Lợi ích của việc hiến máu tình nguyện và những điều bạn cần biết
Hiến máu tình nguyện không chỉ giúp cứu sống vô số bệnh nhân, mà còn có lợi cho người hiến máu.
Giúp phát hiện ra các vấn đề sức khỏe: Mặc dù không thể so sánh với một buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện, nhưng việc hiến máu cũng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về sức khỏe của mình. Trước khi hiến máu, người hiến máu được kiểm tra huyết áp, mạch đập, nhiệt độ cơ thể, nồng độ hemoglobin, và nhiều yếu tố khác. Hơn nữa, xét nghiệm sàng lọc còn giúp phát hiện ra các bệnh lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác.
Giảm nguy cơ đau tim: Một nghiên cứu cho thấy việc hiến máu ít nhất một lần mỗi năm có thể giảm tới 88% nguy cơ đau tim. Những người có hàm lượng sắt trong máu cao dễ gặp các vấn đề về tim mạch hơn, vì sắt làm co các mạch máu. Hiến máu sẽ giúp giảm lượng sắt trong cơ thể, tạo điều kiện cho mạch máu hoạt động hiệu quả hơn.
Giảm nguy cơ ung thư: Bên cạnh việc giảm nguy cơ đau tim, hiến máu còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Mặc dù tác động này không rõ ràng ở người khỏe mạnh, nhưng lại rất đáng kể ở những người mắc một số bệnh lý như bệnh động mạch ngoại biên hay bệnh ứ sắt (hemochromatosis).
Video đang HOT
Cải thiện sức khỏe gan: Quá tải sắt trong cơ thể có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự dư thừa sắt với các bệnh lý như viêm gan C, gan nhiễm mỡ không do rượu bia, và nhiều bệnh về gan khác. Hiến máu là một trong những cách giúp giảm lượng sắt thừa trong cơ thể.
Cải thiện huyết áp: Một nghiên cứu năm 2015 đã tìm hiểu tác động của việc hiến máu từ 1-4 lần mỗi năm trên 292 người tham gia, mà một nửa trong số đó có huyết áp cao. Sau khi hiến máu, chuyên gia nhận thấy sự cải thiện đáng kể về huyết áp ở những người này.
Sức khỏe toàn diện: Nghiên cứu đã cho thấy những người hiến máu có tỉ suất tử vong nói chung thấp hơn 30% so với tỉ suất tử vong của dân số toàn cầu, và có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn 4% so với dân số toàn cầu.
Cải thiện sức khỏe tinh thần: Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe thể chất, hiến máu còn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu cho thấy những cử chỉ nhân đạo có thể giúp cải thiện sự tự tin, tự trọng và cảm nhận về giá trị của bản thân. Người hiến máu tình nguyện có thể sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
Cứu sống nhiều người: Bên cạnh những lợi ích cá nhân, việc hiến máu tình nguyện còn đóng góp một phần vô cùng quan trọng đối với ngành y học. Máu từ người hiến máu tình nguyện giúp cứu sống những bệnh nhân ung thư, rối loạn máu, chấn thương nặng và nhiều bệnh nhân khác. Các thống kê cho thấy một người hiến máu có thể giúp cứu sống tới 3 bệnh nhân.
Máu hiến có thể được bảo quản trong bao lâu: Một người có thể chọn hiến máu hoặc chỉ hiến các thành phần máu mà các thành phần này có thời hạn bảo quản khác nhau. Các tiểu cầu chỉ có thể được sử dụng trong vòng 5 ngày, trong khi hồng cầu có thể được bảo quản trong khoảng 42 ngày. Huyết tương có thời hạn sử dụng dài nhất, có thể được bảo quản đông lạnh trong vòng 1 năm./.
Nửa chén món này mỗi ngày, đánh bại cao huyết áp, đột quỵ
"Thần dược" chống lại bệnh cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ... có thể đang nằm sẵn trong nhà bếp của bạn.
Theo Sci-News, món ăn thần kỳ này chính là rau có lá màu xanh. Nghiên cứu mới từ Đại học Edith Cowan cho thấy tiêu thụ ít nhất 60 mg nitrat từ rau, tức tương đương 1 chén rau lá xanh sống hoặc nửa chén rau đã nấu chín, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Thêm rau lá xanh vào bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa cao huyết áp và nhiều bệnh tim mạch khác (Ảnh minh họa từ Internet)
Cụ thể hơn, lượng nitrat từ rau nạp vào cơ thể hàng ngày từ trung bình đến cao giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, đột quỵ thể nhồi máu não, bệnh động mạch ngoại biên và rung nhĩ. Lượng nitrat thực vật cao còn giúp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được giữ ở mức thấp hơn, tức giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh cao huyết áp tốt hơn.
Để đi đến kết quả này, các tác giả đã xem xét dữ liệu của 53.150 người Đan Mạch từ 52-60 tuổi. Mức giảm nguy cơ là 12%-26% tùy theo dạng bệnh tim, trong đó tác dụng cao nhất là lên bệnh động mạch ngoại biên (26%).
Tiến sĩ Catherine Bondonno từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng thuộc Đại học Edith Cowan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết bạn có thể chế biến phần rau xanh này theo mọi cách bạn thích, trừ việc ép lấy nước bởi điều này vô tình đã loại bỏ phần bã và xơ của rau, làm mất đi nhiều tác dụng có lợi.
Nếu muốn uống thay vì ăn, bạn nên xay chúng kèm với chuối và quả mọng và thưởng thức như một loại sinh tố.
Nghiên cứu vừa công bố trên European Journal of Epidemiology.
Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai là một câu hỏi của nhiều cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con. Vậy cần lưu ý những gì, dưới đây là một số vấn đề giúp bạn tham khảo. Trên thực tế các cặp đôi có dự định mang thai sinh em bé, thì việc đầu tiên là cả hai vợ chồng đều...