Lợi ích của ngồi thiền: Chỉ cần 20 phút có thể mở thông kinh lạc, toàn bộ cơ thể thay đổi
Chúng ta nghe nói rất nhiều về lợi ích của việc ngồi thiền, nhưng không phải ai cũng biết rõ được sự thay đổi cơ thể ra sao khi ngồi thiền. Hãy thử ngồi thiền 20 phút để cảm nhận.
Bài viết này của bác sĩ Lâm Ân đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) nhấn mạnh về ý nghĩa sức khỏe tuyệt vời của việc ngồi thiền.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng “Hoàng Đế Nội Kinh” có một câu nói rất nhiều người thuộc “Bách bệnh bắt nguồn từ tắc nghẽn kinh lạc”. Trong dân gian cũng có câu: “Kinh lạc không thông, đi đường đột quỵ”. Trên thực tế, hầu hết mọi người đều có vấn đề liên quan đến tắc nghẽn kinh mạch, có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não, đột quỵ…
Cổ nhân nói rằng, “Kinh lạc không thông bách bệnh sinh”, điều này được chứng minh trong thực tế rằng có hơn nửa số người trong chúng ta bị ảnh hưởng sức khỏe bởi bệnh về mạch máu.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn kinh mạch/kinh lạc
Đối với người hiện đại, hầu hết trong số họ có vấn đề với rối loạn chức năng kinh lạc, chủ yếu là do một số lý do sau đây:
1. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt có chứa nhiều chất phụ gia, chất độc trong thực phẩm thiếu lành mạnh mà bạn ăn vào có thể tích tụ trong cơ thể và khi lâu ngày không thể thải ra ngoài, chúng sẽ chặn đường kinh lạc.
2. Ăn quá nhiều thực phẩm và đồ uống lạnh, đồ uống có đá và ngồi trong môi trường điều hòa quá nhiều sẽ gây ra sự xâm lấn của khí lạnh và độ ẩm vào cơ thể.
3. Ít vận động, chẳng hạn như nhìn chằm chằm vào máy tính và điện thoại di động cả ngày, ngồi nhiều hàng giờ liền trên ghế cũng chính là yếu tố quan trọng và phổ biến.
4. Căng thẳng quá mức và tâm trạng chán nản, tiêu cực gây ra sự trao đổi chất chậm và không thể bài tiết độc tố.
Đáng tiếc rằng, những yếu tố khiến cho kinh lạc bị tắc nghẽn càng ngày càng nhiều và nhiều người bị ảnh hưởng bởi lối sống bất lợi cho kinh lạc. Do đó, để đả thông kinh mạch, nếu chỉ dùng liệu pháp thực phẩm hàng ngày không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Bởi vì tất cả các chất dinh dưỡng ăn vào phải được cơ thể chuyển thành khí và máu, được vận chuyển đến các cơ quan khác nhau của cơ thể con người thông qua kinh lạc.
Khi kinh lạc không được kết nối, thì những thực phẩm mà chúng ta ăn vào sẽ trở nên lãng phí, dư thừa, vì không thể vận chuyển đến được các cơ quan trong cơ thể thông quá hệ thống tuần hoàn, các kinh lạc.
Ngồi thiền là cách thông kinh lạc hiệu quả
Làm thế nào để có thể đả thông kinh lạc của bạn và giữ sức khỏe tốt nhất? Trong thực tế, bạn có thể làm điều đó ở ngay tại nhà.
Video đang HOT
Cách ngồi thiền bình thường (ngồi bán hoa sen/bán kiết già, hoặc hoa sen toàn phần/toàn kiết già) không chỉ có thể đả thông kinh tuyến của cơ thể mà còn có thể bảo vệ tim và xương.
Thực hành ngồi hoa sen không chỉ dành cho người trẻ, mà còn cho cả người cao tuổi.
1, Ngồi thiền không chỉ có lợi cho cơ bắp và xương, mà còn là cách để đả thông các kinh tuyến. Tại sao lại có thể nói như vậy?
Vì khi đan chéo chân, mắt cá chân ấn vào động mạch ở mặt trong của đùi. Khi động mạch được tác động, tim sẽ tăng sức mạnh để bơm máu, có thể làm cho hệ tuần hoàn máu ở chân hoạt động hiệu quả hơn.
2, Ngồi thiền có thể cải thiện tính linh hoạt của chức năng vận động của chân, mắt cá chân và hông, làm cho chân và hông mềm mại, tuân thủ việc ngồi thiền hàng ngày có thể tăng sức mạnh của xương.
3, Ngồi thiền có thể làm giảm và làm chậm lưu thông máu ở phần dưới cơ thể, do đó làm tăng lưu thông máu ở phần trên cơ thể, đặc biệt là sự tuần hoàn máu ở vùng ngực/tim và não.
4, Ngồi thiền thường là điều kiện để tập trung vào việc hít thở, cũng có thể làm cho hệ hô hấp không bị cản trở, và làm cho hơi thở thông thoáng, dễ dàng.
5, Ngồi thiền có thể nhanh chóng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.
6, Ngồi thiền có thể mở rộng mạch máu ở các kinh lạc ở chân và mở khớp, tạo ra sự linh hoạt xương khớp.
7, Ngồi thiền không chỉ có thể đạt được sự tự cân bằng của cơ thể, mà còn tăng cường sức mạnh cơ thể và tăng cường các chức năng của năm cơ quan nội tạng. Đối với các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gút, bệnh phổi, cơ thể nặng nề, chân tay lạnh, thấp khớp… sẽ có tác dụng điều tiết đáng kể.
Thực hành ngồi thiền
Chỉ cần bỏ ra 20 phút mỗi ngày, sẽ không quá muộn để bắt đầu tập luyện dù bạn có ở ngưỡng tuổi 60 hay cao hơn.
Bạn có thể chọn đặt một chiếc đệm mềm trên giường hoặc sàn nhà, và ngồi tĩnh tâm trong khoảng 20 phút mỗi ngày. Phương pháp thực hành dễ dàng.
- Ngồi trên mặt thảm hoặc sàn, duỗi thẳng chân về phía trước, uốn gập cong chân phải và đặt bắp chân phải dưới đùi trái. Uốn cong chân trái và đặt chân trái của bạn dưới đùi phải.
- Đặt hai tay lên đầu gối, giữ đầu, cổ và thân mình trên một đường thẳng.
Yếu tố cần thiết: Cả hai đầu gối đều có cùng chiều cao và cột sống thẳng đứng.
Có nhiều cấp độ trong việc để vị trí chân trong khi ngồi thiền, giống như hoa sen toàn phần đòi hỏi một thời gian rèn luyện kéo dài và cần phải được thực hiện từ từ. Đây cũng là một trong những điều sẽ khiến mọi người cảm thấy thỏa mãn trong các bài tập asana (trong yoga).
Bởi vì một khi bạn có thể thực hành tư thế hoa sen, trạng thái ngồi thiền thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngồi thiền tùy thuộc vào thể lực của mỗi người. Hãy chọn một phương pháp vừa phải. Có thể chỉ cần ngồi thời gian ngắn từ khi mới bắt đầu và sau đó tăng dần. Phong cách có thể được lựa chọn theo sự linh hoạt của cơ thể.
Động tác ngồi thiền thực ra rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện mỗi tối khi xem TV hoặc ngay trước khi đi ngủ. Nó không chỉ giúp đả thông kinh mạch mà còn tăng cường sức khỏe của xương, bảo vệ tim và mạch máu … vừa đơn giản vừa hiệu quả.
Tái tạo năng lượng sống với 15 phút thiền định mỗi ngày: Kích hoạt đủ 5 dòng năng lượng này trong cơ thể, bạn sẽ chứng kiến điều kỳ diệu xảy ra
Khi năng lượng tiêu cực biến mất, cơ thể bạn sẽ được tái tạo về cả thể chất lẫn tinh thần, đạt tới trạng thái thoải mái và dễ chịu hơn.
Sự hủy diệt và sự tái sinh luôn song hành cùng nhau, như hai mặt của một đồng xu. Sự tái sinh sẽ không thể xuất hiện nếu không có gì biến mất, và nếu không có sự tái sinh, khái niệm biến mất tự bản thân nó sẽ trở nên dư thừa. Sự tồn tại cũng chấm dứt.
Hạt giống nở thành hoa rồi "héo", nhưng sự biến mất này lại chính là khởi nguồn của sự tái sinh - bên trong hạt giống của những bông hoa lụi tàn kia cũng chứa sự sống. Nguyên tắc sống này cũng áp dụng với con người chúng ta. Những tế bào bên trong cơ thể ta liên tục tái tạo. Chất lượng tái tạo sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta chăm sóc cơ thể mình ra sao, không chỉ về thể chất mà cả về cảm xúc. Điều này thể hiện rất rõ trong các chức năng tâm lý của cơ thể.
5 loại "gió" trong cơ thể
Nhìn từ góc độ "giải phẫu" yoga, các chức năng trong cơ thể - vốn được chia thành 5 nhóm - bị chi phối bởi 5 loại "Vayu", dịch theo nghĩa đen là "gió": Pran (chuyển động bên trong), Saman (chuyển động cân bằng), Vyan (phóng to), Apan (chuyển động đi xuống) và Udan (chuyển động đi lên).
Pran Vayu là năng lượng được tiếp nhận vào cơ thể dưới dạng thức ăn, chất lỏng, không khí, nhận thức của giác quan và các trải nghiệm của tâm trí. Nó thường tập trung ở đầu.
Saman Vayu có chức năng đồng hóa Pran, hoạt động trong đường tiêu hóa (hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải).
Vyan Vayu điều hòa và lưu thông chất dinh dưỡng của thức ăn, chất lỏng và năng lượng.
Apan Vayu là năng lượng của sự trục xuất, được kích hoạt ở ruột dưới và hệ tiết niệu và bài tiết, tập trung ở đại tràng.
Udan nằm ở ngực và kiểm soát mũi, rốn và cổ họng, có trách nhiệm khởi đầu lời nói, nỗ lực, sự nhiệt tình, khả năng làm việc, làn da và trí nhớ.
Năm loại "gió" hay nguồn năng lượng thiết yếu này chịu trách nhiệm cho hoạt động của các hệ thống cơ quan nội tạng khác nhau của cơ thể. Ở cấp độ cơ thể, mỗi loại "gió" đều có vai trò riêng trong nguyên tắc sống về sự tiêu tan và tái sinh.
Khi những luồng "gió" này bị tắc nghẽn, hay có thể hiểu là mất căng bằng, cơ thể sẽ phát đi tín hiệu kêu cứu như đau đầu, hen suyễn, đau thần kinh tọa hoặc cơn đau ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Những tín hiệu này cho thấy quá trình tái tạo diễn ra không mấy hiệu quả.
Cơ thể đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng, để quá trình tái tạo đạt hiệu quả cao nhất về cả thể chất lẫn tinh thần. Thứ chúng ta cần điều chỉnh là thói quen: thói quen ăn uống, thói quen suy nghĩ, thói quen cảm xúc...
Chẳng hạn, khi tiêu hóa những thức ăn không lành mạnh, Apan Vayu (chuyển động đi xuống) - chịu trách nhiệm đào thải, chi phối khu vực dưới bụng và khoang chậu - sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa hoạt động kém đi. Tuy nhiên, nguyên tắc này không chỉ áp dụng với mỗi thức ăn mà còn cả cảm xúc. Nếu chúng ta liên tục "tiêu hóa" những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, chức năng thận, tuyến thượng thận, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn hại nặng nề.
Chất lượng tái tạo
Các Vayu - các loại "gió" - làm việc đồng bộ với nhau. Apan Vayu chỉ có thể hoạt động nếu Pran Vayu hoạt động, bởi năng lượng Pran rất cần thiết để duy trì cuộc sống. Chúng ta phải ăn để tiếp tục nuôi dưỡng cơ thể, khi mà các hoạt động thường ngày đều đòi hỏi nguồn năng lượng dồi dào và liên tục (Pran Vayu).
Khi ta ăn, quá trình tái tạo diễn ra liên tục thành một vòng tròn khép kín. Saman Vayu hoạt động để hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trái lại, Vyan Vayu vận chuyển chất dinh dưỡng đi tới khắp các tế bào trong cơ thể. Sau đó, chức năng dị hóa của Apan Vayu sẽ được kích hoạt để phân rã thức ăn, cho phép chu trình đồng hóa được bắt đầu. Như vậy, lượng thức ăn nạp vào cho phép quá trình tái tạo thể chất và tinh thần tiếp tục diễn ra. Udan Vayu thì kích hoạt những chức năng cao hơn của tâm trí.
Các chức năng sinh hóa này được tiến hành bởi cơ thể thông qua trí thông minh tự nhiên. Tuy nhiên, cơ thể sẽ cho ra sản phẩm tương ứng với những gì đã nạp vào: thức ăn lành mạnh sẽ kích thích suy nghĩ, cảm xúc lành mạnh và ngược lại. Chất lượng tái tạo sẽ phụ thuộc vào chất lượng nuôi dưỡng, và chất lượng nuôi dưỡng cũng chi phối hiệu quả của các luồng "gió" trong cơ thể.
Trong cuộc sống trần thế này, chúng ta, tiềm thức, là kết quả của toàn bộ lượng thức ăn, chức năng thở và cảm xúc. Khi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, giận dữ và lo lắng tan biến hỏi bất cứ nơi nào chúng đang trú ngụ trong cơ thể, không chỉ cơ thể và thần thái của chúng ta cũng sẽ được tái tạo một cách hiệu quả. Từng khoảnh khắc, từng hơi thở đều mang theo tiềm năng của sự tái tạo.
Trên thực tế, chìa khóa để tái tạo nằm trong điểm của mỗi người. Điểm nhìn sẽ chi phối hoạt động của các luồng "gió". Điểm nhìn càng cao, càng tích cực thì tiềm thức càng mạnh mẽ, chất lượng tái tạo càng được cải thiện.
Phương pháp thiền định đơn giản trong 15 phút
Để điều chỉnh các luồng "gió" của mình, bạn nên ghi lại những suy nghĩ đang chiếm trọn tâm trí. Hãy thực hành thiền bằng cách ngồi xuống, nhắm mắt, tập trung vào hơi thở. Dồn sự chú ý vào một chỗ. Thả lỏng cơ thể và tinh thần. Tiếp theo, bạn cần lôi những suy nghĩ áp đảo kia ra và tìm xem chúng đang trú ngụ ở nơi nào của cơ thể. Hãy quan sát các suy nghĩ một cách tự nhiên, không cần cố gắng tương tác với chúng.
Hãy chú ý tới cách bạn cảm nhận về những suy nghĩ áp đảo này. Nếu cảm thấy hài lòng, hạnh phúc, đầy thiện chí, bạn có thể để mặc chúng. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn nên tưởng tượng cảnh kéo nó ra khỏi cơ thể mình và giải phóng chúng vào trong hư vô. Sau đó, nghĩ tới những điều tích cực mà bạn muốn đem vào trong tâm trí. Từ từ mở mắt ra khi bạn thiền xong. Bạn có thể thực hành bao nhiêu lần tùy theo mong muốn của mình.
Tránh đột quỵ vào buổi sáng không phải cứ uống nước, đi vệ sinh sớm là tốt, mà phải làm ngay điều này Làm 3 hành động này trước khi rời khỏi giường có thể giúp bạn tránh được nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn hỏi một người điều đầu tiên thức dậy vào buổi sáng là làm gì? Họ thường sẽ trả lời rằng là uống nước hoặc đi vệ sinh. Tuy nhiên, thói quen này không tốt như bạn tưởng....