Lợi ích tuyệt vời của củ thì là
Là rau gia vị quen thuộc, thì là thường được dùng nhiều ở phần lá. Tuy nhiên phần củ của cây thì là cũng rất giàu dinh dưỡng. Củ thì là có vị ngọt, màu xanh, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
Tốt cho não
Với thành phần kali dồi dào, củ thì là góp phần tăng cường hoạt động các dây thần kinh trong não, giúp duy trì sự cân bằng điện phân, tăng trí nhớ và cải thiện sự tập trung.
Ngoài ra, kali trong củ thì là cũng giúp điều hòa huyết áp và ngừa bệnh tim mạch, kích thích quá trình sản xuất cholesterol tốt cũng như ngăn cản sự hình thành cholesterol xấu.
Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thường gặp của nhiều người. Trong củ thì là có chất histidine giàu sắt, giúp bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Histidine cũng kích thích cơ thể sản xuất hemoglobin trong máu.
Giảm viêm nhiễm
Củ thì là có thành phần anethol hoạt động như một chất kháng viêm mạnh mẽ. Dù bạn bị viêm nhiễm ngoài da hay bên trong cơ thể, củ thì là vẫn chữa trị hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Video đang HOT
Trị chứng khó tiêu
Thói quen ăn uống không chọn lọc có thể làm tăng nồng độ độc tố trong cơ thể, gây nên tình trạng ứ đọng khí trong dạ dày và dẫn tới triệu chứng khó tiêu. Nguồn chất xơ dồi dào trong củ thì là có thể giúp thông tắc đường ruột, giảm táo bón, cân bằng hệ tiêu hóa.
Chống ung thư
Chất phenol trong củ thì là có đặc tính chống ung thư, cản trở việc sản xuất và lưu thông của các gốc tự do.
Tăng cường miễn dịch
Củ thì là rất giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể an toàn trước những bệnh nhiễm trùng nhẹ cũng như tăng khả năng chống chọi với nhiễm trùng nặng.
Điều hòa kinh nguyệt
Củ thì là có thể điều chỉnh sự thay đổi nồng độ hóc-môn trong cơ thể, giúp xoa dịu và chấm dứt các cơn đau bụng do hành kinh.
Trị hen suyễn
Củ thì là rất tốt cho những người bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Chất cineole trong củ có tác dụng tích cực trong việc giảm tình trạng nghẹt mũi, kiểm soát sự hình thành và tích tụ đờm ở ngực, mũi.
Theo PNO
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh
Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy từ những thức ăn này còn có công hiệu vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.
Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như đau lưng, cầm máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não...
Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Với loại rau này, bạn có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
4 món ăn từ ngải cứu trị bách bệnh.
Trứng gà ngải cứu
Trứng gà ngải cứu giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu. Đây là món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình.
Trứng gà tráng ngải cứu giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Gà tần ngải cứu
Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Cháo ngải cứu
Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Theo Khoevadep
Chữa trĩ, viêm xoang cực tốt từ quả mướp Viêm xoang, viêm họng, đại tiện ra máu, đau nhức thần kinh... là những chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ quả mướp bởi tất cả các bộ phận của loại quả này từ xưa đã trở thành bài thuốc quý trong Đông y. Ảnh minh họa: Internet Trị viêm xoang Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không...