Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?
Tại sao cá voi có kích thước khổng lồ? Tại sao rùa có mai hay cổ của hươu cao cổ dài như vậy?
Cổ của hươu cao cổ tiến hoá sau những màn giao chiến với đồng loại.
Những điểm nổi bật trên đã tiến hóa theo thời gian nhằm giúp các loài động vật thích nghi với cuộc sống ngoài tự nhiên.
Mai rùa
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về quá trình tiến hoá của mai rùa. Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà cổ sinh vật học từng tin rằng lớp vỏ được hình thành thông qua sự hợp nhất của các vảy xương, giống như những mảng xương tạo nên lớp vảy trên lưng cá sấu hay tatu.
Nhưng các nhà sinh học phát triển không đồng ý với lý thuyết này vì họ quan sát thấy phôi thai rùa phát triển khác với cá sấu hay tatu. Thay vào đó, họ tin rằng mai rùa được tiến hoá thông qua quá trình các xương sườn dần dần mở rộng và hợp nhất trên cơ thể.
Cuộc tranh cãi nảy lửa đến năm 2008, khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra hoá thạch của rùa nửa mai có răng. Dù lớp mai không hoàn chỉnh nhưng nó không có vảy xương mà xương sườn mở rộng, khẳng định lý thuyết của các nhà sinh vật học phát triển. Các nhà khoa học tin rằng việc xương sườn mở rộng ra là bước trung gian trong quá trình tiến hoá của mai rùa.
Cổ của hươu cao cổ
Phần cổ của hươu cao cổ có thể dài đến 3m, cho phép chúng ăn những chiếc lá ở trên cây cao. Tuy nhiên, không phải tổ tiên của hươu cao cổ hiện nay đã sở hữu chiếc cổ ấn tượng này.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch của Discokeryx xiezhi, họ hàng của hươu cao cổ hiện đại, sống cách đây khoảng 17 triệu năm. Loài này có kích thước nhỏ hơn hươu cao cổ hiện đại, cổ ngắn và hộp sọ dày hình đĩa.
Năm 2022, giới khoa học đặt ra giả thuyết rằng hộp sọ dày của D. xiezhi đã tiến hoá để chịu những cú đánh mạnh giáng vào đầu trong cuộc chiến giữa các con đực. Sau những cuộc chiến như vậy, cổ của chúng ngày càng dài ra để hỗ trợ việc chiến đấu.
Những con đực thắng trận sẽ truyền gen này cho con cháu, tạo ra giống hươu cao cổ hiện nay. Còn những con thua cuộc có thể đã chết hoặc không có bạn tình. Giả thuyết trên được gọi là “cổ dựa trên giới tính”.
Video đang HOT
Kích thước của cá voi
Cá voi xanh hiện là loài động vật lớn nhất thế giới. Chúng đã tiến hoá từ tổ tiên Pakicetus, vốn có kích thước chỉ bằng một con chó. Theo nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Biology Letters, kích thước của cá voi, bao gồm cá voi xanh, đã tăng lên đáng kể trong 5,3 triệu năm qua.
Một trong những nguyên nhân cho sự tiến hoá vượt bậc này là hành vi lọc mồi của cá voi. Để kiếm ăn, cá voi di chuyển đến những nơi có nhiều sinh vật phù du, há miệng và hút một lượng lớn nước và mồi.
Sau đó, chúng dùng những chiếc răng giống như lông cứng để sàng lọc thức ăn. Chiến lược kiếm ăn có phần thụ động này gắn liền với quá trình trao đổi chất hiệu quả cao, cho phép cá voi tiết kiệm lượng lớn năng lượng khi di chuyển quãng đường dài.
Các nhà khoa học cho rằng trong quá khứ, nguồn sinh vật phù du, do băng tan tràn vào đại dương, là khổng lồ, giàu dinh dưỡng. Nguồn thức ăn dồi dào, kết hợp với việc tiêu tốn ít năng lượng đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của cá voi và cho phép chúng đạt đến kích thước khổng lồ như hiện nay.
Sọc hổ
Những chiếc sọc giúp hổ nguỵ trang khi bắt mồi.
Những con hổ có sọc khác nhau, giống như dấu vân tay ở người. Chúng giúp loài hổ dễ dàng ẩn nấp trong đám cỏ khi đi săn mồi.
Năm 1952, nhà toán học người Anh Alan Turing đưa ra giả thuyết rằng phản ứng hoá học giữa hai chất không đồng nhất là nguyên nhân tạo ra những “hoa văn” này. Ông gọi các chất đó là “morphogens”, nằm trong các lớp da của hổ.
Một loại đóng vai trò là chất kích hoạt còn loại kia là chất ức chế. Chất kích hoạt sẽ tạo nên những đường sọc trên người hổ còn chất ức chế làm nên khoảng trống giữ các sọc.
Giả thuyết này đã được chứng minh vào năm 2012 trên tạp chí Nature Genetics.
Âm thanh từ đuôi của rắn đuôi chuông khiến bất cứ ai nghe thấy đều ớn lạnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí The American Naturalist, các nhà khoa học đã quan sát 56 loài rắn thuộc họ Viperidae, bao gồm rắn đuôi chuông, và Colubridae, một trong những họ rắn lớn nhất.
Khi đối mặt với mối đe dọa, các loài rắn thuộc hai họ bắt đầu lắc và rung phần đuôi, cho thấy hành vi này là điểm chung của họ nhà rắn. Tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng keratin, cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người, ở cuối đuôi va chạm nhau. Bên trong chiếc đuôi, ngoài lớp sừng thì rỗng nên âm thanh vang và rắt réo hơn.
Những con rắn lắc đuôi nhanh nhất đã tạo thành một tập thể, gọi là rắn đuôi chuông, cũng là loài tiến hoá tốt nhất trong họ nhà rắn.
Càng tôm hùm
Động vật giáp xác giống tôm hùm xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 400 triệu năm trước nhưng càng của chúng phát triển to lớn sau đó khoảng 200 triệu năm. Thời kỳ này, sự cạnh tranh thức ăn giữa những loài ăn mồi dưới biển ngày càng gia tăng, đòi hỏi càng của tôm hùm phải trở nên to khoẻ hơn.
Đến nay, tôm hùm sở hữu hai chiếc cực lớn, sắc nhọn, cứng cáp nhưng kích thước hai bên không bằng nhau. Chiếc to hơn là càng thuận của tôm hùm với các cơ sợi nhanh, có thể bắt mồi với tốc độ 20 mili/giây. Chiếc còn lại nhỏ hơn nhưng sắc nhọn, cứng cáp giống như một chiếc máy nghiền để xé nhỏ con mồi.
Khi mới sinh ra, hai chiếc càng của tôm hùm to bằng nhau. Nhưng chúng thay đổi kích thước theo thời gian để phù hợp với cách chúng được sử dụng.
Vỏ Trái Đất dịch chuyển khiến nhiều loài động vật biến mất
Các bằng chứng địa chất và hóa thạch hơn nửa triệu năm tuổi đã cho thấy chính Trái Đất có thể là thủ phạm của các vụ tuyệt chủng hàng loạt.
Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà trầm tích học Paul Myrow từ Đại học Colorado (Mỹ) cho thấy quá trình kiến tạo mảng của Trái Đất có thể góp phần nuôi dưỡng sự sống nhưng cũng có thể tiêu diệt sự sống.
Các hóa thạch kỷ Cambri được khai quật tại dãy núi xuyên Nam Cực tiết lộ chính Trái Đất là "sát thủ kỷ Cambri" - Ảnh: SICENCE ADVANCE
Theo Live Science, các tác giả đã tập trung vào Sự kiện Sinsk, là một sự kiện tuyệt chủng xảy ra trong kỷ Cambri (540-485 triệu năm trước).
Đó là kỷ địa chất chứng kiến sự bùng nổ sự sống trên Trái Đất, với hàng loạt sinh vật lạ lùng, phức tạp được ra đời trong bước nhảy vọt tiến hóa lớn nhất của hệ động vật trên hành tinh.
Giữa lúc đó, Sự kiện Sinsk diễn ra một cách đột ngột, giết chết nhiều nhóm động vật lớn của đại dương bao gồm động vật có vỏ hình nón Hyolith và bọt biển Archaeocyathids, nhưng thứ từng là một phần của các hệ sinh thái rạn san hô toàn cầu.
Giờ đây, các nhà khoa học xác định được Kiến tạo Gondwana, hình thành từ khoảng 600-540 triệu năm trước, là thủ phạm.
Gondwana là tên siêu lục địa ngự trị phía Nam bán cầu trong thời kỳ đó, song song với một siêu lục địa khác tên Laurasia ở phía Bắc
Theo bài công bố trên tạp chí Science Advances, manh mối của các sự kiện được tìm thấy trong các lớp đá ở dãy núi xuyên Nam Cực tại lục địa Nam Cực và trên đảo Kangaroo của Úc.
Đó là nơi họ thu thập được nhiều hóa thạch của các sinh vật đã sinh ra và biến mất trong kỷ Cambri.
Trong đó, hóa thạch các con bọ ba thùy được cho là chìa khóa. Chúng tiến hóa nhanh chóng nên hình dạng của chúng có thể chỉ rõ thời điểm mà chúng chết đi, từ đó biết được tuổi của chúng cũng như các phiến đá đang bọc lấy chúng.
Các hóa thạch này có niên đại khoảng 514-512 triệu năm trước, tức giữa kỷ Cambri, trùng khớp với Sự kiện Sinsk.
Vào thời điểm đó, châu Đại Dương và Nam Cực đều là một phần của siêu lục địa Gondwana.
Hoạt động kiến tạo liên quan đến vùng đất này đã gây nên các sự kiện tạo núi khổng lồ, song song với việc khiến đáy biển của các đại dương nông bị chìm xuống.
Biển đột nhiên sâu hơn kéo các rạn san hô xuống thấp, khiến các sinh vật quen sống ở vùng nước nông không thể thích nghi kịp. Ngoài ra, sự xói mòn từ các dãy núi mới đổ đá cuội và sỏi vào các rạn san hô. Vì vậy, các hệ sinh thái rạn san hô "chết đuối".
Các hoạt động tạo núi còn khiến lớp vỏ Trái Đất bị giãn ra ở các nơi khác, magma dâng lên và tạo thành các khu vực đá bazan rộng lớn, song song với việc giải phóng một lượng lớn khí nhà kính khiến bầu khí quyển nóng nên.
Sự nóng lên này giống như biến đổi khí hậu ngày nay đã làm chậm quá trình tuần hoàn của đại dương, khiến nước giàu oxy chìm xuống, nước phía trên trở nên thiếu oxy và thêm một loạt sinh vật bị giết chết.
Kỳ lạ loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới Có một loài cây đặc biệt được cho là đã tiến hóa với khả năng kỳ lạ là 'đi bộ' trong rừng. Thời thơ ấu, chúng ta đã biết rằng cây cối đứng yên và một số cây có thể sống tới 1.000 năm. Chúng phát triển về kích thước với rễ bám vào mặt đất để có thể đảm bảo nước và...