Logo Olympic Vật lý Châu Á tại Việt Nam được cách điệu từ thỏi nam châm
Sáng 6/4/2018, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức trao giải thưởng cuộc thi “ Sáng tác logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam”.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), ông Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – trao thưởng cho 3 tác giải đoạt giải
Theo đó, tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Ngọc Huy Mẫn đến từ Đà Nẵng được chính thức được chọn làm logo chuẩn cho kỳ thi Olympic Vật lý Châu Álần thứ 19 năm 2018 tại Việt Nam. Tác giả Trần Thị Thanh Thủy đến từ Nam Định và tác giả Lê Ngạt đến từ thành phố Hồ Chí Minh lần lượt đạt giải Nhì và giải Ba.
Logo Olympic Vật lý Châu Á được cách điệu từ thỏi nam châm (một biểu tượng trong bộ môn Vật lý) với các mảng khối liên kết tạo hình thành hoa Sen đang nở; tạo hình với đường nét kết nối linh hoạt, hướng lan tỏa và chuyển động thể hiện cho quy mô của kỳ thi Olympic Vật Lý Châu Á.
Thỏi nam châm được cách điệu thành chữ V mang ý nghĩa của Việt Nam – nước chủ nhà, chiến thẳng và vinh quang (Victory), tất cả biểu thị cho sự thành công, thành đạt của các em học sinh, nơi chắp cánh tài năng cho tương lai.
Ngôi sao năm cánh tỏa sáng ở trung tâm như điểm nhấn về nước chủ nhà Việt Nam, nước đăng cai kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á 2018.
Video đang HOT
Phông chữ được thiết kế nhẹ nhàng uyển chuyển tạo sự gắn kết và hài hòa cho tổng thể logo. Về màu sắc, logo được thể hiện nhiều màu, lấy cảm hứng hòa trộn giữa sự giàu có về thiên nhiên và văn hóa con người Việt Nam, những mảng màu giao thoa nhau thể hiện sự sống động của một logo mang tầm quốc tế. Các gam màu được bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức hút cho logo.
Logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam
Cuộc thi “Sáng tác logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam” do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phát động, diễn ra từ 19/10/2017 đến hết ngày 9/11/2017. Sau 3 tuần phát động, Ban tổ chức đã nhận được 118 bài dự thi của 78 tác giả đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, có tác giả gửi tới 10 bài thi tham dự cùng lúc.
Các tác phẩm dự thi đều thể hiện rõ chủ đề cuộc thi, đa dạng về hình thức thể hiện, phản ánh sự tìm tòi và sáng tạo phong cách trong sáng tác.
Đây được xem như một hoạt động mang tính chia sẻ và kết nối cộng đồng cao của ngành giáo dục nhằm thu hút sự quan tâm, đóng góp về ý tưởng, tình cảm và hành động, không chỉ của các em học sinh THPT, sinh viên các trường trên cả nước mà còn các đối tượng khác quan tâm đến kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á 2018 tổ chức ở Việt Nam, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động thông tin, xúc tiến, quáng bá bản sắc văn hóa Việt Nam.
Olympic Vật lý Châu Á (APhO) là kỳ thi Vật lý dành cho học sinh THPT dưới 20 tuổi của tất cả các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được tổ chức thường niên từ năm 2000.
Đây là cuộc thi thu hút được sự tham dự của gần 30 quốc gia và là cuộc thi của các nước có trình độ Vật lý khối THPT ở mức cao so với thế giới. Việt Nam đã chính thức tham dự APhO từ những năm đầu của cuộc thi và luôn được đánh giá cao so với các quốc gia, cũng như vùng lãnh thổ tham dự.
Ngày 29/12/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn số 10872/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng ý Việt Nam là nước chủ nhà của APhO lần thứ 19 năm 2018 và giao Bộ GD&ĐT lựa chọn đơn vị chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, xây dựng Đề án tổ chức APhO 2018 và triển khai thực hiện.
Ngày 12/12/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định giao Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức APhO 2018.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
ĐH Bách khoa công bố chỉ tiêu dự kiến 2018 và điểm chuẩn các năm
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành năm 2018. Theo đó, mỗi ngành chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển được áp dụng cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển của ngành đó.
ảnh minh họa
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành năm 2018. Theo đó, mỗi ngành chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển được áp dụng cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển của ngành đó.
Cụ thể, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nếu có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh đại học theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành; có học lực trong 3 năm THPT và điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đạt yêu cầu của Trường (thông báo sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia 2018).
Thí sinh đăng ký nguyện vọng theo ngành/chương trình đào tạo (gọi tắt là ngành). Mỗi ngành được ấn định một mã xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh.
Mỗi ngành chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển được áp dụng cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển của ngành đó. Do đó thí sinh lựa chọn và chỉ đăng ký một tổ hợp môn có kết quả thi tốt nhất.
Dưới đây là mã xét tuyển, chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018 và điểm chuẩn các năm 2015, 2016 và 2017 như sau:
Theo TPO
Những 'cái được' của ngành giáo dục năm 2017 Năm 2017 đánh dấu nhiều bước đi đột phá cũng như những thay đổi lớn của ngành giáo dục, thể hiện từ những thay đổi trong cách dạy, cách học, cách thi, đặc biệt là những chính sách dành cho giáo viên, học sinh và sinh viên. ảnh minh họa Báo điểm lại những sự kiện nổi bật nhất của ngành giáo dục...