Loạt sản phẩm ‘Made In China’ biến mất trên Amazon
Nhiều sản phẩm từ các cửa hàng Trung Quốc bỗng dưng rơi vào tình trạng “không có sẵn” trên nền tảng thương mại lớn nhất thế giới.
Amazon đang truy quét những người bán hàng có hoạt động kinh doanh không lành mạnh
Amazon đang chặn một số cửa hàng Trung Quốc, cáo buộc họ có “hành vi đáng ngờ”. Những người trong ngành cho rằng động thái này là một phần của cuộc đàn áp có chủ đích nhắm vào những người bán hàng có hoạt động kinh doanh mờ ám trên nền tảng này, bao gồm cả những thương nhân Trung Quốc.
Hơn một tuần nay, hầu hết sản phẩm từ Aukey – nhà cung cấp thiết bị điện tử có trụ sở tại Thâm Quyến – đều được ghi là “hiện không có sẵn”.
Các sản phẩm “hiện không có sẵn” của Aukey trên Amazon
Các sản phẩm trên cửa hàng Mpow cũng rơi vào tình trạng tương tự kể từ cuối tháng 4. Mpow là cửa hàng trên Amazon do ByteDance và công ty đồ tiêu dùng Patozon điều hành.
Tuy nhiên, cả Aukey và Mpow đều không bị cáo buộc lừa đảo khách hàng. Hiện giờ cả hai cửa hàng cũng chưa lên tiếng trước những gì xảy ra. Người phát ngôn của Amazon nói công ty không bình luận về các trường hợp riêng lẻ mà sẽ sử dụng hệ thống để phát hiện “hành vi đáng ngờ” và hành động kịp thời.
Aukey và Mpow là một phần trong làn sóng các nhà cung cấp Trung Quốc chuyển sang Amazon để tiếp cận khách hàng quốc tế.
Theo báo cáo của công ty tư vấn Marketplace Pulse, những người bán hàng Trung Quốc chiếm 75% số lượng người bán mới gia nhập Amazon tháng 1 năm nay. Thị phần của người bán hàng Trung Quốc trên website Amazon Mỹ đạt mức 63% trong năm nay, so với con số 28% năm 2019.
Aukey đã nộp đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Thượng Hải năm 2019 trước khi rút đơn đăng ký vào tháng 4.2020. Theo bản cáo bạch, Aukey tạo ra hơn 3/4 doanh thu từ Amazon trong quý đầu tiên của năm 2018 và 2019. Công ty đạt doanh thu 3,7 tỉ nhân dân tệ năm 2017 và 5,1 tỉ nhân dân tệ trong năm 2018.
Trong nửa đầu năm 2020, hoạt động xuất khẩu của Mpow tăng 29% lên 2 tỉ nhân dân tệ. Thông tin dựa trên báo cáo tài chính do Global Top E-commerce công bố, đồng thời cũng là chủ sở hữu trước đây của Mpow.
Khi thương gia Trung Quốc kéo đến Amazon, họ mang theo những “thói xấu” từ các chợ số Trung Quốc, như tạo review giả, thổi phồng doanh số bán hàng.
Ivan Platonov – giám đốc nghiên cứu tại EqualOcean cho biết hành động gần đây của Amazon có thể là một nỗ lực cảnh báo các thương hiệu lớn hơn rằng nền tảng của Mỹ sẽ không dung thứ cho hành vi đó.
Sự biến mất của những sản phẩm Trung Quốc trùng hợp với một báo cáo gần đây từ trang web SafetyDetectives. Họ khảo sát bản ghi lại từ một máy chủ vi phạm, chứa khoảng 75.000 liên kết đến tài khoản Amazon.
Video đang HOT
Nhóm an ninh mạng phát hiện máy chủ này là một nhà cung cấp trên Amazon đang xúi giục nhiều người viết review tốt để đổi lấy sản phẩm miễn phí. Không rõ ai là người bị lộ cơ sở dữ liệu nhưng do một số thông tin được viết bằng tiếng Trung nên các nhà nghiên cứu kết luận máy chủ được đặt ở Trung Quốc.
Tai nghe của Mpow rơi vào tình trạng tương tự
Review giả và thao túng lưu lượng truy cập web là một thách thức lâu dài đối với các nền tảng thương mại điện tử. Đây cũng là vấn đề của mạng xã hội và bán hàng livestream.
Amazon đã cố gắng nhiều năm để giải quyết vấn đề này, cấm “các bài đánh giá khuyến khích” từ năm 2016.
Trong Báo cáo Bảo vệ Thương hiệu năm 2020, Amazon tuyên bố chi hơn 700 triệu USD, tuyển dụng hơn 10.000 nhân viên để truy quét nạn lừa đảo trên nền tảng. Năm ngoái, Amazon ngăn chặn “sáu triệu nỗ lực tạo tài khoản bán hàng mới” và “khóa hơn 10 tỉ danh sách bán hàng khả nghi”.
Bất chấp những nỗ lực đó và nhiều vụ kiện chống lại các doanh nghiệp thuê người viết review giả, vấn đề vẫn tồn tại trên Amazon và các nền tảng bán lẻ trực tuyến khác.
Ivan Platonov cho biết: “Thao túng review đang trở nên thiết yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trong cùng một thị trường. Họ gần như có mặt ở mọi nơi, trong các nhóm trên mạng xã hội, trong các trang web, thậm chí có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ như vậy”.
Khi ngày càng có nhiều nhà bán hàng Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài, vấn đề có thể trầm trọng hơn. Platonov nhận định mặc dù hiện tượng này diễn ra toàn cầu, nhưng lại đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc – thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
"Quá lớn, quá nguy hiểm" - nhiều đại gia công nghệ bị siết chặt kiểm soát
Từ Mỹ, châu Âu cho tới Trung Quốc... các hãng công nghệ lớn đang phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát ngày càng siết chặt từ chính phủ các nước. Lí do đằng sau là gì?
Châu Âu công bố dự luật siết chặt quản lý các nền tảng công nghệ
Từ Mỹ, Trung Quốc cho tới những nền kinh tế hàng đầu EU như Đức, Pháp... có một vấn đề nóng mà tất cả các quốc gia này đều đang để mắt đến: các công ty công nghệ đang ngày càng trở nên quá lớn, quá hùng mạnh và gặt hái được quá nhiều lợi nhuận.
Những nỗ lực mới nhất vừa được triển khai tại châu Âu. Hôm 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chinh thưc công bố các dự thảo luât nhắm vào những "gã khổng lồ" công nghệ như Google, Amazon và Facebook - vôn bi Brussels coi là mối nguy đối với sư cạnh tranh trên thi trương công nghê cua khôi nay.
EU công bố các dự thảo luật nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu
Theo đo, một bộ quy tắc co tên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến nhưng "người gác cổng cua thi trương trực tuyến" - chi các công ty đat doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, co gia tri thi trương 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU, bên canh môt sô tiêu chi khac.
Đao luât trên đặt ra một danh sách những yêu câu vơi cac công ty, chẳng hạn như ho phai chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý. Cung vơi đo la những điêu bi han chê, bao gôm viêc cac công ty phai ngừng ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của minh. Đao luât cung kêu gọi ap mưc phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm đối với các công ty không tuân thủ, hoặc thâm chi yêu câu chia tach hoat đông kinh doanh đối với những công ty có hành vi vi phạm nhiều lần.
Nhưng "người gác cổng" cũng sẽ bị yêu cầu phải báo cáo cac thương vu mua ban - sáp nhập cho các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn cac vu mua lại đê thôn tính đối thủ cua những công ty công nghệ lớn.
Bộ quy tắc thứ hai la Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng. Nhưng nên tang nay phai tim cach giải quyết cac nội dung bất hợp pháp, tranh viêc lạm dụng nên tang nhăm vi phạm các quyền cơ bản cua ngươi dung, kiêm soat viêc cố ý thao túng nền tảng để ảnh hưởng đến kêt qua bầu cử và sức khỏe cộng đồng, cung môt sô yêu cầu khác. Nêu không đap ưng, cac công ty se phai đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu.
Bà Margrethe Vestager - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết "2 dự thảo này đều nhằm tới 1 mục đích. Đó chính là đảm bảo người dùng và doanh nghiệp được tiếp cận những sản phẩm và dịch số an toàn. Người gác cổng sẽ bị phạt nếu phạm luật. Chúng tôi sẽ có biện pháp ở quy mô lớn hơn nếu họ tái phạm nhiều lần".
Theo cac nguôn thao tin, nhưng "đai gia" sẽ phải chịu quan ly chặt chẽ hơn bao gôm Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và SnapChat cua My, Alibaba và Bytedance của Trung Quốc, Samsung của Hàn Quốc và Booking.com của Hà Lan.
Các hãng công nghệ gặp khó tại Mỹ và Trung Quốc
Tại Mỹ - quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) ngày 14/12 đã gửi các sắc lệnh đến Amazon, Facebook, Twitter, YouTube và các tập đoàn công nghệ khác, yêu cầu cung cấp thông tin về việc thu thập dữ liệu, các hoạt động quảng cáo và tần suất truy cập của người dùng. Theo FTC, ủy ban này muốn biết các mô hình kinh doanh công nghệ có ảnh hưởng ra sao đến những gì người Mỹ nghe và nhìn, họ nói chuyện với ai và chia sẻ những thông tin gì.
Các hãng công nghệ như Facebook đối mặt với sức ép ngay trên chính quê nhà
Động thái thắt chặt quản lý này diễn ra chỉ ít ngày sau khi giới chức liên bang và các bang tại Mỹ liên tiếp tiến hành các vụ kiện nhằm vào Facebook, buộc hãng công nghệ này phải bán lại các dịch vụ có hàng tỷ người dùng mà họ từng thâu tóm. Với diễn biến này, Facebook trở thành công ty "Big Tech" thứ hai tại Mỹ phải đối mặt với thách thức pháp lý lớn trong năm nay, sau Google.
"Chúng tôi đang hành động ngay hôm nay và đứng ra bênh vực cho hàng triệu người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị tổn hại bởi hành vi bất hợp pháp của Facebook", bà Letitia James - Tổng chưởng lý bang New York khẳng định: "Bằng cách khôi phục sự cạnh tranh, vụ kiện của chúng tôi sẽ giúp người tiêu dùng có lựa chọn thay thế cho Facebook khi công ty này đặt lợi nhuận lên trước quyền lợi và quyền riêng tư của người tiêu dùng".
Bloomberg dự báo, các ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden trong thời gian tới sẽ bao gồm việc tiếp tục các nỗ lực khởi kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Đây sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn so với những sự bao bọc, hỗ trợ mà các gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã nhận được trong suốt nhiều năm qua.
Ngay cả tại Trung Quốc - nơi mà các doanh nghiệp công nghệ đã trải qua hơn một thập kỷ phát triển thuận lợi, tình hình cũng đang dần thay đổi. Hồi tháng trước, việc Bắc Kinh công bố các quy định mới nhằm hạn chế hành vi độc quyền trong ngành công nghiệp Internet đã thổi bay 290 tỷ USD giá trị vốn hóa của các công ty công nghệ hàng đầu nước này chỉ trong hai ngày. Trước đó, việc thương vụ IPO đình đám trị giá 37 tỷ USD của tập đoàn Ant Group, thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma, bị đình chỉ do sức ép của giới chức Trung Quốc, càng cho thấy không một doanh nghiệp nào được coi là ngoại lệ.
Alibaba giờ không còn là "bất khả xâm phạm" tại Trung Quốc
Ông Scott Yu - chuyên gia tại công ty luật Zhong Lun nhận định: "Các quy định đang dần được thắt chặt. Đây là một tín hiệu rõ ràng rằng, các công ty công nghệ lớn sẽ không còn được hưởng quyền miễn trừ nữa".
Đại dịch COVID-19 làm gia tăng lo ngại về độc quyền công nghệ
Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ các nước gia tăng những nỗ lực chống độc quyền công nghệ trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Dịch bệnh và các biện pháp phong tỏa đang khiến thế giới trở nên phụ thuộc vào các hãng công nghệ hơn bao giờ hết, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các hãng công nghệ lớn và những đối thủ nhỏ hơn. Tại Trung Quốc, gã khổng lồ trong lĩnh vực giao đồ ăn Meituan đã buộc phải có lời xin lỗi sau cáo buộc của một hiệp hội nhà hàng về việc hãng đã lạm dụng vị thế thống trị của mình trong thời gian diễn ra dịch bệnh để buộc các nhà hàng phải ký các thỏa thuận độc quyền với mức phí hoa hồng lên tới 26%. Còn tại Pháp, chính phủ nước này thậm chí đã phải lùi ngày mua sắm Black Friday đến ngày 4/12 để xoa dịu các chủ cửa hàng đang phẫn nộ trước sự cạnh tranh của hãng thương mại điện tử Amazon.
Đại dịch COVID-19 làm gia tăng những lo ngại về sức mạnh của các tập đoàn công nghệ
Theo Bloomberg, trong kỷ nguyên chống độc quyền mới này, những tiêu chuẩn về sức mạnh định giá đã không còn phù hợp nữa, bởi một số công ty công nghệ lớn nhất đã thiết lập vị thế độc quyền trị giá hàng nghìn tỷ USD bằng cách thu phí người tiêu dùng. Những gã khổng lồ công nghệ đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quảng cáo, bán lẻ, và các thị trường khác, buộc các doanh nghiệp nhỏ hơn phải dựa vào nền tảng của các ông lớn để tiếp cận khách hàng.
Các công ty vừa phụ thuộc vào nền tảng bán hàng của Amazon nhưng đồng thời cũng cạnh tranh với hãng công nghệ này. Spotify và nhiều ứng dụng khác xuất hiện trên App Store nhưng cũng phải cạnh tranh với dịch vụ âm nhạc của Apple. Google - công ty thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo, đã phải đối mặt với những cáo buộc lợi dụng vị thế người gác cổng Internet để loại trừ các đối thủ cạnh tranh. Tại Trung Quốc, tập đoàn Ant Group chỉ tài trợ 2% cho các khoản vay nhỏ trên nền tảng của mình, 98% đều được chứng khoán hóa hoặc bảo lãnh bởi các ngân hàng đối tác, yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính.
Và trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tàn phá kinh tế toàn cầu, sự bùng nổ của các hoạt động kinh tế kỹ thuật số chỉ càng cho thấy, sức mạnh của các tập đoàn công nghệ sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này khiến các chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu trực diện, bằng cách đưa các công ty ra tòa, thông qua các đạo luật cạnh tranh mới, hay thậm chí là chia tách các gã khổng lồ công nghệ.
Đại dịch COVID-19 đã "làm nổi bật hơn nữa các vấn đề cạnh tranh hiện có", thượng nghị sĩ Mỹ Amy Klobuchar bày tỏ lo ngại trong một cuộc họp với các luật sư chống độc quyền hồi tháng Mười Một, "Sau đại dịch, chúng ta có thể sẽ có những thị trường tập trung vào tay các ông lớn hơn, và ít tính cạnh tranh hơn".
"Tại một số thời điểm, những công ty công nghệ trở nên lớn mạnh đến mức các chính phủ phải cảm thấy lo ngại", giáo sư Sam Weinstein - chuyên gia về chống độc quyền tại trường luật Benjamin N.Cardozo nhận định, "Các động thái gần đây của các chính phủ là một lời nhắc nhở tới các doanh nghiệp rằng: có thể các bạn vẫn đang rất to lớn, rất quyền lực, nhưng chúng tôi mới là người điều hành".
Cần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế số
Những nỗ lực chống độc quyền gần đây có thể coi là bước đi tích cực của chính phủ các nước nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Bởi điều này sẽ chỉ dẫn đến những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh.
Tăng cường tính cạnh tranh cho nền kinh tế số là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách
Theo Wall Street Journal, sở dĩ những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook có thể thống trị thế giới Internet là bởi họ đã tạo nên các sản phẩm tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên, một lý do khác nữa là họ gây đã khó khăn cho các công ty khác trong việc thâm nhập thị trường và cạnh tranh, thông qua các thương vụ thâu tóm, sáp nhập đối thủ tiềm năng. Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm của chính họ, hạn chế sự lựa chọn của người dùng và cản trở quá trình đổi mới sáng tạo.
Cái khó đối với các nhà hoạch định chính sách là làm sao để vừa có thể duy trì thế mạnh của những tập đoàn công nghệ khổng lồ nhưng đồng thời cũng tạo ra một thị trường cạnh tranh sôi động cho nền kinh tế số, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đem lại lợi ích cho người dùng. Việc tăng cường thực thi luật sáp nhập và luật chống độc quyền có thể là một giải pháp nhưng cách tiếp cận tốt nhất sẽ là thiết lập những quy định mới, cụ thể hơn, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh, mang lại cảm giác an tâm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cơ hội cho các công ty mới nổi thâm nhập thị trường cũng như cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và sự kiểm soát tốt hơn.
Một ví dụ được đưa ra là việc đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số của Vương quốc Anh từ tháng 4/2021 sẽ áp dụng bộ quy tắc ứng xử buộc các công ty phải tuân theo nếu muốn có quyền truy cập vào nền tảng số. Chính phủ Anh đã vận động để thông qua luật cho phép thiết lập một bộ quy tắc ứng xử "đáp ứng ba mục tiêu lớn là giao dịch công bằng, lựa chọn mở cùng với niềm tin và tính minh bạch". Bộ quy tắc sẽ chỉ áp dụng cho các công ty thuộc hàng lớn nhất, để lại không gian tự do sáng tạo hoàn toàn cho các công ty nhỏ và vừa. Bộ quy tắc này được đánh giá là bao gồm các quy định tương tự như luật cạnh tranh hiện hành, nhưng việc thực thi sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp cho các công ty lớn có thể tiên liệu tốt hơn.
Mỹ yêu cầu Facebook, YouTube, TikTok giải trình chính sách bảo mật Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa yêu cầu 9 mạng xã hội và các công ty stream video trực tuyến cung cấp chi tiết về các giải pháp bảo mật, việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người dùng. Giới quản lý Mỹ muốn chủ động giám sát chính sách bảo mật của các mạng xã...