Loại quả mệnh danh ‘vua chống oxy hóa’, ăn vào thêm tươi trẻ, giảm cholesterol
Loại quả này khi chín có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa được mệnh danh ‘vua chống oxy hóa’ giúp dưỡng da tươi trẻ, ‘quét sạch’ cholesterol xấu.
Trong Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có thể tận dụng quả lựu để làm thuốc trị bệnh. Các bộ phận của cây lựu đều có thể dùng làm thuốc được, dùng tươi thì tốt hơn, nếu khô thì trước khi dùng phải ngâm nước vài ba giờ để lấy lại nguyên chất.
Loại quả có giá trị dinh dưỡng cao
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, những người cần hạn chế ăn lựu gồm người bị bệnh viêm dạ dày, người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, người đang bị cúm, trẻ em cũng hạn chế ăn lựu vì nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người, người bị tiểu đường.
Quả lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế từng xảy ra trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Phụ huynh cần hạn chế cho trẻ nhỏ ăn hạt lựu để tránh bị hóc, bị tắc ruột. Cha mẹ nên ép lấy nước lựu cho trẻ uống sẽ tốt hơn. Người lớn khi ăn lựu có thể ăn cả hạt nhưng cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Nước ép từ lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái ăn loại trái cây này.
Một số bài thuốc từ lựu
Tẩy giun sán
Chuẩn bị: 60g rễ lựu tán vụn, 750ml nước.
Cách làm: Ngâm rễ lựu tán vụn trong 6 giờ rồi sắc nước cho đến khi còn 500ml chia uống làm 3 lần, cách nhau nửa giờ vào sáng sớm. Sau khi uống cuối giờ thứ hai thì dùng một liều thuốc tẩy. Nên đi đại tiện vào chậu nước ấm thì sán ra.
Video đang HOT
Cách làm: Lấy 15g vỏ lựu đi sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa chảy máu cam
Cách làm: Lấy hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
Chữa sâu răng
Cách làm: Dùng vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm về phía răng sâu.
Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến
Cách làm: Dùng 30g hoa lựu tươi nấu canh cùng thịt lợn ăn hàng ngày.
Để công thức trên phát huy tác dụng toàn diện, hãy chọn những quả lựu sạch, không hóa chất, lột lấy vỏ và phơi khô để sử dụng dần. Trong quá trình thực hiện, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia, còn lại ăn uống hoàn toàn bình thường.
Những người không nên ăn lựu
Lựu chứa nhiều axit hữu cơ và đường. Khi ăn lựu, axit hữu cơ rất dễ làm tổn thương men răng, thúc đẩy quá trình oxy hóa, đặc biệt với bệnh nhân bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn ăn thì sau khi tiêu thụ, người bệnh cần đánh răng ngay lập tức.
Trong lựu có chứa nhiều axit citric và axit glyphic sẽ làm tăng tốc độ bài tiết axit dạ dày. Chính vì vậy, với những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và loét tá tràng nên ăn ít lựu để hạn chế việc dạ dày tiết ra một lượng axit lớn làm tổn thương niêm mạc, gây bất lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Lựu là một loại trái cây khá khó tiêu hóa bởi trong nó chứa rất nhiều tannin có thể khiến tình trạng táo bón càng trở nên tồi tệ. Cùng với đó, lựu cũng có tính nóng khiến bệnh nhân ăn quá nhiều lựu một lúc sẽ khiến cơ thể xuất hiện tình trạng nóng trong.
Khi ăn cũng không nên nuốt hạt lựu vì khá khó tiêu hóa, với người lớn cần nhai kỹ trước khi nuốt, trẻ em tốt nhất không nên ăn cả hạt. Thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Những ai không nên uống nước lá ổi?
Trong y học cổ truyền lá ổi được xem là loại lá có nhiều đặc tính chữa bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì thế hiện nay có rất nhiều người sử dụng lá ổi đun nước uống hàng ngày.
Tuy nhiên, dù là tốt nhưng sử dụng nước lá ổi như thế nào và ai nên uống nước lá ổi hàng ngày có thể bạn chưa biết. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong lá ổi
Cũng giống như quả ổi, lá ổi được cho là chứa rất nhiều vitamin C, ngoài ra lá ổi chứa cả vitamin A và vitamin B6. Vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Vitamin A tăng cường bảo vệ mắt, sáng mắt và làm đẹp da. Bên cạnh đó, lá ổi có rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như Kali giúp cho hệ tim mạch và giúp ổn định, kiểm soát huyết áp. Đặc biệt hơn trong lá ổi có chất chống oxy hóa rất mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại như gọi là gốc tự do như: Superoxide, peroxy lipid, ozone, hydrogen peroxide và hydroxyl radical...Những chất này gây ra tổn thương cho tế bào cơ thể của cơ thể.
Những tác dụng của lá ổi
Chữa tiêu chảy: Trong lá ổi non có chứa rất nhiều chất tanin có tính kháng khuẩn, và ức chế hoạt động của vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, trong lá ổi có chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp là giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Ngăn ngừa các gốc tự do chống stress oxy hóa: Lá ổi có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do đây là trong những nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Đặc biệt, các nghiên cứu bước đầu chỉ ra rằng trong lá ổi có chất lycopene có hiệu quả ngăn ngừa và phòng chống trong việc điều trị bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Giảm cân: Lá ổi có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm giảm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cơ thể, đây là quá trình cải thiện vóc dáng rất hiểu quả.
Tăng khả năng miễn dịch, sáng mắt: Tronglá ổi chứa rất nhiều vitamin C, A và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh tật, tăng cường thể lực, giúp sáng mắt và chống lại các bệnh liên quan đến mắt.
Giảm stress: Trong lá ổi có đặc tính làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, từ đó giúp cải thiện, ổn định giấc ngủ.
Giúp phụ nữ giảm đau khi đến tháng: Uống nước lá ổi có khả năng làm giảm sự khó chịu và đau bụng khi đến tháng, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dễ dàng, kiểm soát hơn.
Tăng cường sức khỏe răng miệng: Trong lá ổi có chất làm se, tác dụng làm săn chắc chân răng, làm giảm tình trạng viêm và nhiễm trùng, giảm đau ở nướu.
Làm giảm các triệu chứng dị ứng: Lá ổi có khả năng làm ứng chế và ngăn chặn sự giải phòng của histamine. Từ đó làm giảm các tình trạng dị ứng.
Lá ổi có tác dụng tốt với sức khỏe.
Ai không nên uống nước lá ổi?
Những người có cơ địa mẫn cảm với một chất nào đó trong lá ổi, dùng lá ổi có thể gây ra tác dụng phụ và dị ứng.
Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, xương khớp và các bệnh liên quan đến thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nước lá ổi.
Người mắc bệnh chàm (một loại bệnh da liễu) không nên sử dụng lá ổi, vì trong lá ổi có chất gây kích ứng da, sẽ làm tổn thương da đối với trường hợp này.
Những người đang sử dụng thuốc tây do bác sĩ kê đơn thì không nên sử dụng nước lá ổi.
Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nước lá ổi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá ổi, vì dùng lá ổi có thể dẫn đến co bóp, làm sạch tử cung. Ảnh hưởng đến thai nhi.
Những người có vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng lá ổi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Như đã nói lá ổi tốt cho đường tiêu hóa nhưng như vậy không có nghĩa là có thể uống nước lá ổi một cách tùy ý. Bởi nếu uống quá nhiều nước lá ổi, uống thường xuyên trong một thời gian dài lại sẽ làm mất cân bằng enzyme trong tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Uống nước lá ổi có tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người không nên sử dụng.
Những bệnh nhân đái tháo đường nên thận trọng khi dùng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì nếu không biết mà dùng liều lượng cao dẫn đến làm giảm lượng đường trong máu gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại: Cũng giống như các vị thuốc dân gian khác khi dùng bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải sử dụng đúng liều lượng phù hợp với cơ thể. Đừng nghĩ thuốc nam, thuốc bắc sẽ an toàn không có tác dụng phụ mà sử dụng một cách tùy tiện không có liều lượng, gia giảm. Bởi, ngay cả nhân sâm, bào ngư, hay tổ yến được xem là những "bảo vật" quý cho sức khỏe cũng cần phải sử dụng có thang, có liều cho từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, nếu muốn dùng lá ổi tốt nhất tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để sử dụng một cách an toàn.
Vì sao ăn bí ngòi không nên gọt vỏ? Bí ngòi là một loại rau giàu nước và có lượng chất xơ, vitamin C, carotene và khoáng chất tốt, ngoài ra còn là nguồn cung cấp canxi, phốt pho và kali và rất ít carbohydrate. Bí ngòi không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá cho sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi: 'Ăn...