Loạn bằng cấp khiến sinh viên Mỹ hoang mang, khó tìm việc
Những bạn trẻ có đủ động lực và trí tuệ để học tập tốt lại ít được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Zing trích dịch bài đăng từ The Washington Post, đề cập đến những khúc mắc giữa đào tạo sinh viên với nhu cầu của thị trường lao động Mỹ.
Ngày càng nhiều giáo viên trung học Mỹ tận tình hướng dẫn học sinh cách thức vào đại học và chuẩn bị cho một tương lai xán lạn.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ chỉ chạm đến đại học thôi là không đủ, theo quan điểm của Jay Mathews, Thạc sĩ nghiên cứu khu vực Đông Á đến từ ĐH Harvard (Mỹ), cây bút kỳ cựu thuộc chuyên mục giáo dục của The Washington Post.
Nhiều sinh viên Mỹ chưa được hướng dẫn kỹ năng cần thiết để vào đời. Ảnh: AJ Mast.
Theo kết quả nghiên cứu mới của Tổ chức phi lợi nhuận Strada Education Network, vì nhiều lý do đáng ngạc nhiên, những sinh viên có đủ động lực và trí tuệ để học tập tốt lại ít được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, từ trung tâm học thêm đến trường đại học lớn, đều mong muốn duy trì thời gian học của sinh viên để họ đóng học phí càng lâu càng tốt.
Không nắm được yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bài nghiên cứu có tên Bridge Builders: How Intermediaries Can Connect Education and Work in a Post Pandemic World, cung cấp ví dụ về một số chương trình đảm bảo các trường cao đẳng, đại học dạy sinh viên những kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn. Thế nhưng, những sáng kiến hữu ích đó không mấy phổ biến.
“Không phải người lao động không được đào tạo bài bản, mà là họ được đào tạo quá mức so với công việc của họ. Đó là một trong những vấn đề khó hiểu nhất nhưng lại ngày càng phổ biến trên thị trường nước Mỹ”, trích nội dung báo cáo.
Video đang HOT
Mọi người thường nghĩ rằng các giảng viên, nhà giáo dục cao đẳng hệ 2 năm và đại học hệ 4 năm sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để bàn luận, xác định chính xác những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Nhưng thực tế thì ngược lại.
Nhiều cơ sở giáo dục thiếu kết nối đào tạo với các doanh nghiệp, công ty. Ảnh: Getty.
“Một số khoa trong trường đại học, cao đẳng ít khi bàn về những gì họ làm được khi nói đến chất lượng đầu ra. Họ dành nhiều thời gian để thiết lập nên chương trình học mới, trong khi thị trường lao động cần kết quả đào tạo hiệu quả ngay lập tức.
Mặt khác, các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc mô tả chính xác những gì họ cần ở ứng viên hoặc tiếp cận đúng đối tượng”, báo cáo nêu ra.
Từ lâu, ông Mathews nghĩ rằng các chương trình dạy nghề hiệu quả nhất ở bậc trung học và đại học là những khóa do doanh nghiệp hoặc công đoàn đứng ra tổ chức.
Tuy nhiên, chúng rất khó được thực hiện bởi một phần các nhà giáo dục công lập không tin tưởng doanh nghiệp, công ty tư nhân.
Quá nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cơ sở giáo dục cấp hơn 738.400 loại chứng chỉ khác nhau ở Mỹ.
Điều đó làm gia tăng sự hoang mang giữa các sinh viên về chương trình học nào sẽ phù hợp nhất cho công việc mơ ước của họ, cũng như khiến các công ty lại gặp khó khăn trong việc xác định loại bằng cấp cụ thể mà họ muốn.
Theo báo cáo, 35 triệu học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ có kỹ năng phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhưng lại thiếu bằng cấp đại học 4 năm.
Trong khi đó, người sử dụng lao động nghĩ rằng tấm bằng cử nhân hoặc chứng chỉ giáo dục chính thức sẽ đơn giản hơn việc xem xét kỹ kinh nghiệm, kỹ năng của từng ứng viên. Vì vậy, nhiều người không có cơ hội được nhận công việc mà họ hoàn toàn có khả năng làm.
Tấm bằng cử nhân được các nhà tuyển dụng đề cao hơn kinh nghiệm và kỹ năng. Ảnh: Getty.
“Hơn 1/2 nhà tuyển dụng khẳng định sẽ bỏ qua những ứng viên không có bằng cử nhân đại học, ngay cả đối với những công việc chỉ cần kỹ năng trung bình hoặc từ trước đến nay vốn không yêu cầu bằng cấp”, trích báo cáo.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho biết sinh viên đại học công lập “gặp bất lợi trong việc tìm hướng đi cho riêng mình, bao gồm việc có quá nhiều môn học và nhận được ít hướng dẫn, tư vấn cụ thể”.
Mặt khác, một số chương trình đào tạo ở các bang như Arizona, Texas… đã đạt được một số thành công nhất định.
Chính quyền bang Montana cung cấp dữ liệu hữu ích cho sinh viên tìm kiếm con đường tương lai đúng đắn. Trong đó, các nhà chức trách phát hiện rằng sinh viên ở một số ngành có thể kiếm được nhiều hơn sau 5 năm tốt nghiệp chỉ với bằng cấp hệ ngắn hạn và ít tốn kém.
Tại thành phố Mobile (bang Alabama), chính quyền không khuyến khích mọi người từ bỏ bằng cử nhân đại học. Tuy nhiên, họ cố gắng làm cho bằng cử nhân và các loại chứng chỉ khác phù hợp hơn với yêu cầu nghề nghiệp.
Sự nhầm lẫn và rườm rà trong thị trường việc làm Mỹ sẽ chỉ có xu hướng gia tăng trong thời điểm phục hồi sau đại dịch. Những thanh niên Mỹ xứng đáng nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và chính xác hơn từ giảng viên, đồng thời các doanh nhân cũng có trách nhiệm dẫn dắt thế hệ trẻ đi đúng hướng.
Bỏ cả 'thanh xuân' để học, người đàn ông giành 11 bằng cử nhân
Welin Kusuma, 39 tuổi, đã học tập chăm chỉ hơn 21 năm và giành được 11 tấm bằng Cử nhân, 3 tấm bằng Thạc sĩ và 18 chứng chỉ chuyên môn, giữ kỷ lục đạt nhiều danh hiệu học thuật đa ngành nhất Indonesia
Vào năm 1999, người đàn ông Indonesia bắt đầu bước vào đại học năm 18 tuổi, lấy bằng Kỹ sư Công nghiệp trước khi kiếm thêm 31 tấm bằng khác.
Các lớp học dường như phủ kín lịch trình của Kusama. Để cân bằng lịch trình bận rộn, anh lên khung thời gian cụ thể cho mỗi khóa học: một lớp vào buổi sáng, một vào ban đêm, một vào cuối tuần và một trực tuyến.
Năm 2012, với 18 bằng cấp, chứng chỉ ở tuổi 31, Kusama đã giữ kỷ lục đạt nhiều danh hiệu học thuật đa ngành nhất cả nước theo Bảo tàng Kỷ lục Indonesia (MURI).
Đồng thời, phá vỡ kỷ lục học nhiều tín chỉ nhất với 111 tín chỉ trong một học kỳ duy nhất. Trong khi đó, để hoàn thành lượng tín chỉ này, một sinh viên thông thường cần tới 4 hoặc 5 học kỳ. Nhờ những thành tích "khủng" này, Kusuma giờ đây thậm chí còn có trang Wikipedia của riêng mình.
Kusuma - Người có nhiều bằng cấp nhất Indonexia
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, Kusuma chia sẻ với người dẫn chương trình rằng không có kiến thức nào bị lãng phí; ông áp dụng tất cả những gì mình học được trên trường lớp trong cuộc sống hàng ngày.
Tài khoản LinkedIn của ông liệt kê hàng loạt những công việc đa dạng, từ một nhà phân tích tài chính cho một trong những tập đoàn lớn nhất của Indonesia, một nhà tư vấn thuế cho tới một nhà tư vấn kinh doanh cho một ngân hàng.
Kumusa cũng thành lập công ty tư vấn thuế của riêng mình vào tháng 4 năm 2019 để thực hiện ước mơ trở thành một nhà tư vấn tích hợp.
"Tư vấn tích hợp có thể giải quyết đa dạng các vấn đề kinh doanh. Tôi đã được Cục Thuế quốc gia chứng nhận để thực hiện tư vấn quốc tế", Kus Kusuma nói.
Mặc dù Kusuma cho biết sẽ tiếp tục bổ sung thêm bằng cấp vào "bộ sưu tập" của mình, ông vẫn còn một chặng đường dài trước nếu muốn đánh bại V.N. Parthiban, một giáo sư Ấn Độ đã dành hơn 30 năm để kiếm 145 bằng cấp học thuật và chứng chỉ các chuyên ngành. Giống như Kusuma, ông Parthiban vô cùng yêu thích việc học tập và nghiên cứu.
Kusuma cũng dường như không có dấu hiệu dừng lại niềm đam mê học tập suốt đời của mình.
"Học đại học là một sở thích đối với tôi, tôi thực sự thích học hỏi", Giáo sư Kusuma nói với CNN Indonesia. Tôi chắc chắn rằng bằng cách đại học sẽ cung cấp cho tôi nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào thực tế.
Người trẻ Trung Quốc kiệt sức vì 'tấm thẻ vàng' học vấn "Phân tầng đẳng cấp" trong giáo dục trở thành áp lực lớn cho không ít người trẻ Trung Quốc. Họ tin rằng có bằng cấp cao sẽ mang đến cơ hội việc làm, dễ dàng thăng tiến. Tại Trung Quốc, bằng cấp và danh tiếng của ngôi trường từng theo học là một trong những yếu tố được đa số công ty coi...