Loại vitamin mà dân văn phòng nào cũng thiếu có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe không ngờ
Tỷ lệ những người làm văn phòng bị thiếu hụt vitamin D đang ngày càng tăng cao. Hãy nhận biết sớm dấu hiệu này để chủ động phòng bệnh tốt hơn.
Do tính chất công việc luôn phải ngồi một chỗ và làm việc với máy tính thường xuyên nên dân văn phòng hiện nay đang bị thiếu hụt vitamin D một cách trầm trọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do môi trường làm việc ở trong phòng máy lạnh kín, ít khi phải ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, vitamin D được cơ thể tổng hợp chủ yếu thông qua việc tiếp xúc với tia nắng.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu hụt vitamin D
- Tâm trạng hay chán nản.
- Đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán và đầu.
- Đau nhức xương khớp.
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung trong công việc.
- Trằn trọc khó ngủ và ngủ không ngon.
- Dễ mắc bệnh vặt như cảm cúm, ho, viêm họng…
Video đang HOT
Thiếu vitamin D, dân văn phòng có thể gặp phải một trong những căn bệnh sau đây:
- Loãng xương sớm: Cơ thể không có đủ vitamin D sẽ bị cản trở việc hấp thụ canxi, từ đó làm tăng cao nguy cơ loãng xương sớm và khiến hệ xương khớp của bạn ngày càng yếu, dễ gãy.
- Bệnh tim mạch: Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D thì nó có thể làm huyết áp tăng cao, kéo theo nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gây ra.
- Bệnh tiểu đường loại 2: Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra được mối tương quan giữa nồng độ vitamin D thấp với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, những người càng thiếu vitamin D nhiều thì càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người khác.
- Bệnh về răng miệng: Vitamin D cũng có một mối liên hệ không nhỏ với sức khỏe răng miệng của bạn. Thế nên, những người có mức vitamin D thấp thường dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều hơn những người có mức vitamin D cao trong cơ thể.
- Bệnh trầm cảm: Thụ thể vitamin D có mặt trong rất nhiều khu vực của não bộ, và nó còn trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của não. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D cần thiết thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Cách bổ sung vitamin D hiệu quả dành cho dân văn phòng
Thức dậy phơi nắng sớm được xem là một trong những cách giúp bổ sung vitamin đơn giản mà hiệu quả nhất. Vào mùa hè, ánh nắng có phần gay gắt nên bạn hãy phơi nắng khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày, trong thời điểm từ 6 – 7 giờ sáng. Còn vào mùa đông, ánh nắng có phần yếu hơn thì nên tăng thời gian phơi nắng lên khoảng từ 15 – 30 phút và trong thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng. Phơi nắng chính là việc làm bắt buộc giúp tăng hàm lượng vitamin D tự nhiên cho cơ thể, nếu bỏ qua bước này thì sẽ rất khó thu nạp đủ vitamin D từ các nguồn khác.
Không chỉ phơi nắng, dân văn phòng cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua một số loại thực phẩm như các loại cá, hàu, tôm, nấm, sữa, đậu phụ, trứng, sữa chua, yến mạch, nước cam… trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo Helino
7 loại vitamin có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm
Trầm cảm là một dạng bệnh tâm thần gây ra bởi sự mất cân bằng hóa chất và hormon trong não dẫn tới một loạt các triệu chứng. Những triệu chứng này bao gồm cảm giác buồn bã, chán nản kéo dài, thiếu năng lượng và mất hứng thú hoạt động, thiếu tập trung, hay khóc, dễ bị kích động, thay đổi khẩu vị, nghĩ quá nhiều, lo âu, có ý nghĩ tự sát vv...Vì vậy, trầm cảm là bệnh rất nghiêm trọng và cần được điều trị.
Thói quen ăn uống và chất dinh dưỡng hàng ngày chúng ta nhận được từ chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh bao gồm trầm cảm. Các loại vitamin từ thực phẩm có khả năng điều trị trầm cảm một cách tự nhiên, hoặc chúng ta cũng có thể dùng các chế phẩm bổ sung vitamin sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Dưới đây là một số loại vitamin có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.
1. Vitamin D
Nguồn vitamin D chính là ánh sáng mặt trời và vitamin D là một dưỡng chất cần thiết có thể điều trị bệnh trầm cảm cùng với một số bệnh khác. Vitamin D được cho là giúp tăng cường các thụ thể trong não, do đó làm tăng hàm lượng serotonin. Khi hàm lượng hoóc môn serotonin đạt đến mức tối ưu trong não, các triệu chứng của trầm cảm có thể giảm. Vitamin D cũng có thể được tìm thấy ở lòng đỏ trứng gà, phô mai, thịt bò, cam, cá, sữa đậu nành vv...
2. Vitamin B6
Vitamin B6 là một chất dinh dưỡng khác có thể làm dịu các triệu chứng trầm cảm vì nó giúp tăng cường chức năng thần kinh trong não và cũng có khả năng khắc phục tình trạng mất cân bằng hoóc môn, có thể là nguyên nhân gây trầm cảm. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt lợn, thịt gà, cá, bánh mì nguyên cám, đậu, trứng, rau vv... vào chế độ ăn có thể giúp bạn nhận được hàm lượng vitamin B6 tối ưu.
3. Vitamin B3
Hàm lượng serotonin thấp trong não là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Vitamin B3 có khả năng thúc đẩy sản sinh serotonin trong não, do vậy hỗ trợ điều trị trầm cảm. Một số nguồn vitamin B3 từ thực phẩm tốt nhất là nấm, lạc, đậu xanh, cá, gà tây...
4. Vitamin B12
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ một chế độ ăn giàu vitamin B12 có thể giúp ổn định tâm trạng, cải thiện tinh thần và giảm trầm cảm vì loại vitamin này có khả năng giữ cho các chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu vitamin B12 là thịt, gan, thận của gia cầm, động vật có vỏ, cá, sữa, các sản phẩm sữa, thịt bò, vv...
5. Vitamin C
Vitamin C là một trong những dưỡng chất có nhiều lợi ích với sức khỏe bao gồm điều trị trầm cảm. Các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm qua chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm như thiếu tập trung. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể vì vitamin C có khả năng trẻ hóa tế bào não. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất là cam, quả mọng, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cà chua, rau bina, ớt xanh, rau lá xanh vv...
6. Vitamin E
Một nghiên cứu được tiến hành bởi ĐH Wollongong, Úc chỉ ra rằng sử dụng vitamin E hàng ngày thông qua chế độ ăn hoặc bằng các chế phẩm bổ sung có thể giảm đáng kể mức độ trầm cảm vì vitamin E có thể giúp cho các dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E là lạc, hạt phỉ, cá, dầu cá, hạt hướng dương, rau lá xanh, hạnh nhân, dầu dừa vv...
7. Vitamin B9
Vitamin B9 hay còn được gọi là axit folic có một số lợi ích sức khỏe. Axit folic cũng là một dưỡng chất thiết yếu để điều trị bệnh trầm cảm vì nó có thể cải thiện hàm lượng serotonin và dopamine trong não, điều này có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm. Những thực phẩm giàu vitamin B9 là đậu lăng, đậu, bơ, rau lá xanh, rau bina, đậu bắp, trái cây có múi.
Lưu ý: Những bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm cực đoan như khóc không dứt, thay đổi tâm trạng quá mức, hành vi kích động và có xu hướng tự sát thì cần được sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên có thể được sử dụng kèm với thuốc và các phương pháp điều trị do bác sĩ kê đơn.
Hà Ngân
Theo Dân trí
10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng Bạn có biết rằng, có đến 1 tỷ người trên thế giới đang bị thiếu vitamin D mỗi ngày? Vitamin D là một vitamin quan trọng đối với cơ thể con người. Khác với những loại vitamin khác, vitamin D hoạt động như một hormone và mọi tế bào trên cơ thể chúng ta đều có thụ thể tiếp nhận nó. Chức năng...