Loại vitamin nào bạn nên biết để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và bóng mượt?
Để hạn chế tình trạng tóc rụng tơi tả khiến trái tim “thổn thức”, bạn nên biết đến các chất dinh dưỡng này.
Rụng tóc là tình trạng thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là ở tuổi 40 trở lên. Một trong những nguyên nhân khiến tóc thưa thớt chính là do thiếu dinh dưỡng. Nếu việc sử dụng dầu gội rụng tóc không hề khả quan, bạn nên nghĩ đến cách nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Trong bài viết dưới đây, gợi ý cho bạn một số loại vitamin tốt cho việc trị rụng tóc.
Mái tóc khỏe đẹp luôn là mơ ước của tất cả phụ nữ. Ảnh: picdeer.
BIOTIN
Đây là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của móng tay và nang tóc, còn gọi là vitamin B7. Biotin có thể cải thiện tình trạng tóc giòn dễ gãy, ngọn tóc chẻ ngọn và ngăn ngừa tóc rụng hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của vitamin B7 là kích thích sự tăng trưởng của tóc, tăng độ đàn hồi cho sợi tóc, trị rụng tóc đáng kể. Bên cạnh đó, biotin có lợi cho việc sản sinh keratin – thành phần quan trọng giúp tóc bóng khỏe. Bạn có thể bổ sung biotin bằng các viên uống hoặc thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, phô mai, trứng.
Thịt gà là món ăn giàu vitamin B7 cải thiện tình trạng tóc gãy rụng. Ảnh: topsimages.
OMEGA-3 VÀ OMEGA-6
Hai chất dinh dưỡng này tồn tại nhiều nhất trong dầu cá. Hàm lượng acid béo có thể nuôi dưỡng các sợi tóc, giúp tóc mọc dày và chắc khỏe hơn. Việc bổ sung dầu cá thường xuyên còn giảm kích ứng da đầu, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Hãy chú ý cung cấp hai dưỡng chất này để tóc khỏe đẹp hơn bằng các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, hạt óc chó…
Trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều Omega-3 có lợi cho tóc. Ảnh: Shutterstock.
SẮT
Hơn 95% nang tóc được nuôi dưỡng bởi các mạch máu dưới da đầu. Khi cơ thể thiếu chất sắt, da đầu và chân tóc dễ bị tổn hại, trở nên yếu hẳn đi. Bổ sung chất sắt đầy đủ là cách hạn chế tình trạng rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Các loại thực phẩm giàu chất sắt là cá, thịt gà, thịt bò, các loại rau màu xanh đậm…
KẼM
Cũng như sắt, kẽm là chất dinh dưỡng thiết yếu trong công cuộc trị rụng tóc của phái đẹp. Theo Jolene Hart, huấn luyện viên sức khỏe và tác giả của cuốn Eat Pretty chia sẻ: “Kẽm rất cần thiết cho việc sản xuất carotene trong cơ thể, kích thích tóc mọc dài và nhanh hơn.” Khi cơ thể thiếu hụt chất kẽm, mối liên kết giữa các nang tóc dần yếu đi khiến sợi tóc mảnh hơn, dễ xỉn màu, mất đi độ bóng khỏe. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ sau tuổi 40. Việc bổ sung chất kẽm còn có thể kiểm soát và cân bằng bã nhờn và tuyến dầu trên da đầu, chống lại sự tác động của một số kim loại nặng.
Quả bơ sở hữu lượng chất kẽm và protein kích thích tóc mọc nhanh hơn. Ảnh: deskgram.
Video đang HOT
Mặt khác, kẽm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng protein trong nang tóc. Không may mắn là kẽm không có cơ chế tự sản sinh hoặc tích tụ trong cơ thể. Do vậy, cách tốt nhất để cơ thể có đủ lượng kẽm chính là bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Kẽm có trong các loại thực phẩm như bơ, đậu phộng, hạt bí ngô và đậu xanh…
VITAMIN A
Ngoài tác dụng tăng cường thị lực, vitamin A là dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe, hạn chế tóc rụng. Mặt khác, bổ sung vitamin A cũng là cách cân bằng độ ẩm và kiểm soát nhờn trên da đầu. Vitamin A còn giúp thải độc da đầu, chống ô xy hóa cho sợi tóc. Một số thực phẩm giàu vitamin A bạn có thể tham khảo như khoai lang, diếp cá, các loại rau có màu xanh…
Món ăn thơm ngon như khoai lang chứa vitamin A giúp thải độc da đầu hữu hiệu. Ảnh: topsimages.
VITAMIN B1
Tuy không thường được nhắc đến như các loại vitamin khác nhưng vitamin B1 lại là “vị cứu tinh” cho các cô nàng tóc rụng. Loại vitamin này có giá bình dân, thúc đẩy lượng máu lưu thông trên da đầu. Ngoài ra, vitamin B1 còn kích thích tóc mau dài và ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng hiệu quả. Như nhiều dưỡng chất khác, vitamin B1 có tác dụng chống ô xy hóa, giúp nang tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn.
VITAMIN E
Đu đủ là loại quả dồi dào vitamin E nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trọng. Ảnh: pictame.
Loại vitamin này được xem là “thần dược” trong việc giữ gìn nhan sắc của phái đẹp. Chắc hẳn bạn đã biết đến những công dụng thần kì của vitamin E đối với làn da. Vitamin E cũng rất hữu ích để bạn chăm sóc tóc. Việc bổ sung vitamin E giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là ở da đầu. Bên cạnh đó, vitamin E tăng cường sức mạnh của sợi tóc, tri rụng tóc và giúp tóc bóng mượt. Bạn nên bổ sung vitamin bằng các loại thực phẩm như rau cải xanh, củ cải, quả bơ, đu đủ… Mặt khác, cách dưỡng tóc đơn giản chính là trộn một vài giọt vitamin E vào dầu gội hằng ngày.
Theo elle.vn
Những lý do phụ nữ nên có một chai dầu ô liu trong nhà
Với những lý do dưới đây chị em nên có một chai dầu ô liu trong nhà, giúp làm đẹp cho làn da và mái tóc.
1. Giữ ẩm cho da
Dầu oliu có đặc tính giữ ẩm giúp cho làn da của bạn mềm mại, mịn màng- rất tôt cho những người có làn da khô. Sau khi tắm, bạn nhẹ nhàng lau khô da. Sử dụng dầu ô liu như một loại kem dưỡng ẩm và massage lên da của bạn khi nó vẫn còn hơi ẩm.
Ngoài ra, bạn có thể thoa dầu ô liu lên mặt, tay và chân khi đi ngủ để tận hưởng làn da ẩm và mềm mịn vào buổi sáng.
2. Chống lão hóa da sớm
Khi bạn già đi, làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa với nhiều nếp nhăn. Dầu ô liu, có thể giúp bạn chống lão hóa da sớm. Nhẹ nhàng xoa một ít dầu ô liu ấm lên mặt, cổ, tay và chân của bạn trong ít nhất 5 phút. Làm điều này mỗi tối trước khi đi ngủ.
Một lưa chon khác là ban trộn 2 muỗng mật ong hữu cơ, 1 muỗng canh dầu ô liu và 1/2 chén bột đu đủ chín. Trộn đều và thoa hỗn hợp lên mặt. Để yên trong khoảng 5 đến 10 phút, sau đó rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm. Sử dụng mặt nạ này 1 hoặc 2 lần một tuần.
3. Làm dịu vết cháy nắng
Nếu da của bạn bị cháy nắng, hãy sử dụng dầu ô liu như một cách làm dịu.
Đơn giản bạn chỉ cần xoa một ít dầu ô liu lên vùng da bị cháy nắng và để nó trong vài giờ. Rửa sạch lại với nước mát. Làm điều này vài lần mỗi ngày trong vài ngày để thúc đẩy qua trinh lam diu vết cháy nắng.
Bạn cũng có thể thêm một ít dầu ô liu vào bồn nước ấm và ngâm cơ thể trong đó ít nhất 30 phút. Làm điều này 1 lần mỗi ngày.
4. Giúp mái tóc khỏe đẹp
Vơi tóc rụng và tóc mỏng, dầu ô liu co thê giup toc khoe manh thúc đẩy tăng trưởng tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, dầu ô liu thấm sâu vào các sợi tóc, làm mềm toc, giúp điều trị viêm da đầu.
Massage một ít dầu ô liu ấm vào da đầu theo chuyển động tròn trong khoảng 5 đến 10 phút. Để nó qua đêm. Sáng hôm sau, bạn gội đầu như bình thường. Làm điều này 2 hoặc 3 lần một tuần.
5. Làm mờ vết thâm quầng mắt
Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để loại bỏ quầng thâm dưới mắt. Dầu ô liu chứa polyphenol, vitamin E và phytosterol giúp làm sáng làn da của bạn và loại bỏ các đốm đen.
Nhẹ nhàng chấm một ít dầu ô liu dưới mắt và mát xa nhẹ nhàng trong vài phút trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, rửa sạch vùng quầng thâm bằng nước. Lặp lại 1 lần mỗi ngày.
Một lựa chọn khác là trộn 1 lượng dầu ô liu và nước chanh bằng nhau và thoa hỗn hợp lên quầng thâm quanh mắt. Để trong 10 phút và sau đó rửa mặt bằng nước ấm. Làm điều này 1 hoặc 2 lần một ngày.
6. Chữa khô nứt gót chân
Gót chân khô ráp, nưt ne cần độ ẩm để chữa lành. Với tính chất dương ẩm cao, dầu ô liu là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này.
Ngâm chân trong nước xà phòng trong 10 phút. Chà bàn chân của bạn nhẹ nhàng với một viên đá bọt khô. Rửa chân bằng nước và lau khô chúng. Thoa 1 lượng lớn dầu ô liu vào gót chân của bạn. Massage trong 5 phút. Mang một đôi tất (vớ) sạch và đi ngủ. Lặp lại điều này hàng ngày trong một vài ngày cho đến khi vết khô nứt ở gót chân của bạn được chữa lành hoàn toàn.
7. Giúp móng tay chắc khỏe
Dầu ô liu cũng là một phương thuốc tốt cho móng tay yếu và dễ gãy vì hàm lượng vitamin E của nó. Tính chất dương ẩm của nó giúp chữa hư tổn, làm mềm móng tay và lớp biểu bì của bạn, giữ cho móng chắc khỏe.
Trước khi đi ngủ, massage một vài giọt dầu ô liu ấm vào móng tay của bạn trong vài phút. Đeo găng cotton và sau đó đi ngủ. Sáng hôm sau, rửa móng tay bằng nước ấm. Lặp lại cách này hàng ngày.
8. Chữa môi nứt nẻ
Dầu oliu giàu vitamin E nên rất hiệu quả trong việc điều trị môi nứt nẻ và khô. Tinh chất dưỡng ẩm cua dâu ô liu giup đôi môi của bạn mịn màng, mềm mại.
Kết hợp đường cat trăng với 1 thìa dầu ô liu. Nếu bạn muốn, thêm 1 chút nước cốt chanh vào hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp để chà nhẹ lên môi. Rửa sạch môi bằng nước ấm, vỗ nhẹ và lau khô dầu ô liu. Làm điều này vài lần một tuần.
Bạn cũng có thể thoa dầu ô liu trực tiếp lên môi hàng ngày trước khi đi ngủ để giữ cho chúng không bị khô hoặc nứt nẻ.
9. Là "chất tẩy trang" tự nhiên
Nếu có một chai dầu ô liu trong nhà, bạn có thể sử dụng nó như một loại tẩy trang tự nhiên hiệu quả.
Để lau sạch lớp trang điểm nhẹ, hãy cho một ít dầu ô liu lên miếng bông tẩy trang, dùng nó để loại bỏ lớp trang điểm khỏi khuôn mặt. Sau đó, rửa mặt sạch với nước.
Để loại bỏ lớp trang điểm day, hãy thoa một vài giọt dầu ô liu lên khắp mặt. Massage xung quanh khuôn mặt và để một lúc. Sau đo lau mặt thật sạch bằng khăn thấm nước ấm.
Lưu ý
- Nên chọn một sản phẩm dầu ô liu chất lượng cao không chứa chất phụ gia hoặc hóa chất.
- Không sử dụng dầu ô liu cho mục đích làm đẹp nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc nếu bị các bệnh về da như viêm da.
- Tránh để dầu ô liu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, anh sang.
- Đừng quên thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống của bạn.
Theo khoeplus24h.vn
Mẹo hay khắc phục đuôi tóc chẻ ngọn Tóc chẻ ngọn là hiện tượng đuôi tóc khô xơ, dễ gãy rụng, khó vào nếp. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do phụ nữ thường xuyên lạm dụng các hóa chất và phương thức làm tóc ở nhiệt độ cao, như duỗi, uốn... Dưới đây là những cách siêu đơn giản giúp khắc phục tình trạng tóc khô xơ,...