Loại nguyên liệu rẻ tiề.n “nhỏ mà có võ”, mua về nấu 2 món ăn ngon vừa giúp thải độc, lại dưỡng phổi và tốt cho tim mạch
Đây là loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc, rẻ tiề.n, được bán rất nhiều vào mùa đông. Hãy mua ngay về để nấu các món ăn vừa giúp thải độc, dưỡng phổi và hạ huyết áp, lợi tim mạch.
Người ta thường nói “Ăn theo mùa, không ăn trái mùa”. Điều này để nhấn mạnh ý nghĩa thực phẩm theo mùa thường tươi ngon, giàu dưỡng chất hơn. Vào những ngày mùa đông lạnh giá, nhiều người vẫn ăn các loại thực phẩm như củ mài, khoai lang để bồi bổ cơ thể. Trên thực tế, có một loại thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao hơn củ mài, khoai lang mà còn có khả năng giải độc, làm ẩm phổi, hạ huyết áp. Đó chính là củ năng (hay còn gọi là củ mã thầy). Từ xa xưa, củ năng đã được chọn dùng để điều trị một số bệnh như huyết áp cao. Bởi vì chúng có khả năng cung cấp lượng kali tuyệt vời. Các nghiên cứu đã chứng minh được sự liên quan về chế độ ăn giàu kali với khả năng giảm nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao, nguyên do gây ra bệnh tim mạch. Trong Đông y, củ năng có tác dụng khai vị, ích khí, an trung, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thức ăn và giúp ích cho dạ dày, ruột.
Mùa đông (bắt đầu từ tháng 12) là thời điểm củ năng vào mùa, được bán nhiều trên thị trường với số lượng lớn. Chúng có màu trắng, ngọt, mọng nước, giòn và thơm ngon. Củ năng thường được dùng như một loại “trái cây” ăn trực tiếp sau khi gọt vỏ và dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn. Trong mùa đông, nếu bạn ăn củ năng 2 lần/tuần không chỉ giúp phổi dễ chịu mà còn làm sạch ruột. Vì vậy, người ta thường đán.h giá ăn khoai lang hay củ mài cũng không tốt bằng củ năng vào mùa đông. Hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn thêm 2 cách làm món ăn ngon từ củ năng. Hãy theo dõi để áp dụng vào thực đơn của gia đình mình nhé.
Cách ăn thứ nhất: Nấu thành món chè thanh nhiệt, giải độc
Đây là món ăn nấu rất đơn giản, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát. Trong thời điểm mùa đông, chúng ta thường ăn những món giàu đạm, chất béo như lẩu, món hầm hoặc chiên, nướng… Điều này khiến cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa, hệ tiêu hóa nặng nề… Ăn một bát chè được nấu từ củ năng sẽ giúp toàn thân cảm thấy dễ chịu. Đối với những người người già và tr.ẻ e.m, thưởng thức món chè từ củ năng thường xuyên vào mùa đông có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh bị tích, phát nóng.
Nguyên liệu nấu chè củ năng
200g củ năng, 15g tinh bột củ năng (bột năng), 100g hạt gorgon, lượng đường phèn vàng thích hợp.
Bước 1: Rửa sạch lớp đất bẩn bên ngoài vỏ củ năng. Sau đó gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch lại một lần nữa. Hạt gorgon hãy mua loại đã bóc bỏ, lấy ra rửa sạch, để ráo nước. Cho củ năng vào một túi vải. Sau đó bạn dùng chày hoặc thanh cán bột lăn/đập dập củ năng thành các miếng nhỏ. Tốt nhất bạn không nên dùn.g da.o cắ.t củ năng vì khi cắt chúng sẽ không nhả được nhiều phần tinh bột ra, thành phẩm sẽ kém thơm ngon. Hòa tinh bột củ năng với một chút nước rồi để riêng, dùng sau.
Bước 2: Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, sau đó cho hạt gorgon vào nấu trong 15-20 phút. Vì hạt gorgon tương đối cứng nên bạn phải nấu trước để hạt gorgon chín hẳn. Sau đó cho củ năng và đường phèn vào đun trên lửa lớn trong 5 phút. Tiếp đó bạn cho từ từ phần nước tinh bột củ năng vào, khuấy đều và đợi đến khi nước sánh hơi sền sệt thì tắt bếp. Lấy món ăn ra bát, có thể rưới chút nước cốt dừa, lạc rang đậ.p dập lên rồi thưởng thức.
Thành phẩm món chè củ năng
Món chè củ năng hoàn thành rất đơn giản. Củ năng sau khi nấu vẫn giữ được độ giòn, hạt gorgon dẻo thơm cùng nước đường thanh mát. Đây quả thực là một món chè lý tưởng để bạn thanh nhiệt, thải độc trong những ngày tiêu thụ những món ăn giàu đạm và chất béo…
Cách ăn thứ hai: Kết hợp đơn giản giữa hoa mộc và củ năng
Củ năng tuy giòn, ăn vào sẽ có cảm giác đã khát, sảng khoái nhưng nó không có mùi thơm hấp dẫn như những loại trái cây. Do đó khi thưởng thức bạn có thể kết hợp cùng hoa mộc để tăng mùi vị. Thành quả sau cùng là món ăn sẽ có mùi thơm ngọt ngào, đẹp mắt.
Nguyên liệu làm món củ năng trộn sốt hoa mộc mật ong
500g củ năng, 10g hoa mộc (hoa quế mộc), 50g mật ong, 1g muối.
Cách làm món củ năng trộn sốt hoa mộc mật ong
Bước 1: Rửa sạch lớp đất bẩn bên ngoài sau đó gọt và bỏ lớp vỏ củ năng. Sau khi gọt vỏ xong, nếu củ năng to thì bạn cắt làm đôi rồi rửa sạch lại một lần nữa. Tiếp theo đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi. Sau đó cho củ năng và muối vào, nấu trên lửa lớn trong khoảng 5 phút rồi vớt ra.
Bước 2: Cho toàn bộ hoa mộc vào bát đựng mật ong, khuấy đều và để yên trong nửa giờ. Làm như vậy mật ong và hoa mộc sẽ ngấm vào nhau, tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Bạn có thể mua hoa mộc ở các siêu thị hoặc nếu nhà có cây hoa mộc bạn có thể tận dụng nguyên liệu tươi càng tốt.
Bước 3: Cho củ năng đã được luộc chín vào tô. Sau đó đổ toàn bộ phần hỗn hợp sốt hoa mộc mật ong lên củ năng. Tiếp đó dùng thìa đảo đều là bạn đã có thể thưởng thức. Sau khi đã trộn củ năng với sốt hoa mộc mật ong thì bạn nên dùng hết trong ngày. Bời vì để càng lâu mùi vị của món ăn càng kém đi.
Video đang HOT
Trên đây là 2 món ăn mà bạn có thể áp dụng để ăn vào mùa đông, đặc biệt là thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới, tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều đạm, chất béo, đường… 2 món ăn này có thể giúp bạn giải độc, làm ẩm phổi, và hạ huyết áp.
Củ năng là gì? Cách chế biến 4 món chè củ năng mềm béo, thanh mát đơn giản tại nhà
Củ năng là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến trong ẩm thực dân gian Việt nam, món ăn này rất có lợi cho sức khỏe.
Củ năng được biết đến với các tên gọi như mã thầy hay bột tề. Đây không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn ngon mà còn được sử dụng trong y học cổ truyền Đông Y, thường xuất hiện trong nhiều bài thuố.c truyền thống để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Người Việt thường sử dụng củ năng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, trong đó có món chè thơm ngon và củ năng giòn sần sật, được nhiều người yêu thích.
Chè củ năng đường phèn
Nguyên liệu của món chè củ năng đường phèn:
100gr củ năng
200gr đường phèn
200gr dừa nạo
100gr bột năng
Vài nhánh lá dứa
1 củ dền
1 hộp sữa tươi
Cách thực hiện món chè củ năng đường phèn:
Sơ chế các nguyên liệu:
Củ năng rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu và chia làm 3 phần.
Lá dứa cắt khúc cho vào máy xay với 100ml nước. Lọc lấy nước và bỏ xác.
Củ dền cũng xay lấy nước, lọc bỏ xác. Dừa nạo ngâm với 200ml nước ấm, vắt lấy nước cốt.
Cho hai phần củ năng vào nước lá dứa và nước củ dền ngâm trong khoảng 15 phút. Phần củ năng còn lại cho bột năng vào lắc cho bột bám đều củ năng.
Nấu chè củ năng đường phèn:
Cho 200gr đường phèn vào nấu với 400ml nước sôi cho tan ra, để nguội 5 phút và cất vào tủ lạnh. Bắc nồi nước sôi luộc từng màu một, sau đó vớt ra rửa qua nước nguội để bớt dính.
Ngâm từng màu vào nước đường để ngấm đường mà không dính lại.
Nấu nước chè: Cho 200ml nước dừa nạo vào đun sôi cùng 100ml sữa tươi, 70gr đường phèn, khuấy đều và tắt bếp.
Lần lượt cho các hạt màu, nước chè, nước cốt dừa và vài viên đá vào ly rồi thưởng thức.
Chè củ năng hạt sen
Nguyên liệu của món chè củ năng hạt sen:
300gr củ năng
200gr hạt sen
500gr đường phèn (điều chỉnh tùy ý)
Cách chế biến món chè củ năng hạt sen:
Sơ chế nguyên liệu:
Củ năng rửa sạch, gọt vỏ và thái thành miếng nhỏ vừa ăn. Ngâm củ năng trong thau nước lạnh để giữ màu trắng đẹp.
Hạt sen khô rửa sạch, ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng. Nếu sử dụng hạt sen tươi, có thể bỏ qua bước ngâm.
Nấu chè:
Đun hạt sen trong nước cho tới khi chín mềm. Chú ý không nấu quá lâu để tránh hạt sen bị nát và làm đục nước chè. Sau khi hạt sen chín, tắt bếp ngay.
Vớt hạt sen ra một tô lớn, cho đường phèn vào và đảo nhẹ để đường tan vào hạt sen.
Đun sôi nước cùng hạt sen đã nấu, sau đó cho củ năng vào nấu chung. Khi củ năng và hạt sen đã chín thấm gia vị, tắt bếp và nếm lại đường cho vừa ăn.
Thành phẩm:
Chè sau khi nấu xong, đợi nguội bớt rồi múc ra chén hoặc ly và thưởng thức ngay, có thể thêm đá hoặc nước cốt dừa nếu thích.
Món chè củ năng nấm tuyết
Nguyên liệu của món chè củ năng nấm tuyết:
300gr củ năng
300gr nấm tuyết
200gr táo tàu
100gr nhãn nhục
200gr đường phèn
Một ít muối
Cách thực hiện món chè củ năng nấm tuyết:
1. Sơ chế nguyên liệu:
Gọt vỏ củ năng, ngâm trong nước muối loãng cho đến khi gọt xong hết, sau đó rửa sạch bằng nước sạch và cắt củ năng thành từng miếng vừa ăn.
Rửa sạch táo tàu và nhãn nhục, để ráo. Ngâm nấm tuyết trong nước khoảng 5 phút cho nấm mềm. Sau đó, cắt bỏ gốc nấm và tách ra thành từng miếng vừa ăn.
2. Nấu chè:
Đun sôi 1 lít nước trong nồi lớn. Cho táo tàu và nấm tuyết vào nồi, hầm khoảng 30 phút cho đến khi nấm và táo tàu mềm.
Thêm đường phèn, nhãn nhục và củ năng vào nồi, nấu thêm 5 phút nữa. Nêm nếm lại cho vừa ăn và sau đó tắt bếp. Múc ra tô và thưởng thức ngay.
Món chè củ năng nấm tuyết sẽ mang đến một hương vị đậm đà và hấp dẫn, thích hợp để thưởng thức vào những ngày se lạnh.
Chè củ năng trái dừa
Nguyên liệu của món chè củ năng trái dừa:
500gr củ năng
100gr bột năng
1 củ dền
1 gói thạch rau câu (loại con cá dẻo)
1 lon nước cốt dừa
1 quả dừa xiêm
Lá dứa, đường
Cách thực hiện món chè củ năng trái dừa:
1. Sơ chế nguyên liệu:
Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành hạt lựu vừa ăn.
Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lọc để lấy nước màu đỏ. Lá dứa xay nhuyễn, lọc để lấy nước màu xanh.
2. Hướng dẫn nấu chè củ năng trái dừa:
Cho nước củ dền vào nồi, đun sôi với đường. Sau đó, cho phần củ năng đã thái hạt lựu vào nồi, đun khoảng 2-3 phút, tắt bếp và đổ ra rổ để ráo nước. Sau đó, cho củ năng vào bát, trộn đều với 1-2 thìa bột năng.
Cho nước lá dứa vào nồi, thêm đường và đun sôi. Đổ nốt phần củ năng còn lại vào nồi, đun đến khi củ năng chuyển màu xanh, sau đó vớt ra rổ để ráo nước. Cho củ năng vào bát, trộn đều với bột năng như trên.
Đun nước cho củ năng màu đỏ vào nồi sôi, khi lớp vỏ bên ngoài chuyển màu, vớt ra một bát nước lạnh. Thực hiện tương tự với củ năng màu xanh.
3. Nấu nước chè củ năng:
Đổ 300ml nước dừa vào nồi, đun sôi với một ít đường. Sau đó, đổ từ từ 3gr bột rau câu vào nồi và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào quả dừa, chờ thạch đông lại.
Đổ 200ml nước vào nồi, thêm đường, sau đó đổ từ từ 2gr bột thạch rau câu cùng 10ml nước cốt dừa vào và khuấy đều. Đổ thạch dừa vừa đun vào trong quả dừa, đầy đủ quả.
Đổ nước cốt dừa vào nồi, nêm đường vừa ăn, hòa tan 1 thìa bột năng với 200ml nước, sau đó đổ vào nồi nước cốt dừa. Đun và khuấy đều đến khi sôi, sau đó tắt bếp.
Đặt củ năng lên trên lớp thạch cốt dừa, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.
Với các bước trên, bạn đã hoàn thành món chè củ năng trái dừa ngon và đầy màu sắc.
Chúc bạn thực hiện thành công!
4 món chè nóng ấm ngon miệng cho bữa chiều ngày mùa đông se lạnh Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, bạn hãy làm ấm cơ thể với 4 món chè vừa nóng ấm lại thơm ngon dưới đây nhé! 1. Chè sắn đường nâu Chuẩn bị nguyên liệu làm chè sắn đường nâu: 1 củ sắn tươi, 1 quả trứng, 50g đường nâu hoặc đường thốt nốt, 1 mẩu gừng. Cách làm món chè sắn đường...