Loại quả tráng miệng được coi là ‘vua dưỡng thận’, đem chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng
Loại quả được coi là ‘vua dưỡng thận’ này không chỉ là trái cây tráng miệng thơm ngon mà còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon.
Bạn hãy thử chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Quả lê giúp dưỡng thận, tốt cho xương
Quả lê là trái cây được nhiều người ưa thích vì cung cấp một lượng vitamin C dồi dào. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguồn dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh trong những ngày tiết trời mùa Thu như virus, vi khuẩn…
Quả lê được mệnh danh là ‘vua dưỡng thận’, hàm lượng nước trong quả này tới 80% đóng vai trò như một chất lợi tiểu tự nhiên. Nhờ vậy sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm thận một cách hiệu quả. Hàm lượng kali và natri trong quả lê tương đối thấp, không gây áp lực lên thận và đảm bảo thận hoạt động ổn định. Cùng với đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả còn hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.
Theo chuyên gia, các chất ôxy hóa mạnh là flavonoid và hợp chất phenolic có trong quả lê còn có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê… ở trong quả lê cũng đem lại tác dụng xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe.
Không chỉ được dùng làm loại trái cây tráng miệng thơm ngon, quả lê được dùng làm nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Chỉ với một quả lê, bạn có thể tham khảo cách chế biến 2 món chè ngon, bổ dưỡng dưới đây:
Món ăn chế biến từ quả lê
1 quả lê
150gr ý dĩ
5 củ năng hay củ mã thầy
Video đang HOT
Vài quả kỷ tử
Đường phèn
* Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên bạn đem vo sạch ý dĩ rồi ngâm trong nước khoảng 1 giờ. Củ năng gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; lê gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
Bước 2: Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn cho lê, ý dĩ, củ năng vào nồi rồi thêm lượng nước vừa phải, đun sôi lên rồi hạ nhỏ lửa để hầm trong khoảng 30 phút. Bạn kiểm tra thấy hạt ý dĩ chín mềm thì cho thêm lượng đường phèn thích hợp, cuối cùng cho kỷ tử vào đun cùng thêm vài phút là được.
Nếu bạn thích ăn lê có vị giòn, khi đun bạn lưu ý là nấu chín ý dĩ và củ năng trước, sau đó chỉ thêm quả lê vào nấu chung trong khoảng 10 phút còn lại. Món quả lê nấu cùng củ năng ăn có vị ngọt thanh của lê, giòn ngon của củ năng và bùi thơm của ý dĩ giúp lưu thông má.u, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Chè quả lê nấu cùng củ năng, ý dĩ giúp giải độc cơ thể, lưu thông má.u tốt
* Chè sen hấp quả lê
* Nguyên liệu làm chè sen hấp quả lê
1 quả lê
100gr hạt sen
50gr đường trắng
Cách làm:
Quả lê đem gọt vỏ, cắt ngang phần đầu và giữ lại phần cuống lê. Sau đó, bạn dùng muỗng khoét lấy một phần ruột của quả lê. Tiếp đến, đặt quả lê vào trong một bát to rồi bỏ hạt sen vào trong lòng quả, thêm đường vào. Nếu dùng hạt sen khô, bạn cần ngâm, hấp trước. Ở phía ngoài, bạn cho hết phần thịt quả lê đã được nạo ra vào xung quanh rồi thêm phần đường còn lại, cho thêm xíu nước. Cuối cùng bạn cho vào hấp khoảng 30 phút là được.
Mùa thu đến, hãy nhớ làm món này ăn thường xuyên sẽ giúp bổ tỳ và dưỡng da căng mịn, bóng đẹp
Món ăn này tận dụng các nguyên liệu theo mùa kết hợp với nhau giúp loại bỏ tình trạng khô da, duy trì sức khỏe tổng thể.
Khi mùa thu về, không khí mát mẻ hơn nhưng cũng đồng nghĩa bắt đầu có sự khô hanh đặc trưng của mùa thu. Thời tiết thay đổi, để cơ thể thích nghi chúng ta cũng phải điều chỉnh chế độ ăn uống. Hãy ưu tiên lựa chọn những nguyên liệu theo mùa giàu dinh dưỡng, đặc biệt có tác dụng chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong tiết trời hanh khô của mùa thu.
Đậu đỏ được biết đến như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có công dụng thanh nhiệt, đại bổ khí huyết, tỳ vị, giúp ăn ngon miệng, chống mệt mỏi, suy nhược. Đậu đỏ cũng đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và cung cấp Vitamin C và Vitamin E giúp ngăn ngừa lão hóa, chống oxy hóa từ bên trong... Bột đậu đỏ còn có khả năng tẩy tế bào chế.t cho da, vitamin B1 trong đậu đỏ giúp tăng cường miễn dịch và vitamin B6 giúp da mịn màng và căng bóng.
Hạt dẻ được mệnh danh là "Vua của các loại trái cây mùa thu". Chiết xuất hạt dẻ có chứa nồng độ rutin khá cao, từ đó giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do, chống viêm và chống oxy hóa, cải thiện độ đàn hồi của da và giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Bên cạnh đó, thành phần quercetin có trong chiết xuất hạt dẻ cũng hỗ trợ giảm viêm, phục hồi da, chống lão hóa da hiệu quả.
Hạt sen rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, A sẽ giúp ngăn ngừa các tác hại của gốc tự do bên trong cơ thể. Đồng thời dưỡng da trắng mịn, trẻ trung hơn mỗi ngày. Còn củ hoa huệ được thêm vào để làm dịu thần kinh và loại bỏ tình trạng khô da và làm phong phú thêm hương vị. Dưới đây chúng ta hãy cùng nấu món ăn dùng các nguyên liệu theo mùa để dưỡng da ẩm, mịn màng, căng bóng.
Nguyên liệu làm món chè đậu đỏ, hạt sen và hạt dẻ
180g đậu đỏ, 180g hạt dẻ, 80g hạt sen, 15g củ hoa huệ khô, 40g đường phèn.
Cách làm món chè đậu đỏ, hạt sen và hạt dẻ
Bước 1: Vo sạch đậu đỏ để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào tô lớn, thêm nước rồi ngâm ít nhất 2 tiếng. Tốt nhất bạn nên ngâm qua đêm để thuận tiện cho việc nấu những bước tiếp theo.
Bước 2: Sau khi rửa sạch củ hoa huệ khô, bạn thả vào tô nước ấm và ngâm trong khoảng 30 phút. Hạt sen rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn nổi trên bề mặt rồi ngâm để sử dụng sau. Sau khi bóc vỏ hạt dẻ, rửa sạch hạt dẻ bằng nước sạch để đảm bảo không còn tạp chất. Cắt hạt dẻ làm đôi, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ rồi để vào đĩa để sử dụng sau.
Bước 3: Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi cơm điện, sau đó thêm một lượng nước thích hợp. Chọn chế độ "nấu cháo" và nấu trong khoảng từ 20 đến 30 phút tùy theo mức độ ngâm của đậu đỏ. Nếu bạn không dùng nồi cơm điện thì hãy dùng cách thông thường để hầm đậu: Đun sôi ở lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ và nấu liu riu trong khoảng 40 phút. Trong giai đoạn này, thỉnh thoảng vớt đậu đỏ ra và ấn nhẹ để đậu đỏ nhanh nứt và mềm hơn.
Bước 4: Khi đậu đỏ đã chín mềm và bở bung, bạn cho hạt dẻ, củ hoa huệ, đường phèn và hạt sen vào. Sau đó tiếp tục đun ở mức lửa nhỏ trong khoảng 15 đến 20 phút để vị ngọt và dinh dưỡng của các nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn vào nhau. Sau khoảng 15 đến 20 phút nước chè sẽ dần trở nên đặc hơn.
Bước 5: Khi các nguyên liệu đã hòa quyện, bạn tắt bếp, rắc một ít hoa mộc khô vào. Sau đó dùng muôi khuấy đều để hương hoa mộc hòa vào nước chè. Việc cho hoa mộc vào món chè không chỉ làm tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn giúp tăng hương vị của món ăn.
Thành phẩm món chè đậu đỏ, hạt sen và hạt dẻ
Chè đậu đỏ, hạt sen và hạt dẻ sau khi nấu xong sẽ có màu nâu nhẹ, điểm thêm màu trắng của hạt sen và củ hoa huệ cùng với hạt dẻ trông rất hấp dẫn. Khi ăn bạn có thể cảm nhận vị ngọt thanh từ đường phèn, đậu đỏ, hạt sen, hạt dẻ đều mềm, thơm. Mùi hoa mộc thoang thoảng dễ chịu giúp thư giãn tinh thần.
Bật mí bí quyết làm súp rau củ hầm sốt kem thơm béo, giàu dinh dưỡng cho bữa tối ngon miệng Món súp sẽ khiến bữa ăn của bạn thêm phần thú vị và giàu dinh dưỡng. Súp rau củ hầm sốt kem vừa dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản mà lại thơm ngon. Nguyên liệu làm súp rau củ hầm sốt kem: (cho 6 người ăn) 453gr đùi gà không xương, không da ( 2-4 miếng) 3,5 thìa cà phê muối Hạt...