Lợi ích tuyệt vời của thịt vịt với bà bầu và thai nhi nhiều người không biết
Nhiều người đồn đại ăn thịt vịt lúc mang thai sẽ khiến con sinh ra có bàn chân có màng giống chân vịt. Tuy nhiên, thực chất mẹ bầu ăn thịt vịt cực kỳ có lợi, chỉ cần đảm bảo thịt sạch và chế biến cẩn thận là được.
Các món ăn chế biến từ thịt vịt với hương vị hấp dẫn luôn được nhiều người ưa chuộng. Tài liệu y học hiện đại cho biết thịt vịt mang lại giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao với các khoáng chất cần thiết như canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E… Đặc biệt, hàm lượng protein trong thịt vịt cao hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt lợn, cá, trứng. Đối bà bầu, ăn thịt vịt trong thai kỳ chính là cách đơn giản tiếp nhận nguồn dưỡng chất tự nhiên phong phú nhằm thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn thịt vịt có tốt không?
Bà bầu ăn thịt vịt sẽ giúp cung cấp đủ nguồn protein dồi dào trong thời kỳ mang thai. Protein trong thịt vịt cấu thành từ các amino axit cần thiết giúp bà bầu có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng. Ước tính, 100g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 22,5g protein. Dưỡng chất quan trọng này sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ làn da, giúp thai nhi tăng cường sức khỏe.
Thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào
Thịt vịt là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm lý tưởng cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Theo đó, 100g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 2,3mg kẽm, chiếm 24% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzym, các nhân tố không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa tế bào, giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh. Thành phần này còn giúp bà bầu tăng sức đề kháng trong thời kỳ mang thai.
Tăng cường hệ miễn dịch
Thịt vịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. 100g thịt vịt chứa khoảng 1,9mg kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các enzyme. Điều này rất cần thiết để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai.
Ngừa nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp trong thai kỳ
Thịt vịt chứa hàm lượng selen rất cao. 100g thịt vịt chứa khoảng 14mg selen. Selen đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh một số chức năng của các enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp nên hạn chế nguy cơ mắc phải các vấn đề về tuyến giáp trong thai kỳ.
Video đang HOT
Ngừa dị tật bẩm sinh
Thịt vịt giàu vitamin B5 và vitamin B12. Một khẩu phần 300g thịt vịt chứa 1,6 mg vitamin B5, đáp ứng 32% nhu cầu tiêu thụ vitamin B5 hàng ngày. Ngoài ra, một khẩu phần thịt vịt chứa 0,4 mg vitamin B12, đáp ứng 12% lượng khuyến cáo dùng vitamin B12 hàng ngày.
Cả hai loại vitamin này thúc đẩy hoạt động của hệ thống thần kinh trong thời gian mang thai.Vitamin B5 giúp sản xuất các hóa chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Vitamin B12 giúp bảo vệ thần kinh khỏi tổn thương, cũng như ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh
Theo MomJunction, vitamin B5, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác trong thịt vịt có tác dụng rất lớn đối với hệ thần kinh bà bầu trong thời kỳ mang thai.
Vitamin B5 (axit pantothetic) giúp cơ thể bà bầu sản xuất các hormone, cholesterol, hỗ trợ quá trình chuyến hóa carbohydrate, protein và chất béo. Vitamin B5 cũng là dưỡng chất cần thiết cho nhiều phản ứng hóa học cấp độ tế bào trong cơ thể bà bầu.
Trong khi đó, vitamin B12 giúp bà bầu tránh những thương tổn nhất định đối với hệ thần kinh và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Giảm nguy cơ thiếu máu
Cơ thể bạn cần rất nhiều tế bào hồng cầu trong thời gian mang thai để đảm bảo bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thịt vịt rất giàu chất sắt, điều này giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu. Vì vậy, ăn nhiều thịt vịt trong thời gian mang thai giúp tăng tế bào hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Lưu ý khi mẹ bầu chế biến thịt vịt
- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu.
- Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.
- Bầu bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn. Do thịt vịt có tính lạnh, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.
- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba.
Theo khoeplus24h
Thông điệp của thai nhi qua những cú đạp bụng mẹ
Thai nhi phải cử động 10 lần một giờ, có thể do tiếng ồn hay ánh sáng kích thích hoặc khi mẹ nằm nghiêng, cho thấy bé khỏe mạnh.
Những cú đạp trong bụng mẹ là sự "giao tiếp" đầu đời của trẻ dành cho mẹ. Mỗi cú đạp không chỉ là những chuyển động thông thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh mà còn mang nhiều thông điệp khác.
Những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ mang nhiều thông điệp và cảm xúc khác nhau. Ảnh: MJ
Trẻ vẫn đang phát triển tốt
Những rung động trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu chuyển động đầu tiên của bé. Không chỉ đạp, thai nhi còn nhiều chuyển động khác như nấc, trở mình, nhào lộn, di chuyển chân tay...
Khi thai nhi mới bắt đầu biết đạp, mẹ sẽ chỉ cảm thấy những rung động nhẹ hoặc cảm giác sột soạt trong bụng. Càng về cuối thai kỳ, hiện tượng này càng rõ rệt và tần suất nhiều hơn chứng tỏ bé vẫn đang phát triển tốt trong bụng mẹ.
Trẻ đạp nhiều hơn sau chín tuần
Những chuyển động có thể sẽ xuất hiện từ tuần thứ bảy của thai kỳ nhưng thông thường các cú đạp sẽ rõ rệt từ sau tuần thứ chín. Qua tuần thứ 24, tần suất trẻ đạp sẽ xuất hiện nhiều và liên tục hơn.
Phản ứng khi có kích thích bên ngoài
Những kích thích từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hay đồ ăn lạ đều có thể là tác nhân kích thích thai nhi đạp bụng mẹ. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, trẻ có thể cảm nhận được âm thanh từ âm trầm bổng cho tới âm thanh có tần số cao dần.
Ngoài ra, thức ăn mà người mẹ hấp thụ trong thai kỳ trẻ đều cảm nhận được. Sự di chuyển của thai nhi có thể chỉ ra rằng em bé có thích mùi vị đó hay không.
Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng
Khi mẹ nằm nghiêng, tuần hoàn máu cung cấp cho bé sẽ tốt hơn và kích thích hệ vận động của trẻ. Lúc mẹ nằm ngửa, trẻ sẽ giữ lượng oxy trong cơ thể và ít vận động. Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để trẻ có thể nhanh chóng thay đổi trạng thái hoạt động.
Lo ngại khi trẻ ít đạp
Các chuyên gia khuyến cáo thai nhi cần chuyển động 10 lần trong mỗi giờ, nếu ít hơn có thể bé đang khó chịu hoặc gặp vấn đề nào đó. Một số lý do gây ra như tâm lý căng thẳng của mẹ khi mang thai, các vấn đề về dinh dưỡng, nhau bong non dẫn tới thiếu oxi, lượng nước ối ít làm chậm chuyển động của thai nhi. Mẹ bầu thử uống thêm nước, nằm nghiêng sang một bên và đếm số lần bé đạp. Nếu số lần đạp của bé vẫn ít thì nên thăm khám ngay lập tức.
Cuối thai kỳ trẻ sẽ đạp ít hơn
Thông thường, trẻ sẽ nghỉ ngơi trong bụng mẹ từ 20 đến 40 phút. Tuy nhiên khi thai lớn hơn, mọi cử động của trẻ sẽ trở nên khó khăn, mẹ sẽ cảm nhận tần suất bé đạp sẽ giảm dần đi. Từ tuần 36 trở đi, bé sẽ di chuyển chậm lại do bụng của mẹ đã trở nên chật chội. Tuy vậy, mỗi cú đạp của trẻ trong thời gian này có thể kéo dài hơn khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy đau lưng và mỏi mệt.
Tần suất chuyển động có thể do tính cách trẻ
Các mẹ bầu thường cho rằng bé nào đạp và trườn nhiều thường sẽ năng động và hoạt bát, ngược lại bé sẽ nhút nhát và rụt rè hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó cũng không phải là tiêu chí duy nhất xác định hành vi của trẻ sau này.
Theo VNE
Mẹ bầu 3 tháng cuối nhớ bổ sung cấp tốc những thực phẩm này để con thông minh sáng dạ, tăng cân đúng chuẩn Giai đoạn cuối cùng của thai kỳ là thời điểm quyết định cân nặng của trẻ, các mẹ nhớ bổ sung đầy đủ những thực phẩm này để con thông minh và tăng cân đúng chuẩn nhé! Bột mè đen Bột mè đen là loại thực phẩm rất tốt, chứa tinh bột, chất xơ và có khả năng ngăn ngừa những loại bệnh...