Loại rau thơm giá rẻ ở chợ Việt được người Nhật coi trọng
Tía tô không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn có tác dụng giải độc. Cây rau này được đưa vào tủ thuốc Đông y dùng chữa nhiều bệnh.
Tại các khu chợ cóc của Việt Nam, tía tô có giá bán rất rẻ, chỉ vài nghìn đồng một mớ. Trong khi đó, tía tô loại tuyển chọn bán tại Nhật Bản có giá 500-700 đồng/lá.
Tại Nhật Bản, nghiên cứu cho thấy tinh dầu của tía tô có tác dụng chống co thắt trên cơ chế ngăn hoạt động của gốc tự do, ức chế quá trình sản xuất histamin làm giảm tình trạng hen suyễn, mề đay, dị ứng. So với các loại tinh dầu như bạc hà, diếp cá, tinh dầu tía tô được đánh giá cao hơn.
Trong chế biến thực phẩm, tía tô được sử dụng nhiều trong các món ăn có cua, ốc, cá. Người Nhật Bản hay ăn tía tô với cá sống phòng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Văn Giang, Hưng Yên, tía tô là cây thân thảo thường dưới 1m, lá mọc đối, nhọn phần đầu, mép lá hình răng cưa. Tía tô có mùi thơm, vị cay the, tính ôn ấm, dùng làm rau gia vị, thái nhỏ nấu cháo giải cảm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Tía tô còn giải độc khi ăn hải sản.
Trong Đông y, các thầy thuốc dùng thân, lá, cành, hạt, rễ tía tô. Lá phơi khô, sắc điều trị giải cảm, ho, long đờm. Cành cây kết hợp với sắn dây hỗ trợ an thai, giảm đau bụng, nôn ói khi mang thai. Hạt tía tô hay còn gọi tô tử có tác dụng giảm đờm, long đờm, trị hen suyễn.
Tía tô được người dân dùng làm rau ăn kèm và chữa nhiều bệnh. Ảnh: Wikipedia
Video đang HOT
Đặc biệt, tía tô là cây rau thơm của phụ nữ vì góp phần trị đau bụng kinh, băng huyết, động thai, làm đẹp da, chống lão hóa.
Các tác dụng phổ biến của tía tô
Thứ nhất, tía tô đã đã được sử dụng trong y học truyền thống ở nhiều quốc gia trong hàng thế kỷ, được cho có tác dụng giảm đau, kháng viêm, cải thiện tiêu hóa.
Thứ 2, tía tô là loại thảo dược linh hoạt không chỉ dùng làm gia vị hoặc trà mà còn sử dụng chế thuốc, dầu thơm, kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Thứ 3, tía tô là nguồn cung cấp dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, K, canxi, sắt, magiê và kali. Vì vậy, ăn tía tô tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe da và xương.
Thứ 4, có hai loại tía tô xanh và tím nhưng lá tía tô màu tím thường chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn loại màu xanh.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Bay – Chủ tịch Liên chi hội Đông – Tây y kết hợp TP.HCM, tía tô là rau thơm xuất hiện hàng nghìn năm nay sử dụng nhiều cả ở châu Âu và châu Á. Tía tô đã có định danh khoa học được nghiên cứu các thành phần hóa học. Cả cây tía tô đều chứa tinh dầu, tập trung nhiều nhất ở lá có tính kháng viêm, kháng sinh, chống dị ứng.
Ngoài ra, các thành phần trong hạt tía tô còn chứa dầu béo tốt cho cơ thể, màng tế bào. Hạt tía tô có nhiều chất béo chưa bão hòa.
Phó giáo sư Bay cho biết bạn có thể ăn lá tía tô hoặc sắc tía tô lấy nước uống hằng ngày giúp giải độc, giảm tình trạng viêm xương khớp hay dị ứng.
Kiêng gì khi dùng thuốc Đông y?
Khi đang uống một số loại Đông dược nào đó, cần phải chú ý đến sự tương kỵ giữa thuốc với thức ăn, nước uống ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
1. Tương kỵ thuốc đông y với nước trà
Không nên dùng nước trà để chiêu thuốc, nhất là thuốc bổ dạng viên hoàn. Chất tannin trong nước trà là một loại acid (tannic acid) ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm cho thuốc mất hết tác dụng.
2. Tương kỵ thuốc ôn bổ với nước trà
Khi đang uống các loại thuốc bổ có tính ấm (ôn bổ) như thuốc bổ thận tráng dương, kiện tỳ ích khí nên hạn chế uống trà. Trà tính mát, có tác dụng hạ khí, có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ của thuốc ôn bổ.
Khi dùng cam thảo, không nên ăn thịt lợn.
3. Tương kỵ thuốc bổ có nhân sâm với củ cải
Khi dùng thuốc bổ trong thành phần có nhân sâm, không nên ăn củ cải. Nhân sâm là thuốc bổ, còn củ cải là thuốc tiêu (tiêu thực, trừ đờm); một bên "bổ" một bên "tiêu" sẽ làm giảm tác dụng của nhau, gây lãng phí, vì nhân sâm là một vị thuốc quý.
4. Tương kỵ khi dùng thuốc giải biểu
Khi đang dùng thuốc giải biểu làm ra mồ hôi, để giải trừ bệnh tà ra ngoài cơ thể và thuốc thấu chẩn làm cho sởi mọc đều để tránh biến chứng. Không nên ăn những thứ sống lạnh và những thức ăn có vị chua có thể làm giảm tác dụng giải biểu và thấu chẩn của thuốc.
Khi dùng thuốc bổ có nhân sâm, không nên ăn củ cải.
5. Tương kỵ khi dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết
Khi đang uống các thuốc thanh nhiệt lương huyết như kim ngân, liên kiều, chi tử...và thuốc dưỡng âm như huyền sâm, sa sâm, mạch môn... không nên ăn những thứ cay nóng - có thể sinh nhiệt, làm giảm tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm.
Ngoài ra, trong "Bản thảo cương mục" - bộ sách kinh điển về Đông dược, có ghi:
Dùng địa hoàng, hà thủ ô cần kiêng củ cải Uống cam thảo, hoàng liên... phải kiêng thịt lợn Uống bán hạ phải kiêng thịt dê Uống thương lục phải kiêng thịt chó Uống thường sơn phải kiêng hành sống Uống thổ phục linh phải kiêng trà Uống đan sâm cần kiêng giấm Uống bạc hà kiêng thịt ba ba Uống miết giáp phải kiêng rau dền...
Suýt tử vong sau khi trị mụn ở lưng Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ kết hợp ngộ độc thuốc gây tê tại chỗ hấp thu qua da trên diện rộng. Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 36 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc nặng (huyết áp không đo được), giảm oxy máu, nhiễm toan chuyển hoá nặng, lơ mơ. Trước...