Loại quả vừa là trái cây vừa là vị thuốc quý, đem làm mứt Tết gọi là “cực phẩm”
Trong Đông y, loại quả này có giá trị y học rất cao, là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Nguyên liệu:
350 gam táo gai, 150 gam đường phèn, một ít hoa quế khô.
Cách thực hiện:
Táo gai rửa sạch, dùng một ống hút bằng inox chọc vào lõi để lấy hạt ra. Dùng cách này táo gai không bị nát hoặc vỡ. Cẩn thận khi chọc, sau khi lấy hết hạt ra thì cho táo gai vào nước ngâm để tránh bị thâm.
Cho táo gai vào nồi, thêm nước, đun trên lửa lớn.
Sau khi sôi, thêm đường phèn tùy theo sở thích, điều chỉnh lửa nhỏ, đun liu riu trong 20 phút (không khuấy thường xuyên, không dùng lực quá mạnh để tránh làm hỏng hình dạng của quả táo gai)
Nấu đến khi táo gai mềm, nhừ nhưng không nát, nước sốt có màu đỏ tươi, đặc sệt, dùng thìa khuấy nhẹ táo trong nồi rồi vặn lửa lớn để chắt lấy nước cốt.
Video đang HOT
Đợi nấu sôi thêm một lúc rồi tắt bếp, rắc hoa quế lên. Nếu không có hoa quế có thể bỏ qua bước này. Đợi táo gai nguội, cho vào hộp rồi bảo quản tủ lạnh ăn dần.
Chú ý:
1. Vì táo gai tương đối chua nên lượng đường cho vào có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị nhưng không được quá ít đường, nếu không sẽ rất chua.
2. Không nấu quá nhiều nước. Vì nếu nấu nhiều nước sẽ tốn thời gian lâu để nấu cho cạn thành dạng siro.
3. Khi làm mứt táo gai không nên dùng nồi chảo sắt, nên sử dụng bằng chảo inox hoặc chống dính.
Mứt cóc chua cay
Tết này bạn hãy trổ tài đãi người thân món mứt cóc bao tử chua chua, cay cay, thoang thoảng mùi gừng, nhâm nhi rất thú vị.
Nguyên liệu:
- 1 kg cóc hoặc cóc bao tử
- 400g đường cát trắng
- 1 cục vôi tôi
- 1 nhánh gừng nhỏ
- 1 thìa nhỏ ớt bột
Cách làm:
Bước 1:
- Vôi tôi hòa tan trong nước lạnh, để khoảng 15 phút để phần vôi lắng xuống đáy, lọc lấy phần nước vôi bên trên, đổ bỏ phần cặn.
- Gừng cạo vỏ thái sợi.
Bước 2:
- Cóc gọt vỏ, bổ làm đôi hay làm bốn phần, nếu dùng cóc quả lớn, có hột thì bạn dùng dao bổ thành nhiều miếng, bỏ hột.
- Ngâm cóc vào âu nước vôi tôi khoảng từ 5 đến 6 tiếng.
Bước 3:
- Sau khi ngâm cóc vớt cóc ra xả lại nhiều lần nước cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 4:
- Cho cóc và đường vào nồi, trộn đều, ướp khoảng từ 4 đến 6 tiếng. Tùy theo cóc chua nhiều hay ít, bạn có thể điều chỉnh thêm liều lượng đường tùy theo sở thích của mình.
Bước 5:
- Bắc nồi cóc lên bếp đun, thêm gừng vào, đun lửa nhỏ.
Bước 6:
- Cho tiếp ớt bột vào đun cùng, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều.
Bước 7:
- Đun đến khi nước đường chuyển màu vàng cánh gián, phần nước đường sệt lại bạn tắt bếp, xếp cóc ra vỉ cho ráo, để khoảng 2 tiếng.
- Sau đó cho cóc vào lọ kín dùng dần.
Làm mứt khế khởi động Tết đang đến Mứt khế có vị thơm ngon, chua chua ngọt ngọt, thơm ấm của gừng, có thể dùng làm quà mang tặng người thân trong dịp Tết ta. Nguyên liệu: - Khế chua: 1 kg - Đường cát trắng: 400 g - 1 nhánh gừng - Nước vôi trong. Cách làm: - Khế rửa sạch, gọt bỏ phần viền ở các cạnh của múi...