày thi đầu tiên, ra về với tâm trạng thoải mái. Ảnh: Mai Chiến. Theo báo cáo nhanh của ngành giáo dục...