Loại rau này ăn tốt nhất vào mùa xuân, rang với tôm nữa thì “đỉnh của chóp”
Thứ rau này là thực phẩm có ở bốn mùa, bán ở khắp các chợ, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Tôm sông, rau hẹ
2. Gừng, tiêu, muối, đường, dầu hào, xì dầu
Không chỉ mùa nào thức nào, mùa xuân ở mỗi vùng miền khác nhau cũng có món ăn ngon và bổ dưỡng. Nhiều nơi cho rằng, ăn măng mùa xuân mới ngon, có người lại nói ăn hành lá vào mùa xuân mới chuẩn nhất.
Tuy nhiên, được mệnh danh là “thuốc dưỡng mùa xuân”, thì hẹ vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn cả. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất để ăn hẹ. Mặc dù trong nấu ăn hàng ngày, hành lá được sử dụng phổ biến hơn cả. Nhưng vào mùa xuân, chị em nhất định không được bỏ lỡ thần dược mùa xuân trị bách bệnh là rau hẹ.
Mùa nào cũng có rau hẹ thôi, nhưng ăn vào mùa xuân vị hẹ mới ngon đậm đà nhất. Hẹ vào các mùa khác mùi vị cũng không được như mùa xuân, thậm chí ăn vào mùa hè, hẹ còn có mùi hôi. Chẳng thế mà có câu ca dao gợi ý về thời điểm ăn rau hẹ: “Gió đông lạnh buốt tái tê. Thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân” hay câu tục ngữ “Ăn hẹ xuân thì thơm, ăn hẹ hè thì thối.”
Mùa xuân thời tiết nhiều biến động, nóng lạnh, mưa ẩm, nắng hanh thất thường. Vì vậy, cơ thể cần phải được bảo dưỡng dương khí. Mà vừa hay rau hẹ trong y học cổ truyền lại có tính ôn, vị ngọt cay, tính ấm nên thích hợp để sử dụng. Chính vì có thể hỗ trợ ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương mà rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương”.
Để có sự kết hợp nhất với rau hẹ, chị em có thể thử món tôm sông rang lá hẹ. Mùa này tôm sông cũng béo mẫm, vị giòn kết hợp với rau hẹ rất bổ dưỡng. Ai cũng có thể thưởng thức món ăn tươi ngon này, vì vậy đừng bỏ lỡ nhé!
Cách làm tôm đồng rang hẹ
1
Thực hiện
Tôm sông (đồng) mua về, có thể cắt bớt râu hoặc đầu nhọn. Rửa sạch, để ráo nước. Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Hành tím bóc vỏ bằm nhuyễn. Gừng thái chỉ.
Video đang HOT
Cho chút dầu vào chảo, phi thơm hành gừng. Cho tôm vào đảo, đợi khi tôm chuyển sang màu đỏ gạch đều thì trút rau hẹ vào xào.
Nêm gia vị hoặc một chút dầu hào. Có thể thêm một xíu rượu nấu để dậy mùi. Đảo đều. Tắt bếp và bày món ra đĩa.
Chỉ với vài bước đơn giản, chị em có thể thực hiện được món tôm sông (đồng) rang hẹ cực phẩm rồi.
Chúc chị em thành công với cách làm tôm đồng rang hẹ này nhé!
Rau hẹ có tác dụng gì với sức khỏe?
Rau hẹ là loại cây thân thảo, còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo, giàu dược tính và mùi thơm đặc trưng. Rau hẹ rất giàu dinh dưỡng bao gồm nhiều vitamin (B, C), chất xơ và các khoáng chất. Không chỉ được dùng trong ẩm thực chế biến nhiều món ngon, hẹ còn là cây thuốc trị được nhiều bệnh.
Cũng giống như hành tỏi, hẹ còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau hẹ có vị hơi cay, the nhẹ nên dễ ăn, vừa được dùng làm gia vị vừa làm rau ăn. Các món ngon như mì vằn thắn, sủi cảo hay bánh bao đều không thể thiếu được rau hẹ.
Theo y học cổ truyền, rau hẹ có vị ngọt cay, tính ấm, có tác dụng tích cực trong việc ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương. Một số tác dụng chữa bệnh của hẹ như chữa cảm mạo, ho do lạnh; hỗ trợ điều trị đái tháo đường; nhuận tràng, trị táo bón; chữa ăn uống kém.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng chất xơ trong rau hẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, có thể phòng chống bệnh táo bón. Thêm vào đó, chất xơ trong rau hẹ còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa tác động của chất gây ung thư ở niêm mạc ruột. Đây cũng là loại rau dự phòng tích cực để tránh bệnh ung thư đại tràng.
Rau hẹ cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến cơ tim.
Mặc dù được coi là kháng sinh trừ viêm vào mùa xuân, nhưng rau hẹ cũng khó tiêu nên không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Đồng thời, những người thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn hẹ, hoặc ăn với số lượng rất ít.
Theo kinh nghiệm dân gian, người xưa cũng khuyên khi nấu ăn, rau hẹ không nên kết hợp với mật ong và thịt bò, sẽ tạo ra chất khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách làm cá hồi phi lê nướng bằng lò cực dinh dưỡng và thơm ngon
Cá hồi là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều đạm và chất sắt cho cơ thể.
Một trong những món ăn được chế biến từ cá hồi được rất nhiều người ưa thích đó là món cá hồi phi lê nướng. Bạn có thể làm món ăn này rất dễ dàng với lò nướng theo sự hướng dẫn của chuyên mục vào bếp nhé!
Nguyên liệu làm Cá hồi phi lê nướng
Cá hồi phi lê 350 gr
Rau hẹ băm 1 muỗng canh
Rau mùi tây băm 2 muỗng canh
Rau húng quế xắt nhỏ 2 muỗng canh
Thì là khô 1 muỗng cà phê
Nước cốt chanh 1 muỗng canh
Dầu oliu 1 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, dao, thớt,....
Cách chế biến Cá hồi phi lê nướng
1
Sơ chế nguyên liệu
Khoảng nửa tiếng trước khi chế biến món ăn, bạn bỏ cá từ ngăn đông lạnh ra và dùng lò vi sóng để rã đông (hoặc có thể để cá tự rã đông nếu không có lò vi sóng).
Sau đó, bạn xắt nhỏ hoặc băm nhỏ rau hẹ, mùi tây và các loại rau thơm khác. Tiếp theo, bạn cho rau vào một chiếc tô và đổ chút dầu oliu vào để trộn đều.
2
Đặt cá lên vỉ nướng
Bạn đặt miếng cá lên vỉ nướng, rồi phủ một lớp rau vừa trộn lên mặt miếng cá.
Mẹo: Nên đặt phía dưới vỉ nướng bạn cần đặt một chiếc khay hoặc 1 chiếc tô để hứng mỡ chảy ra khi nướng.
3
Nướng cá
Đặt lò nướng ở 120 độ C và nướng trong khoảng 25 - 30 phút. Nếu miếng cá dày hơn thì thời gian nướng sẽ lâu hơn.
Sau khi nướng xong bạn hãy kiểm tra độ chín của cá. Khi thấy miếng cá tách ra thành từng thớ nhỏ, nghĩa là cá đã chín, nếu không bạn cần nướng thêm khoảng 5 phút cho cá chín hẳn.
4
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành xong món ăn, bạn có thể trang trí thêm bằng các loại rau thơm để món ăn trông hấp dẫn hơn. Thịt cá hồi sau khi nướng có vị ngọt thanh, thịt cá chắc nhưng vẫn rất mềm, có thể ăn kèm với cơm nóng.
Cách nấu cù lao chay thơm ngon hấp dẫn cho ngày chay thêm tròn vị Vào những ngày ăn chay nếu mọi người đã chán với những công thức cũ kỹ quen thuộc, hãy thử đổi vị với món cù lao chay giòn ngọt, thanh đạm. Nguyên liệu làm Cù lao chay Bó đòn chay 2 cái (chả lụa chay) Bắp cải 1/2 cái Cà rốt 1 củ (kích thước to) Su su 1 củ Nấm rơm 100...