Loại thuốc nào hiệu quả trong điều trị mụn mủ, mụn bọc?
Gần một năm nay khắp mặt tôi xuất hiện mụn mủ và mụn bọc to rất đau và khó chịu. Tôi có uống thuốc và bôi một số loại thuốc ngoài da nhưng không thấy giảm. Xin tư vấn loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị? (Hải Đăng).
Trả lời:
Có bốn giai đoạn hình thành mụn. Khởi đầu của tình trạng mụn (giai đoạn 1 và 2) là khối chất bã nhờn bị nén chặt lại trong nang lông. Ở giai đoạn này các nhân mụn nhỏ thường không thể quan sát bằng mắt thường, vì nó nằm sâu trong nang lông. Giai đoạn ba mụn nhiễm trùng và lan sâu xuống bên dưới nang lông, phía trên bề mặt da sẽ nhìn thấy mủ hoặc các đầu trắng. Khi mụn đã phát triển đến giai đoạn này nếu không chữa khỏi ngay thì chắc chắn sẽ để lại sẹo.
Bước sang giai đoạn bốn, ổ nhiễm trùng đã phá vỡ liên kết tế bào da trong nang lông và lan rộng sang các vùng da khác. Muốn trị dứt điểm mụn ở giai đoạn này thì phải lấy hết toàn bộ nhân mụn và xử lý các ổ nhiễm trùng dưới da, đồng thời tái tạo lại làn da ngay lập tức để hạn chế tình trạng da bị sẹo. Có thể nhận thấy, mụn của bạn đang ở trong giai đoạn 3 hoặc 4. Việc bạn uống thuốc và bôi thuốc lên bề mặt da để làm teo hay khô các nhân mụn chỉ là giải pháp tạm thời. Khi bạn ngưng dung thuốc mụn sẽ lại tái phát.
Bạn nên đến các trung tâm đặc trị mụn chuyên nghiệp để được tư vấn và xử lý tình trạng mụn của mình. Tại đây, hệ thống máy móc kỹ thuật cao cùng những chuyên viên thẩm mỹ có bằng cấp và tay nghề cao có thể giúp bạn xử lý mụn và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ da bị thâm và rỗ.
Trị liệu bằng ánh sáng Blue Light đang là một giải pháp tối ưu đối với tất cả tình trạng mụn, đặc biệt là những loại mụn thuộc cấp độ 3 và 4 như bạn. Phương pháp điều trị này giúp cân bằng nội tiết cơ thể, làm dịu thần kinh, giảm sưng tấy và điều tiết hoạt động của tuyến nhờn rất hiệu quả. Ngoài ra, ánh sáng Blue Light còn giúp đào thải độc tố cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho làn da, giúp chữa lành tổn thương nhanh chóng để hạn chế thâm và sẹo.
Theo VNExpress
Nặn mụn thế nào cho an toàn?
Nặn mụn không cẩn thận thì nhẹ cũng làm xấu da, dày mụn thêm, nặng hơn có thể nhiễm trùng, tử vong... Nặn mụn nguy hiểm tới mức nào.
Video đang HOT
Nặn mụn nào nguy hiểm?
Một lần, anh Đỗ Văn T (Mê Linh, Hà Nội) đang soi gương nặn mụn, có vẻ cái mụn non lại đau nên anh nhăn hết cả mặt. Đến khi anh dừng nặn thì tá hỏa bởi cái miệng đã bị méo lệch về một bên, phải đi bệnh viện để bác sĩ "kéo" lại miệng.
Ảnh minh họa
Theo Ths. BS Vũ Văn Tiến (Trung tâm thẩm mỹ BV 103), nặn mụn cácloại đều có thể gây nguy hiểm, nhất là mụn đinh râu - hay mọc ở vùng miệng như môi, mép, cằm, mũi... có thể gây biến chứng lan vào các xoang mặt, gây viêm tắc các tĩnh mạch xoang, não, hoặc nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm.
Do không phân biệt được mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn đinh râu... nên nhiều người nặn mụn sai cách, dẫn tới viêm da, nhiễm trùng, và rất dễ gặp nguy hiểm do mặt có nhiều mạch máu, dây thần kinh, nếu nhiễm trùng máu và có thể tử vong do nhiễm trùng vào hệ tuần hoàn nhanh nhất. Nếu điều trị muộn thì dù điều trị tích cực cũng có thể tử vong.
Nhận biết mụn đinh râu
Theo các bác sĩ, mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc từ một vết xước, vết nặn mụn trứng cá bị viêm nhiễm, nốt côn trùng đốt... Có thể nhận biết mụn đinh râu bằng mắt thường:
- Đầu mụn có mủ vàng, xung quanh mụn đỏ, nóng, có thể bị sốt.
- Mụn có thể xuất hiện đột ngột, hoặc từ từ và nặng dần, chỉ mọc trong khuôn khổ của môi và mép (ở khu vực "lưỡi liếm", hoặc khu vực "úp bàn tay vào giữa mặt".
- Mụn đinh râu cần giữ gìn sạch sẽ nơi có mụn, không ăn đồ cay nóng đề phòng biến chứng của đinh râu.
- Tuyệt đối không tự nặn mụn đinh râu, chỉ nên dùng cồn y tế sát trùng nhẹ vùng mụn, chờ mụn chín thì tới bác sĩ điều trị. Nếu mụn chưa chín nhưng có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng đỏ, đau nhức, sốt, ảnh hưởng tới miệng khi há, nhai, thở...) cần đi bệnh viện để sớm được điều trị kháng sinh.
Nặn mụn nào cũng nên đến bác sĩ để được xử trí dứt điểm và an toàn. - Ảnh Hà Dương.
Nặn mụn khác cũng có thể "chết người" vì nhiễm trùng?
Mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn bít kín lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến thành mụn. Có thể tóm tắt "hành trình" mụn dần nguy hiểm như sau: Nhân mụn hình thành chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), rồi mụn đỏ viêm nhẹ, và cuối cùng là mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng. Theo đó:
- Mụn đầu trắng không sưng, không đỏ, không đau, sờ vào mới thấy nổi gồ trên bề mặt da.
- Mụn đầu đen nằm trong lỗ chân lông hở, nặn mụn sai cách sẽ viêm nhiễm sâu thành mụn nặng, làm viêm nhiễm tổ chức da, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, hơi đau.
- Mụn đỏ viêm nặng hơn sẽ biến thành mụn bọc, mụn mủ, sưng to v đau nhức.
- Mụn bọc sẽ sưng to, đau nhức hơn nhiều mụn đỏ, dù có chữa lành vẫn để lại sẹo lõm.
- Mụn thịt hay mọc thành đám quanh mắt... Nếu điều trị chậm, không đúng cách mụn có thể lan ra chỗ khác.
Bất kể nặn mụn bằng tay, hay công cụ lấy mụn cũng khiến da tổn thương thành sẹo thâm, hoặc rỗ, gây ra các vết thâm, phải 1-2 năm sau mới biến mất. Không cẩn thận việc nặn mụn sẽ bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm.
Xử trí mụn đúng cách
Đề phòng các loại mụn, tại các bệnh viện da liễu đều có hướng dẫn:
- Mụn nhọt thông thường chỉ cần bôi thuốc sát trùng đơn giản như nước muối loãng.
- Khi mụn nhọt đã "chín" thì chích mủ, nhưng cần được bác sĩ thực hiện (không tự nặn ở nhà), để đảm bảo vô trùng, tuyệt đối không nặn mụn nhọt non.
- Không đắp các loại lá trực tiếp lên mụn, chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa, nhiễm trùng... Không xử lý các vết xước, hay nặn mụn bằng kem trộn, kem che khuyết điểm, chườm nóng, chườm lạnh lên vết sưng đỏ... vì càng làm vết thương nhiễm khuẩn nặng hơn.
- Khi mụn mủ đã chín, nên đến cơ sở y tế để được tháo mủ đúng kỹ thuật, vô trùng. Nếu mụn lớn đã hóa mủ sẽ được chích rạch để thoát mủ, sớm lành.
Theo Alobacsi
Xử lý hiệu quả tình trạng da bị mụn như thế nào? Tôi bị khá nhiều mụn bọc và mủ hai bên má, rải rác trên trán và dưới hai quai hàm. Tôi có đi da liễu, nhưng ba tháng rồi vẫn chưa khỏi. Vậy tình trạng da như của tôi phải xử lý thế nào? (Thùy Trang). Trả lời: Mụn trứng cá hình thành từ hỗn hợp chất kết dính của bã nhờn, tế...