Lợi ích bất ngờ của trà tỏi
Bạn có bao giờ thử uống trà tỏi? Chúng ta đã nghe nói nhiều về lợi ích của việc uống nước tỏi khi bụng đói vào buổi sáng, nhưng trà tỏi cũng là một thức uống tốt khi bạn thức dậy.
Ảnh chụp màn hình Health & Eating Food
Sau đây là một số lợi ích của việc uống trà tỏi, theo trang tin Step to Health.
Giảm cân, giữ dáng
Trà tỏi là một sự bổ sung lý tưởng để giúp bạn giảm cân. Nó là một công cụ hỗ trợ thanh lọc tuyệt vời, cho phép cơ thể đánh tan mỡ thừa. Ngoài ra, trà tỏi còn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nếu bạn có thể biến việc uống trà tỏi thành thói quen vào mỗi buổi sáng, nó sẽ không chỉ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tổng quát mà còn giúp bạn giữ dáng.
Cải thiện sức khỏe tim
Trà tỏi cũng là một phương thuốc hiệu quả và kinh tế để bảo vệ sức khỏe tim. Nó kích thích sự lưu thông máu, giảm cholesterol “xấu” (LDL), làm giãn nở mạch máu và giúp phòng tránh chứng xơ cứng động mạch.
Video đang HOT
“Kho” vitamin
Bạn có biết mình có thể hấp thu bao nhiêu vitamin trong một ly trà tỏi bạn uống mỗi ngày không? Bạn sẽ nhận được các vitamin A, B1, B2 và C, cùng một số chất chống ô xy hóa tuyệt vời giúp bạn chăm sóc thị lực và làn da, cũng như ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.
Chất kháng sinh tự nhiên
Nếu bạn có nhu cầu bổ sung kháng sinh tự nhiên, trà tỏi là một lựa chọn đúng đắn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tránh được cảm lạnh, đồng thời củng cố hệ miễn dịch để không mắc phải những bệnh khác. Trong lịch sử cổ đại, những binh sĩ Hy Lạp đã uống trà tỏi sau những trận chiến để chữa các bệnh nhiễm trùng.
Quyên Quân
Theo Thanhnien
5 cách dùng tỏi để giảm huyết áp
Bạn có muốn hạ huyết áp mà không có tác dụng phụ của thuốc chống cao huyết áp? Có rất nhiều loại thảo mộc để giảm huyết áp thường được sử dụng tại nhà.
Ảnh: Shutterstock
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tập trung vào một thuốc giảm huyết áp đơn giản và hiệu quả nhất, lựa chọn tốt nhất là tỏi.
Tỏi chứa allicin, diallyl disulphide, diallyl trisulphide... Nó cũng giàu chất chống oxy hóa như selen, gecmani, vitamin và khoáng chất.
Allicin, thành phần hoạt động có trong tỏi, chủ yếu chịu trách nhiệm hạ huyết áp. Allinase là một loại enzyme được tiết ra khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai tỏi sống. Sau đó allinase trải qua một loạt các phản ứng, dẫn đến sự hình thành allicin. Ngay cả tỏi khô cũng sẽ cung cấp cho bạn allicin. Ăn 1-2 tép tỏi hằng ngày là phương pháp đơn giản nhất để giảm huyết áp. Ngoài ra, có các cách khác để bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống hằng ngày sau đây, theo boldsky.
Ăn tỏi sống
Ăn tỏi sống là một trong số các phương thuốc chữa bệnh huyết áp cao. Ăn tỏi sống sẽ kích hoạt allinase giải phóng allicin tối đa. Cần ăn tỏi trong vòng 1-2 giờ sau khi bằm nhuyễn tỏi để đạt được đầy đủ các lợi ích sức khoẻ tiềm ẩn. Bạn có thể lấy 1-1,5g tỏi tươi, hoặc sấy khô mỗi ngày để kiểm soát huyết áp.
Ăn bột tỏi
Tiêu thụ hằng ngày 600-900 mg bột tỏi sẽ giảm khoảng 9-12% huyết áp. Một liều 600 mg bột tỏi có chứa 3,6 mg allicin và 900 mg có chứa 5,4 mg allicin. Tiêu thụ một liều hằng ngày 600-900 mg bột tỏi cũng là một phương pháp chữa bệnh tự nhiên cho huyết áp cao.
Lát tỏi trong xà lách
Các lát mỏng tỏi có thể được thêm trực tiếp vào các loại xà lách yêu thích. Tỏi xay nhuyễn cũng là một lựa chọn tốt để làm món xà lách hấp dẫn và khỏe mạnh.
Dầu ô liu có hương vị tỏi
Bạn có thể làm món này ở nhà một cách dễ dàng. Cho một ít tỏi lên lửa vừa từ 3-5 phút trong dầu ô liu. Tắt lửa, để nguội dầu và trét dầu lên miếng bánh mì và thưởng thức.
Trà tỏi
Dùng 1-3 tép tỏi tươi cho vào một cốc nước vừa sôi. Tắt lửa. Đợi 5 phút và sau đó lọc nước này. Thêm muỗng cà phê mật ong vào nước lọc này, biến chúng thành món trà ngon. Uống 1 chén trà tỏi hằng ngày này để ngừa huyết áp cao.
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các phương pháp điều trị huyết áp tự nhiên khác, đôi khi tỏi cũng có thể gây khó chịu. Tỏi sống có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi và axit khi uống lúc bụng rỗng. Nếu bạn bị dị ứng với tỏi, bạn có thể buồn nôn, nôn, đau đầu, chàm và thở khò khè.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Nước mía không chỉ giải nhiệt Vào mùa hè nắng nóng, bạn dễ bị mất nước thường xuyên, nước mía giúp bù nước và bổ sung các chất điện phân bị mất. Đây là nguồn phong phú man gan, chất sắt, ka li, ma giê và can xi. Ảnh: Shutterstock Mía chứa các chất chống ô xy hóa flavone được cho là ức chế sự phát triển của tế...