Logistics và quản lý chuỗi cung ứng – ‘người vận chuyển’ thời 4.0
Cách đây 10 năm, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học còn xa lạ với người Việt, nhưng trong thời đại 4.0, nghề này lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1.300-1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Lĩnh vực tiềm năng với những con số biết nói
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao. Đến năm 2039, con số này sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Lĩnh vực logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó thông qua quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về logistics, quản lý chuỗi cung ứng.
Để thành công, giỏi ngoại ngữ là yếu tố then chốt
Ngành học này sẽ phù hợp với những người có tầm nhìn xa cùng khả năng phán đoán tốt. Những dự đoán về nhu cầu của thị trường hay yêu cầu của khách hàng đều góp phần đáng kể trong việc tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm.
Ngoài ra, do tính chặt chẽ của hoạt động logistics, một trong những phẩm chất quan trọng của người làm nghề này là sự cẩn thận, tỉ mỉ và kỷ luật trong công việc.
Tại UEF, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn được chú trọng về ngoại ngữ.
Đặc biệt, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mang tư duy toàn cầu. Bởi vì, lĩnh vực này luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế. Khả năng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng lớn với các bạn sinh viên mới ra trường.
Đâu là vạch xuất phát?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, tại Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên sẽ được đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao với chương trình song ngữ ưu việt.
Học từ thực tế sẽ giúp sinh viên “cứng cáp” hơn khi bước vào môi trường làm việc chính thức.
Ngoài ra, chương trình học còn được chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung, phương pháp của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, nhằm giúp các bạn nắm bắt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Song hành quá trình học tập tại trường, sinh viên còn tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp để gắn kết lý thuyết với thực tế, phục vụ cho công việc sau này.
Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 4 phương thức là xét kết quả thi THPT Quốc gia, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo Zing
[Talkshow] Chuyện nghề giáo 20/11: Đuổi học sinh là minh chứng cho sự thất bại của giáo viên
"Mình đuổi học sinh thì rất dễ nhưng để giữ lại, giáo dục các em mới khó. Đuổi các em, là minh chứng chứng minh mình đang thất bại", cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội) tâm sự về nghề giáo trong thời đại 4.0.
Môi trường giáo dục thời đại 4.0 là nỗi trăn trở của nhiều giáo viên, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo mỗi nhà trường. Làm gì khi rất nhiều vấn đề tồn tại đòi hỏi giáo viên phải giải quyết tốt mới tạo ra được môi trường học tập thân thiện, hạnh phúc?
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, một người tâm huyết với hoạt động bồi dưỡng cán bộ giáo viên đã nêu những quan điểm rất thẳng thắn về vấn đề này.
Video: Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa nói về giáo viên trong thời đại 4.0
Cô Nhiếp cho rằng, hiện tại, cách ứng xử của giáo viên có nhiều thứ không còn phù hợp với môi trường học tập. Trong đó phải kể đến là sự áp đặt, cho rằng thầy cô luôn đúng; bêu 1 lỗi học sinh trước rất nhiều bạn khác; bắt các bạn đứng trước tập thể lớp cam kết, thực hiện lời hứa...
Theo cô Nhiếp, học sinh ương bướng đến đâu đều mong muốn được giáo dục yêu thương. Đừng bao giờ nghĩ, cô là hiệu trưởng, giáo viên mà cô được quyền. Hãy coi các em học sinh là bạn.
Cô Nhiếp vui vẻ trao đổi cùng các em học sinh.
Đã từng nhiều lần được giao chủ nhiệm những lớp học cá biệt, cô Nhiếp cho rằng, nếu nghĩ các em cá biệt, ngỗ ngược thì trong hành động của mình cũng ứng xử như thế, làm hiệu quả giáo dục thấp đi. Hãy nghĩ rằng các em đang cần giúp đỡ, quan tâm, tình yêu thương, mình sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Về những câu chuyện không vui xảy ra trong ngành giáo dục thời gian qua, cô Nhiếp trăn trở, trong môi trường nào, giáo viên cũng mong muốn, khao khát mình là giáo viên tốt, được học sinh tin yêu và ghi nhận. Nhưng để làm được điều đó, giáo viên phải tự học, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài việc giỏi chuyên môn, mỗi giaso viên cần có kĩ năng riêng, đó là sự nhạy cảm nghề nghiệp.
Thêm nữa, thầy cô cần tìm hiểu tâm lý học sinh cũng như nhu cầu tâm lý của phụ huynh để có được sự hợp tác, cộng hưởng của cả hai. Điều thứ 2 không kém phần quan trọng, nhà trường phải có môi trường cho các thầy cô được trau dồi, học tập, hoàn thiện bản thân mình.
"Mình đuổi học sinh thì đuổi rất dễ nhưng để giữ lại, giáo dục các em mới khó. Đuổi các em, là minh chứng chứng minh mình đang thất bại", cô Nhiếp nói.
Mộc Miên - Trọng Tùng
Theo nguoiduatin
NSND Trần Minh Ngọc: "Thầy còn lười đọc, nói sao với học trò?" Trong buổi tọa đàm được tổ chức tại HTV ngày 20-9, nhân kỷ niệm 10 năm Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP HCM lên đại học, đạo diễn 82 tuổi đã nêu những trăn trở về việc đào tạo diễn viên. Tiến sĩ Trần Thị Lan Hương, NSƯT Ca Lê Hồng, NSND Trần Minh Ngọc, đạo diễn Lê Thanh, NSƯT Minh...