Lợi ích của chuyển đổi số giáo dục cho bậc phổ thông
Hệ sinh thái giáo dục số cho bậc phổ thông giúp giáo viên cùng khai thác kho học liệu, soạn giáo án trực tuyến, nắm thực lực học tập của các em.
Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TP HCM (VNU.DC) và Trung tâm thông tin và Chương trình giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục” và ký kết hợp tác nhằm cung cấp hệ thống học trực tuyến dành cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, trường phổ thông.
Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM sẽ xây dựng ban cố vấn chuyên môn về dạy học kết hợp và dạy học trực tuyến; tổ chức các lớp tập huấn để sử dụng hệ thống, thiết kế bài giảng e-learning; tổ chức hoạt động đi kèm liên quan đến e-learning.
Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TP HCM (VNU.DC) phối hợp với các đối tác công nghệ là đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số giáo dục bao gồm hệ thống phần cứng, mạng, phần mềm, dữ liệu và an toàn thông tin đồng thời xây dựng đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật; đội ngũ triển khai cho các trường phổ thông nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc dạy, học và quản lý.
Ông Bùi Quốc Anh – Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TP HCM (trái) và ông Nguyễn Hồng Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục – Sở giáo dục và Đào tào TP HCM (phải) đại diện hai bên ký kết hợp tác. Ảnh: ITP .
Ông Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, yếu tố quyết định chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo thành công là giáo viên, công nghệ là công cụ hỗ trợ. Với ứng dụng công nghệ, giáo viên sẽ nhận thấy được tính phù hợp trong từng bài giảng, cách quản lý học liệu, tương tác với học sinh, phụ huynh, định hình phong cách giảng dạy.
“Chuyển đổi số trong giáo dục là bài toán khó nhưng đây là xu thế. Cùng với một số tiền bỏ ra, nhưng với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, chất lượng đào tạo, tương tác, quản lý học liệu, thi cử sẽ tiện lợi và tốt hơn”, ông Trương Minh Huy Vũ nói thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích. Việc chuyển đổi phải đến từ chính những người quản lý giáo dục thì trường học mới có thể thay đổi. Nền tảng của công nghệ số trong giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên, học sinh và dữ liệu người học. Khi có hệ thống dữ liệu dùng chung, việc chia sẻ dữ liệu dạy học và số hóa trong giáo dục sẽ trở thành cơ hội cho các cơ sở giáo dục tiếp cận nhiều phương pháp dạy học, bài giảng hay, nguồn học liệu phong phú.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM chia sẻ về chuyển đổi số trong giáo dục. Ảnh: IEC .
Thời gian qua, tại khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP HCM (ITP), Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP HCM (IEC) và cộng đồng Edtech tại đây đã nghiên cứu, phát triển nhiều công nghệ chuyên sâu để cùng xây dựng hệ sinh thái giáo dục số cho các trường phổ thông.
Tại hội thảo, cộng đồng Edtech giới thiệu đến các lãnh đạo trường trung học cơ sở và trung học phổ thông một số phần mềm học trực tuyến trong hệ sinh thái giáo dục số (Edtech) ở bậc phổ thông. Từng bài giảng được trình diễn cụ thể để giáo viên thấy được lợi ích của việc chuyển đổi số, các phần mềm hữu ích cho việc quản lý học liệu, tương tác học sinh, truyền tải phong cách giáo dục mới hiệu quả hơn.
Phần mềm học trực tuyến với nội dung phong phú, đa dạng, mô phỏng trực quan sinh động và cho ra những kết quả đáp ứng thực tiễn nhu cầu dạy và học. Ông Thái Chương – người sáng lập Cổng Học Tập (Cohota) còn cho lãnh đạo của các trường phổ thông tham dự hội thảo trải nghiệm thực tế khi trở thành học viên của khóa học trực tuyến. Các thao tác thực hiện trên bài giảng E-learning đơn giản, giáo viên dễ dàng thực hiện, có thể áp dụng trong nhiều môn học.
Video đang HOT
Với nhiều ứng dụng trên hệ thống, giáo viên có thể soạn giáo án, giao bài tập về nhà; quản lý và nộp điểm xuyên suốt trong quá trình học… Thầy cô còn có thể biết được số lượng học sinh tham gia, kiểm tra phần trả lời, biết được câu hỏi khó khiến học sinh băn khoăn, thời gian đầu tư của từng em vào môn học… Không chỉ hữu ích cho giáo viên, học sinh mà phần mềm còn có giao diện linh hoạt và kho ứng dụng mở rộng.
Ông Thái Chương cho biết thêm, hệ quản trị học tập đám mây ( Cloud LMS) do Cohota thiết kế, vận hành cho phép các công ty, đơn vị cung ứng dịch vụ dành cho giáo dục cùng cài vào để phân phối giải pháp, chứ không phải giải pháp đóng như thường thấy. Đây là lợi thế để tạo nên hệ sinh thái giáo dục số phong phú, đa dạng, nơi các trường cùng khai thác kho học liệu, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tương lai.
Ông Nguyễn Việt Trung, Giám đốc chuyên môn tại KDI Education chia sẻ về việc số hóa bài giảng STEM truyền thống với giáo án, video, hình ảnh, kiểm tra đánh giá… Bài học mẫu STEM của ông Trung cho giáo viên thấy được cụ thể những nội dung giảng dạy, ý tưởng thiết kế bài giảng, bài tập cho học sinh… Việc tích hợp bài giảng STEM của KDI trên hệ sinh thái Cohota còn cho phép giáo viên ứng dụng các công cụ để tương tác với học sinh, đưa ra câu hỏi, bài tập sinh động truyền cảm hứng cho người học.
Theo ông Thái Chương, giáo dục trực tuyến và học liệu mở mang đến cho nhiều người dạy và học chi phí thấp, hiệu quả cao. Đơn vị cũng chỉ cần khoảng 30 phút để khởi tạo dịch vụ cho một trường học. Cohota cũng dành tặng cho thầy cô trong chương trình các bộ tiêu chuẩn khóa học trực tuyến, chất lượng khóa học, năng lực giáo viên trong dạy học trực tuyến bằng tiếng Việt, học tập theo tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ về dạy học trực tuyến và dạy học kết hợp… Với các bộ tiêu chuẩn này, nhà trường có cơ sở triển khai, đánh giá dạy và học bài bản, hiệu quả hơn.
Ông Thái Chương, người sáng lập Cổng Học Tập (Cohota) chia sẻ cách ứng dụng công nghệ số vào chương trình học tập của học sinh phổ thông. Ảnh: Kim Uyên .
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM không giới hạn doanh nghiệp nào triển khai hệ thống học trực tuyến, miễn họ có giải pháp hay mà hiệu trưởng các trường nhận thấy phù hợp thì có thể kết nối. Sở cũng không yêu cầu các trường phải hợp tác với doanh nghiệp này, đơn vị kia để phát triển hệ thống quản lý nhà trường, miễn đáp ứng theo yêu cầu, định hướng của Sở.
Trong thời gian tới, giáo viên tại TP HCM sẽ được tiếp cận các bộ tiêu chuẩn trong dạy học, học kết hợp và dạy học trực tuyến, ứng dụng các giải pháp thông qua các buổi tập huấn, đào tạo của cộng đồng Edtech tại Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP HCM. Từ đó, các trường có thể cùng chia sẻ, khai thác để thúc đẩy hệ sinh thái giáo dục số trực tuyến phát triển.
Người tham dự sự kiện tham khảo các sách ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy. Ảnh: Kim Uyên.
Đại diện trường THPT Dương Văn Thì (quận 9, TP HCM) chia sẻ, kho học liệu trực tuyến là nguồn tài liệu hữu ích cho nhà trường sử dụng, học sinh học tập thuận lợi. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có thể giúp ban giám hiệu quản lý giáo viên, giáo viên quản lý và đánh giá việc học của học sinh bài bản, dễ dàng hơn. Sự kiện giúp lãnh đạo trường tiếp cận hệ thống trực tuyến hiện đại, từ sự thấu hiểu mới có thể triển khai đến đơn vị.
Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục do Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TP HCM và Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM dưới sự chỉ đạo của Đại học Quốc gia TP HCM và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM có phương pháp tiếp cận, và lộ trình phát triển chuyên môn nhằm đẩy mạnh việc dạy, học và quản lý có hiệu quả hơn.
Tháng 6/2020 vừa qua Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Ngành giáo dục xác định chuyển đối số có vai trò quan trọng để đổi mới căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa đừng so bì với bác sĩ mở phòng khám tư
Dạy thêm vẫn là hoạt động gây bức xúc, là do tính minh bạch của nó chưa đạt được sự đồng thuận của xã hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho hay, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về dạy thêm, học thêm nhưng trên thực tế vẫn diễn ra cả ở trong và ngoài trường bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là ở khu đô thị.
Do đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có biện pháp hạn chế việc học thêm, dạy thêm tràn lan và xử lý bệnh thành tích trong giáo dục.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, đang nghiên cứu, xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm nhằm bảo đảm các quy định quản lý về hoạt động này trong và ngoài nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các quy định của pháp luật.
Hiện nay chương trình, sách giáo khoa của chúng ta vẫn còn rất nặng, mang nặng tính hàn lâm. Thi cử, bằng cấp vẫn đang là áp lực nặng nề lên xã hội, hình thành nhu cầu học thêm, học thêm là nhu cầu có thật, chính đáng của học sinh.
Thế nhưng dạy thêm vẫn là hoạt động gây bức xúc, là do tính minh bạch của nó chưa đạt được sự đồng thuận của xã hội.
Bác sĩ làm thêm, sau khi hoàn thành công tác trong bệnh viện, chữa bệnh cho hai thực thể khác nhau, rất minh bạch.
Giáo viên sáng dạy chính, chiều dạy thêm trên cùng một đối tượng, điều đó làm cho tính minh bạch không có, không đạt như mong muốn.
Xã hội có thể nhìn nhận giáo viên dành việc của buổi sáng để chiều làm, chẳng khác nào học trò phải trả tiền cho cùng một đơn vị kiến thức hai lần.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có biện pháp hạn chế việc học thêm, dạy thêm tràn lan và xử lý bệnh thành tích trong giáo dục. (Ảnh minh họa: Daidoanket.vn)
Nên sửa đổi quy định dạy thêm như thế nào?
Hiện nay, hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT. Thế nhưng thực tế hoạt động dạy thêm, học thêm vẫn là bức xúc của xã hội.
Thứ nhất: Nên cấm hẳn dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Tại sao lại cấm hẳn dạy thêm, học thêm trong nhà trường? Cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường là chúng ta minh bạch hóa công việc của giáo viên.
Giáo viên không thể dành việc của buổi sáng để chiều làm thêm, tính tiền làm thêm cho học trò phải trả.
Trong nhà trường chỉ dạy phụ đạo cho học sinh yếu, dạy bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi, hai hoạt động này tuyệt đối không thu tiền.
Khi dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động kinh doanh có điều kiện sẽ dễ quản lý thời lượng, thời gian học thêm của học trò, giảm áp lực học thêm cho học sinh.
Đặc biệt, tuyệt đối cấm dạy thêm vào ngày lễ, ngày chủ nhật, dạy quá 21 giờ đêm, giúp học sinh giảm áp lực tâm lý, coi học là gánh nặng của mình. Hành vi học sinh tự tử, nhảy lầu... cũng có phần nguyên nhân từ dạy thêm học thêm quá nhiều.
Thứ ba: Cấm các tổ chức kinh doanh dạy thêm bố trí giáo viên dạy thêm lớp có học sinh chính khóa của giáo viên.
Điều này sẽ giúp tránh được hiện tượng giáo viên "lùa" học sinh chính khóa ra các lớp học thêm.
Thứ tư : Văn bản thay thế nên là văn bản mới, không giữ lại văn bản cũ; văn mới thêm hay bớt nội dung sẽ giúp người đọc hiểu rõ văn bản, không phải đối chiếu văn bản đã hết hiệu lực, tránh nhầm lẫn khi thực thi.
Thứ năm : Với chương trình mới (2018), cấm tuyệt đối dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Chương trình mới có mục tiêu giáo dục cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu như Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm và 10 năng lực cốt lõi, đó là Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ;
Năng lực tính toán; Năng lực tìm hiểu tự nhiên; Năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực Công nghệ; Năng lực Tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.
Để đạt được mục tiêu của chương trình mới, giáo viên là người phải có phẩm chất và năng lực trước, nếu còn dạy thêm thu tiền chẳng khác gì người thầy không có phẩm chất và năng lực, vậy lấy gì để dạy học trò?
Thực tế hiện nay, giáo viên chưa sống được bằng lương của mình, vì vậy song song với các biện pháp chấn chỉnh dạy thêm tràn lan hiện nay cần có chính sách thu nhập cho giáo viên sống được bằng lương của mình.
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/cu-tri-de-nghi-bo-gd-dt-co-bien-phap-han-che-day-them-hoc-them-696674.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Quyet-dinh-2499-QD-BGDDT-2019-cong-bo-het-hieu-luc-cac-Dieu-Thong-tu-day-them-hoc-them-422996.aspx
TP.HCM: Học sinh kiểm tra học kỳ ra sao khi COVID-19 đang phức tạp? Chiều tối 2-12, ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online về việc kiểm tra học kỳ I của học sinh trên địa bàn thành phố trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Học sinh TP.HCM mang khẩu trang đi học để phòng tránh dịch COVID-19 - Ảnh: H.HG...