Lời khuyên cho du học sinh Việt tìm việc tại Đan Mạch
Phạm Nhật Huy Thông là cựu du học sinh Việt tại Ireland. Sau khi tốt nghiệp, Thông đã làm việc tại Đan Mạch.
Phạm Nhật Huy Thông là cựu du học sinh Việt tại Ireland
Công việc được gặp gỡ nhiều người, đi nhiều quốc gia nên Thông đã có nhiều kinh nghiệm về tìm việc làm cho các bạn trẻ Việt, đặc biệt là xin việc ở Đan Mạch.
Hãy tìm hiểu kỹ về công ty bạn ứng tuyển
Hãy dành thật nhiều thời gian trên các trang tuyển dụng như JobIndex.dk, LinkedIn, WorkinDenmark.dk. Khi bạn thấy một vị trí mở, đừng vội gửi CV. Hãy dành thời gian nghiên cứu vị trí của họ và tự trả hỏi những câu sau (gợi ý): Công ty đang cố gắng tìm một người có skills gì? Những skills nào họ đang vật vã tìm mãi không ra? Công ty đang giải bài toán như thế nào?
Sau đó, hãy nhìn vào CV xem bạn có thể trang hoàng bản thân như thế nào để làm nổi bật những kĩ năng đó lên. Nếu được bạn nên đầu tư đi học một lớp về viết CV. Mình đã từng đi học lớp này, thực ra, các lớp này không đưa CV của bạn lên một tầm cao mới nào cả nhưng nó giúp CV của bạn nhìn vừa mắt và đúng “khẩu vị” của nhà tuyển dụng Đan Mạch.
Hãy cố gắng tham gia thật nhiều event và networking với thật nhiều người trong ngành, nhưng đừng bao giờ hỏi xin họ công việc. Thay vào đó hãy hỏi họ về công việc về những khó khăn, vấn đề trong ngành, thị trường đang gặp phải.
Hãy chứng tỏ bạn có thể giải quyết vấn đề của công ty
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình công ty, hãy viết CV của bạn, giải thích bằng cách nào bạn có thể giúp công ty giải quyết các vấn đề. Hãy luôn đặt vấn đề của công ty lên hàng đầu và mọi thứ bạn viết phải hướng đến chuyện giải quyết vấn đề này. Bạn không khoe khoang về kiến thức bản thân, không “luyên thuyên” về kinh nghiệm, không kể lể về tình hình khổ sở của mình, công ty tuyển bạn chỉ vì một điều duy nhất: Bạn giúp họ giải quyết vấn đề! Tất cả những thứ trên là nguyên liệu để bạn “nấu ra” giải pháp cho họ và bạn bán giải pháp của mình chứ không phải nguyên liệu. Nhớ điều này!
Bạn cũng cần thật kiên trì trong hành trình này, lần đầu mình xin việc ở nước ngoài, mình đã gửi hơn 70 cái CV đơn xin việc được viết chỉnh chu cho từng công ty, vị trí, mình nhận được 10 cuộc phỏng vấn và một tìm được một công việc thích hợp.
Video đang HOT
Hãy quan tâm tới “sở thích” của nơi bạn đến xin việc
Ở mỗi công ty có một đặc điểm khác nhau, sở thích khác nhau nên khi ứng tuyển, bạn hãy quan tâm tới điều đó.
Hãy đầu tư để có một profile LinkedIn sáng sủa, mình sẽ chỉ nói về một số thứ ít bạn biết nhưng rất quan trọng trong LinkedIn:
Avatar: Đan Mạch là nơi người dân sống thực tế nên cách ăn mặc khá xuề xòa và thoải mái. Avatar phong cách Đan Mạch điển hình là một khuôn mặt tươi cười sáng sủa tự tin, trong một bộ quần áo mà bạn sẽ mặc đi làm mỗi ngày. Nếu bạn làm môi trường như ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thì một bộ đồ vest là cần thiết, nếu môi trường văn phòng thì áo sơ mi quần jeans là đủ xài rồi.
Hoạt động: hết sức vô nghĩa khi bạn sửa soạn một profile sáng sủa rồi…không bao giờ lộ mặt. Người Đan Mạch dành rất nhiều thời gian trên LinkedIn, ít nhất các sếp của mình dành thời gian trên LinkedIn còn nhiều hơn Facebook. Do đó, bạn nên: Xây dựng thật nhiều kết nối thực sự trên LinkedIn.
Chăm chỉ like và comment – vì điều này sẽ làm profile của bạn được hiện lên trên new feeds của người khác nhiều hơn.
Đừng ở nhà dù bạn chưa có việc: Đan Mạch là đất nước rất cuồng hoạt động tình nguyện. Do đó, đối với người Đan Mạch, việc bạn hoàn toàn không làm gì trong CV là một điều rất khó hiểu và khó chấp nhận. Dù bạn đang ở Châu Âu hay Việt Nam, mình tin các bạn không thiếu cơ hội tình nguyện. Nếu bạn có công việc gì đó đáng tự hào, đừng ngại khoe trên LinkedIn, nó sẽ cải thiện “độ phủ” của bạn đáng kể.
Tìm việc ở Đan Mạch không dễ nhưng mọi người đều đang muốn giúp bạn, đặc biệt chính phủ đang cố gắng làm luật dễ thở hơn để thu hút nhân tài, và để bạn có thể sớm làm việc và…đóng thuế cho họ.
Nữ giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học biển
"Tìm hiểu về thế giới thủy sinh kỳ thú và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai là con đường mình đã chọn, sẽ tiếp tục bước đi và chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại..."
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Đặng Thúy Bình - giảng viên Viện Công nghệ Sinh học - Môi trường, Trường ĐH Nha Trang.
3 lần được nhận tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ
TS Đặng Thúy Bình công tác tại Trường ĐH Nha Trang đã gần được 30 năm. Tại trường ĐH Nha Trang, TS Bình là một trong những giảng viên nữ nổi bật trong công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
TS Đặng Thúy Bình tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học tại Trường ĐH Đà Lạt vào năm 1992, sau khi chuyển về công tác tại Trường ĐH Thủy sản (nay là Trường ĐH Nha Trang), chị tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học tập với tấm bằng thạc sĩ Khoa học sinh học biển tại ĐH Aarhus, Đan Mạch và bằng Tiến sĩ Đa dạng sinh học biển tại ĐH Bergen, Na Uy.
TS Đặng Thúy Bình (bên phải) trong công tác nghiên cứu về khoa học biển.
Theo TS Bình chia sẻ, trong thời gian học tiến sĩ, chị đã hình thành niềm đam mê đối với công tác nghiên cứu khoa học nên ngay sau khi trở về trường tiếp tục công tác, chị dồn hết tâm huyết vào công việc nghiên cứu.
Hiện nay chị đã thực hiện 18 đề tài/dự án nghiên cứu các cấp và có gần 70 bài báo trong nước và quốc tế được đăng trên các tạp chí uy tín.
Ngoài ra, điểm nổi bật phải kể đến, đó là chị đã 3 lần được nhận tài trợ của Chương trình Quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy tham gia nghiên cứu (PEER).
Đây chương trình do USAID tài trợ phối hợp với một số cơ quan khác của chính phủ Hoa Kỳ và do Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) quản lý.
Bên cạnh đó, TS Bình còn thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học từ Cộng đồng Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Na Uy (NORAD), Mạng lưới châu Á - Thái Bình Dương (APN) và đào tạo (Erasmus ).
Chị công nhận mình đến với khoa học khá muộn khi đến năm 30 tuổi mới học xong thạc sĩ, 40 tuổi học xong tiến sĩ.
Chị kể: "Đặc biệt kể từ khi học xong tiến sĩ, sự hấp dẫn của ngành khoa học biển đã nhen nhóm đam mê khoa học trong mình. Tìm hiểu về thế giới thủy sinh kỳ thú và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai là con đường mình đã chọn, sẽ tiếp tục bước đi và chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại. May mắn trên con đường đó, đồng hành cùng mình là những cộng sự và đối tác đầy tận tâm và đam mê".
Đối với TS Đặng Thúy Bình, khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tiên ở lưu vực sông Mekong, nhóm nghiên cứu tiếp cận với kỹ thuật hoàn toàn mới, không chỉ mới với bản thân chị, mà còn mới với cả các đối tác trên thế giới.
Vậy nên tất cả mọi thứ đều phải học hỏi dần dần, người học trước hướng dẫn người học sau, trao đổi qua email, qua Skype, tổ chức các khóa tập huấn, cứ liên tục như vậy trong suốt 4 năm để tiếp cận cho được kỹ thuật và phương pháp xử lý số liệu chính xác.
TS Bình trong một chuyến đi thực tế, thu thập mẫu tại Lào
Trong quá trình thực hiện dự án, chị cùng cộng sự phải đi thu mẫu ở nhiều nơi, từ Việt Nam, đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Quả thật nếu không có một ý chí kiên định, tình yêu đối với khoa học, những nhà nghiên cứu như chị Bình thật khó có thể tiếp tục.
Khi tất cả số liệu thu thập được trong thực tế và phòng thí nghiệm đã đặt sẵn trên bàn, chị Bình chia sẻ còn một thứ cực kỳ "khó nhằn" nữa mà những nhà nghiên cứu phải vượt qua, đó chính là giai đoạn "viết bài báo".
Điều đó đòi hỏi một thời gian dài dành cho việc đọc, cách viết như thế nào để vừa chuyển tải được thông tin khoa học lại vừa hấp dẫn người đọc, xử lý kết quả làm sao để thể hiện nhiều hàm lượng khoa học nhất.
Lời khuyên của chị Bình dành cho các giảng viên trẻ đang chưa định hướng được con đường khoa học của mình là hãy tích cực tham gia vào các nhóm nghiên cứu uy tín, xác định hướng nghiên cứu mà mình thích, tìm kiếm các cơ hội học tiến sĩ ở nước ngoài.
Ngoài chuyên tâm với công việc của dự án, TS Bình còn rất quan tâm đến việc hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Chị tham gia hướng dẫn luận văn cho sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh, có lúc một lần hướng dẫn đến 10 sinh viên.
Giờ đây chị vẫn mong mình có thể làm được nhiều hơn, công bố được nhiều kết quả nghiên cứu hơn, có nhiều thời gian hơn để chuyên tâm vào công việc nghiên cứu khoa học.
Giáo sư gốc Việt nhận giải thưởng danh giá của Hội toán học châu Âu Phan Thành Nam hiện là Giáo sư Đại học Ludwig-Maximlians, Đức, một nhà toán học trẻ người Việt, vừa được Hội toán học châu Âu trao giải thưởng EMS. Giáo sư Nam (thứ 2 từ phải qua) và các nhà toán học trẻ Việt Nam khi dự hội nghị khoa học ở Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc...