Lợi ích tuyệt vời khi ăn chuối
Chuối rất giàu kali, các nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm giảm đáng kể huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Huyết áp cao là tình trạng nguy hiểm nhưng thường không có triệu chứng. Nó có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Đột quỵ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nên việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng
Đáng lo ngại, căn bệnh này rất phổ biến và cứ 3 người thì có 1 người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết mình mắc bệnh. Đó là lý do tại sao huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giế.t ngườ.i thầm lặng”.
Rất may là có nhiều cách để hạ huyết áp cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp hạ huyết áp. Nguyên nhân là do kali vừa giúp loại bỏ natri ra khỏi cơ thể vừa làm giảm căng thẳng ở thành mạch má.u.
Lương y Hoàng Duy Tân – nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai – cho biết chuối là một trái cây hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, không chỉ bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho tr.ẻ e.m và người già.
So sánh với táo, chuối có thành phần protein nhiều hơn gấp 4 lần, gấp 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác. Chuối cũng giàu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người.
Chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc.
Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút. Trong chuối gồm có đủ carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm.
Chuối chín không chỉ là món tráng miệng hội đủ tất cả các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong những hoạt động thể lực đôi khi năng lượng hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong má.u để cung cấp cho cơ bắp, trong trường hợp này đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào má.u, bổ sung tức thời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi.
Ngoài ra, chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hóa chậm và phóng thích đường vào má.u từ từ, có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó…
Đặc biệt tỉ lệ potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
Chuối chữa nhiều bệnh
Lương y Duy Tân cho biết theo Đông y, chuối vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị, là một nguồn dinh dưỡng quý giá, dễ tìm, dễ ăn, đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày để phòng chống bệnh tật.
- Cao huyết áp: Nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở Trường đại học Kasturba – Ấn Độ, cũng như Trường đại học John Hopskin – Mỹ đã xác nhận kinh nghiệm sử dụng chuối làm hạ huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Video đang HOT
Việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng.
Trong một 100 gram thịt chuối có đến 396mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium…
Sự tương quan giữa muối sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
- Đột quỵ: Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ t.ử von.g vì đột quỵ xuống 40% nhờ potassium làm giảm áp lực mạch má.u trong huyết áp cao.
- Giảm stress: Potassium là một chất khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên não và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể.
- Thiếu má.u: Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong má.u và do đó giúp trị bệnh thiếu má.u.
- Cải thiện não: 200 học sinh tại Trường Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não. Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo và linh hoạt hơn.
- Suy nhược thần kinh: Chuối có nhiều vitamin B nên có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
- Chống trầm cảm: Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND (Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trầm cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan, loại protein mà cơ thể chuyển hóa thành serotonin có khả năng làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và làm người ta thấy hạnh phúc hơn.
- Ngừa ung thư: Chuối thật chín có chứa chất TNF, chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen. Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
- Táo bón: Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Chất xơ không được tiêu hóa tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt.
Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cả các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột.
Chuối chứa nhiều chất xơ không hòa tan.
- Ợ nóng: Chuối có tác dụng chống axit tự nhiên trong cơ thể, khi bị lên cơn ợ nóng hãy cố ăn một trái chuối sẽ dịu đau và hết hiện tượng nóng.
- Loét dạ dày, tá tràng: Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác dụng của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng.
Ăn chuối hằng ngày giảm 13% nguy cơ đột quỵ
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa European Heart Journal, bao gồm 25.000 người tham gia, đã phát hiện những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu kali như chuối có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 13%, theo Express.
Chuối có hàm lượng kali cao, nghĩa là ăn món ăn nhẹ lành mạnh này có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và do đó giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. 100 gram chuối chứa khoảng 358mg kali.
Chuối là một nguồn dinh dưỡng quý giá, dễ tìm, dễ ăn, đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến các bữa ăn và các thực phẩm khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn giặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn.
Ngoài ra, chuối được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cho nên người bị bệnh tiểu đường không nên dùng nhiều.
5 loại trái cây phổ biến chứa carbs lành mạnh
Nhiều nghiên cứu về carbohydrate giàu chất xơ, bao gồm rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt...
cho thấy chúng có thể cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật.
1. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
Carbs là chữ viết tắt của carbohyrate. Carbs là nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể và là nguồn nhiên liệu duy nhất của não. Carbs là một trong 3 thành phần chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn con người nạp vào hàng ngày, cùng với protein (chất đạm) và lipid (chất béo), carbs là các chất dinh dưỡng đa lượng.
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, carbs là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Thiếu carbs, bạn sẽ dễ gặp tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Thường xuyên ăn chế độ ăn đủ carbs tốt cho sức khỏe, có thể kéo dài tuổ.i thọ.
Carbs phức hợp có trong rau củ, các loại hạt là loại carbs lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Số lượng carbs mà cơ thể cần phụ thuộc vào giới tính, trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động (nhu cầu năng lượng một ngày) và tình trạng bệnh lý kèm theo. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng carb được khuyến nghị bổ sung hàng ngày cho người lớn là khoảng 300g trong một chế độ ăn chứa 2.000 calo. Tuy nhiên, carb cụ thể cho từng người có thể tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, nhưng lượng carbohydrate nên chiếm khoảng 45-65% tổng lượng calo.
1g carb cung cấp khoảng 4 kcalo. Điều này có nghĩa là một người tiêu thụ chế độ ăn 2.000 calo nên ăn từ 900-1.300 calo, tương ứng là 225-325g mỗi ngày dưới dạng carbohydrate. Tuy nhiên, những người mắc bệnh đái tháo đường nên giới hạn việc tiêu thụ carbohydrate chỉ khoảng 200g và phụ nữ mang thai cần ít nhất 175g carbs mỗi ngày.
ThS. BS. Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Carbs chỉ có thể tăng lên hoặc giảm đi, không thể không có trong chế độ ăn hàng ngày.
2. Một số loại trái cây giàu carbs tốt cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng tất cả các loại carbs đều không tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm lành mạnh đều chứa nhiều carbohydrate. Vì vậy hoàn toàn có thể thưởng thức những loại trái cây chứa carbs bổ dưỡng dưới đây như một phần của chế độ ăn lành mạnh.
2.1. Chuối
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Nhờ hàm lượng kali cao, chuối có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một quả chuối lớn (136g) chứa khoảng 31g carbs, ở dạng tinh bột hoặc đường. Chuối cũng chứa nhiều kali, vitamin B6 và C, đồng thời chúng chứa một số hợp chất thực vật có lợi.
Khi chưa chín, chuối có hàm lượng tinh bột cao hơn. Chất này chuyển hóa thành đường tự nhiên khi chuối chín, chuyển sang màu vàng trong quá trình này. Vì vậy, bạn sẽ có xu hướng nhận được nhiều tinh bột hơn và ít đường hơn nếu ăn chuối khi chúng chưa chín.
Chuối chưa chín cũng chứa một lượng lớn tinh bột kháng và pectin, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích và có nhiều lợi ích sức khỏe.
2.2. Cam
Cam là loại trái cây thuộc họ cam quýt được ưa chuộng phổ biến. Chúng chủ yếu bao gồm nước và chứa khoảng 15,5g carbs trên mỗi khẩu phần 100g. Cam cũng là một nguồn chất xơ tốt.
Cam đặc biệt giàu vitamin C, kali và một số vitamin B. Ngoài ra, chúng còn chứa acid citric, cũng như một số hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Ăn cam cả múi thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa sỏi thận. Lượng vitamin C có trong cam làm tăng sự hấp thu sắt từ các thực phẩm khác, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu má.u do thiếu sắt.
2.3. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây thuộc họ cam quýt có vị ngọt, chua và đắng. Bưởi chứa khoảng 8% carbs, rất giàu nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
Theo một số nghiên cứu trên người và động vật, bưởi có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện việc quản lý lượng đường trong má.u. Hơn nữa, nghiên cứu khác cho thấy một số hợp chất có trong bưởi có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, giảm mức cholesterol, thậm chí có khả năng làm chậm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Bưởi chứa khoảng 8% carbs và rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2.4. Táo
Táo nổi tiếng với hương vị ngọt ngào, chua chua và kết cấu giòn. Táo thường chứa khoảng 14-16g carbs trong 100g. Táo cũng có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng thường chỉ với lượng nhỏ. Tuy nhiên, chúng là nguồn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ tốt.
Táo cũng có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện việc quản lý lượng đường trong má.u và sức khỏe tim mạch. Ăn táo cũng tốt cho sức khỏe đường ruột và não bộ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng việc thêm táo vào chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
2.5. Việt quất
Quả việt quất thường được biết đến như một "siêu thực phẩm" do hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Chúng bao gồm chủ yếu là nước, cũng như khoảng 14,5g carbs trong 100g. Quả việt quất cũng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin K và mangan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả việt quất là nguồn cung cấp các hợp chất chống oxy hóa tốt giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Các nghiên cứu cho thấy ăn quả việt quất thậm chí có thể cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổ.i.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Molecules, các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nam việt quất rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho đường ruột và não bộ, đồng thời bảo vệ khỏi các chứng rối loạn viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạch.
Có nên ăn chuối khi bụng đói không? Chuối là loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi và nhiều người thích ăn chuối vào bữa sáng. Chuối có vị ngọt, dễ tiêu hóa, vậy ăn chuối khi đói có tốt không? Chuối có nhiều loại và do đó giá trị dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau. Hàm lượng chất dinh dưỡng cũng thay đổi khi quả chín. Chuối chứa...