Loài rắn biết giả chết, tự hộc máu như phim
Như một diễn viên kịch nghệ tài tình, loài rắn kỳ quái tự bôi bẩn, bò loạng quạng rồi nằm quay đơ, há miệng, thè lưỡi, vờ bị hộc máu… để giả chết.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Biology Letters đã mô tả khả năng giả chết của những con rắn kẻ ô (Natrix tessellata), một loài rắn nước không có nọc độc phân bố trên nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Phi.
TS Vukasin Bjelica thuộc Đại học Belgrade và các cộng sự đã quan sát những con rắn kẻ ô sống ở Golem Grad – một hòn đảo trên hồ ở Bắc Macedonia – và nhận thấy chúng là những diễn viên kịch nghệ tài tình.
Hầu hết các loài rắn đều chạy trốn hoặc chiến đấu khi bị tấn công. Nhưng với loài rắn kỳ quặc này, khi bị vây khốn, nó liền… giả chết.
Loài rắn kẻ ô ở Golem Grad có khả năng giả chết độc đáo – Ảnh: BIOLOGY LETTERS
Nhóm nghiên cứu do TS Bjelica dẫn đầu đã bắt và thử nghiệm 263 con rắn, lao theo và tóm lấy phần giữa thân chúng để kích thích nhiều hành vi phòng thủ nhất.
Trong khi cẩn thận để không làm tổn thương những con rắn, họ giữ chúng, nhẹ nhàng bóp chúng và duỗi chúng ra trên mặt đất, bắt chước hành động như một kẻ săn mồi đang do dự trong việc ăn thịt con mồi.
Theo The New York Times, nhờ đó họ đã ghi lại một loạt hành vi đáng kinh ngạc và đôi khi khiến người khác phải cười ngất.
Gần một nửa số rắn tự lăn lộn để bôi lên mình một hỗn hợp cay nồng từ xạ hương và phân. Nhiều con bắt đầu bò loạng choạng, nằm quay đơ, há miệng, thè lưỡi…
Để thêm phần kịch tính, một số con còn giả vờ để máu chảy ra từ miệng, sủi bọt…
Theo các tác giả, đó là một chiến lược có rủi ro cao, nhưng hữu hiệu khi bị vây khốn, không còn đường thoát.
Một số kẻ săn mồi không ưa xác thối và cảm thấy ghê tởm trước một con vật đang bốc mùi, quằn quại, hoặc trông như đã chết.
Nếu không thì đó cũng là một cơ hội vàng cho con rắn bởi khi nghĩ con mồi đã chết, kẻ săn mồi cho dù không bỏ cuộc thì cũng lơ là hơn, có thể nới lỏng vòng vây và tạo điều kiện để con rắn có cơ hội thoát thân.
Nhiều loài khác nhau trong vương quốc động vật giả vờ chết khi bị kẻ săn mồi làm phiền, bao gồm côn trùng, cá, động vật lưỡng cư và cả một vài loài động vật có vú.
Các tác giả cũng lưu ý rằng rắn kẻ ô trên đảo Golem Grad là một quần thể bất thường, bởi thường bị săn bắt bởi nhiều loài chim.
Vì vậy, chưa rõ những con rắn kẻ ô ở những nơi khác có khả năng giả chết tài tình như vậy hay không. Vẫn cần thêm nghiên cứu trên nhiều quần thể khác để làm rõ khả năng độc đáo của loài rắn này.
Loài rắn lạ, có khả năng quăng đầu để "chộp" mồi
Loài rắn này dùng phần thân nhẹ hơn để quăng đầu và chộp lấy con mồi có kích thước lớn hơn chúng...
Đó là rắn dây đầu tù, còn được gọi là rắn cây đầu tù. Loài rắn này được tìm thấy ở khu vực rừng Chocoan ở Ecuador, Colombia và Panama
Rắn dây đầu tù có thân hình siêu mỏng với đôi mắt lồi và đầu góc tù
Chính ngoại hình này khiến nhầm lẫn rắn dây đầu tù như là một loài đói ăn
Chúng thường dài khoảng 1m, sống trên cây, có khả năng di chuyển một cách nhẹ nhàng
Rắn thường hoạt động vào ban đêm và thích săn mồi nhỏ như thằn lằn. Thậm chí là cả loài rắn khác
Đặc biệt, chúng có khả năng ném đầu để săn mồi bằng cách dùng phần thân nhẹ hơn để quăng đầu và chộp lấy con mồi
Rắn dây đầu tù không gây hại cho con người và thường không tấn công con người
Sự thật giật mình về "trái tim sự sống" của Sao Diêm Vương Vùng đất mà các nhà khoa học nghi ngờ che giấu một đại dương ngầm có sự sống của Sao Diêm Vương đã được hình thành một cách tàn khốc. "Trái tim sự sống" của Sao Diêm Vương chính là vùng đồng bằng băng giá rộng lớn, có hình trái tim gần như hoàn hảo trong các bức ảnh mà tàu New Horizons...