Uống cà phê có làm tăng cholesterol?
Cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và tác dụng kích thích tinh thần.
Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến của nó, câu hỏi về tác động của cà phê đối với sức khỏe, đặc biệt là mức cholesterol, luôn được nhiều người quan tâm. Vậy uống cà phê có thực sự làm tăng cholesterol? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Uống cà phê có làm tăng cholesterol?
Cà phê chứa nhiều hợp chất hóa học khác nhau, trong đó có hai hợp chất được biết đến với khả năng ảnh hưởng đến mức cholesterol: cafestol và kahweol. Đây là hai loại diterpenes có trong dầu cà phê, được tìm thấy chủ yếu trong cà phê chưa lọc.
Cafestol được cho là chất có tác động mạnh nhất đến mức cholesterol trong m.áu. Cafestol có khả năng ức chế các thụ thể FXR trong ruột, từ đó làm giảm sự p.hân h.ủy cholesterol và tăng lượng cholesterol trong m.áu.
Tương tự như cafestol, kahweol cũng có khả năng làm tăng mức cholesterol, mặc dù tác dụng của nó không mạnh bằng cafestol.
Cách pha chế cà phê có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng cafestol và kahweol trong tách cà phê của bạn. Cà phê chưa lọc, như cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê kiểu Pháp, và cà phê espresso, chứa hàm lượng cafestol và kahweol cao hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 5 tách cà phê chưa lọc mỗi ngày có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần lên tới 6-8%.
Video đang HOT
Ngược lại, cà phê lọc, như cà phê pha bằng máy lọc hoặc dùng giấy lọc, có hàm lượng cafestol và kahweol thấp hơn nhiều. Giấy lọc giữ lại hầu hết các diterpenes, do đó làm giảm tác động của chúng lên mức cholesterol. Vì vậy, uống cà phê lọc thường ít có nguy cơ làm tăng cholesterol hơn.
Ngoài tác động lên cholesterol, cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh Parkinson, và một số loại ung thư. Cà phê cũng có thể cải thiện tinh thần, tăng cường sự tỉnh táo và cải thiện hiệu suất thể chất.
Tuy nhiên, uốngquá nhiều cà phê có thể dẫn đến các vấn đề như lo lắng, mất ngủ, và tăng huyết áp ở một số người nhạy cảm với caffeine. Ngoài ra, thêm nhiều đường và kem vào cà phê có thể làm tăng lượng calo và chất béo không lành mạnh, gây tăng cân và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Để tận hưởng lợi ích của cà phê mà không lo lắng về mức cholesterol, bạn nên chọn cà phê lọc và hạn chế thêm đường, kem béo vào cà phê. Đồng thời, hãy uống cà phê một cách điều độ và kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.
Những loại thuốc không bao giờ nên dùng chung với cà phê
Uống cà phê hàng ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, tuy nhiên uống cùng một lúc hay quá gần thời điểm uống một số loại thuốc có thể không phải ý hay.
Tờ Daily Mail đã có bài phỏng vấn TS Jennifer Bourgeois từ hệ thống tư vấn dược phẩm SingleCare và đưa ra một số lời khuyên quan trọng liên quan tương tác giữa cà phê và một số thuốc.
1. Thuốc cảm lạnh và dị ứng
Nhiều loại thuốc trong nhóm này sử dụng pseudoephedrine, có tác dụng thu hẹp các mạch m.áu trong đường mũi để giảm sưng và nghẹt mũi.
Tuy nhiên, pseudoephedrine đồng thời kích thích các tế bào trong não chịu trách nhiệm cho phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" giúp chúng ta an toàn khi gặp nguy hiểm.
Uống cà phê tốt cho sức khỏe, nhưng uống chung với thuốc thường không phải là ý hay - Minh họa AI: Anh Thư
Cà phê cũng kích thích cơ thể theo cách gần giống vậy, vì vậy việc uống cùng lúc sẽ khiến bạn bỗng dưng cảm thấy căng thẳng. Chỉ nên uống các loại thuốc này ít nhất 2 giờ trước tách cà phê hoặc sau 4 giờ trở lên.
2. Insulin trị tiểu đường
Mặc dù cà phê được chứng minh là có lợi cho người tiểu đường nhưng dùng cùng một lúc có thể không phải là ý hay, đặc biệt nếu như bạn thích một ly cà phê nhiều sữa, đường và kem.
Một thứ đồ uống ngọt dùng song song với thuốc trị tiểu đường có thể làm tăng đường huyết và giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy nên trao đổi với bác sĩ về thói quen uống cà phê.
3. Kháng sinh
Một số kháng sinh có thể tương tác với cà phê, ví dụ ciprofloxacin trị một số dạng n.hiễm t.rùng đường hô hấp, tiết niệu, n.hiễm t.rùng sinh dục... có thể ức chế quá trình chuyển hóa caffeine, dẫn đến tăng nồng độ caffeine trong m.áu.
4. Thuốc cao huyết áp
Dạng thuốc chẹn beta trị cao huyết áp cũng nên được uống vào ít nhất 2 giờ trước tách cà phê hoặc sau 4 giờ.
Tuy cà phê và nhóm thuốc này không tương tác trực tiếp nhưng sẽ rất không hợp lý nếu bạn vừa uống thuốc để làm giảm huyết áp, rồi lại dùng ngay một đồ uống có tác dụng làm tăng nhẹ mức huyết áp.
5. Thuốc loãng xương
Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có thể hỗ trợ một số quá trình hấp thụ canxi và tốt cho người bị loãng xương, người lớn t.uổi.
Tuy vậy, dùng cà phê để uống thuốc trị loãng xương như như risendronate và ibandronate để làm chậm quá trình p.hân h.ủy xương thì không nên, bởi cà phê có thể ngăn cơ thể hấp thụ đủ lượng thuốc.
Công thức trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ cũng phù hợp với tình huống này.
Uống 1 ly cà phê mỗi ngày, có thể đ.ánh bại bệnh tiểu đường? Uống 1 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lại bệnh tiểu đường. Trên thế giới đã có 30 nghiên cứu xung quanh việc uống cà phê sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Nguyên nhân, cà phê có khả năng duy trì chức năng của các tế bào beta trong tuyến tụy, vốn chịu trách nhiệm sản...