Loại nguyên liệu này đang vào mùa, mua về làm 1 món ăn vừa thơm ngon lại giúp dưỡng da đẹp, tốt sức khỏe
Chúng tôi giới thiệu với bạn một cách nấu món ăn vừa ngon, đẹp lại tốt cho sức khỏe từ loại củ đang vào chính vụ!
Thời tiết mùa thu, không khí dần trở nên mát mẻ hơn và nhiều nguyên liệu thực phẩm theo mùa đã được bày bán trên thị trường với số lượng lớn. Vào thời điểm này, những loại nguyên liệu phổ biến nhất trên thị trường như khoai lang, bí đỏ, củ sen… Nhưng bạn có biết mùa này còn có 1 loại nguyên liệu thực phẩm đáng ăn hơn khoai lang đó là củ mài. Củ mài không chỉ có hương vị độc đáo mà còn rất giàu dinh dưỡng.
Củ mài là loại củ từ xưa đã được coi là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Theo Đông y, củ mài mang vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, dưỡng dạ dày, bổ phổi và cường thận. Đồng thời củ mài rất tốt để dưỡng âm và dưỡng ẩm cho làm da khô,… trong mùa thu, mùa đông. Củ mài rất giàu dinh dưỡng như mucin (lớp chất nhầy), amylase và polyphenol oxidase, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, củ mài còn rất giàu chất xơ, có thể giúp điều hòa sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Củ mài còn là nguyên liệu ít béo, ít calo, rất thích hợp cho người muốn duy trì cân nặng.
Ngoài ra, củ mài còn chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, sắt, giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ đang lớn. Vì vậy, bắt đầu vào mùa thu, ăn nhiều củ mài không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon mà còn bồi bổ cơ thể. Như vậy là một mũi tên trúng 2 đích. Hôm nay chúng tôi giới thiệu thêm với bạn một cách nấu món ăn vừa ngon, đẹp lại tốt cho sức khỏe từ củ mài: Súp củ mài và táo đỏ
Nguyên liệu làm món súp củ mài táo đỏ
500gr củ mài, 50g táo đỏ, lượng đường nâu vừa phải, lượng bột năng vừa phải, lượng đường trắng vừa phải, 1 quả trứng gà.
Cách làm món súp củ mài táo đỏ
Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch đất và gọt bỏ vỏ củ mài. Lớp vỏ củ mài rất dễ gây kích ứng/ngứa cho nên khi gọt vỏ bạn nên đeo găng tay vào. Sau khi gọt vỏ xong bạn rửa sạch lại lần nữa rồi cắt củ mài thành các đoạn dài khoảng 5cm để dễ nấu và nghiền ở công đoạn sau. Tiếp theo bạn cho củ mài vào nồi và hấp trên lửa lớn cho đến khi chín. Thời gian để củ mài chín mất khoảng 15-20 phút. Lúc này kết cấu của củ mài sẽ trở nên mềm, dẻo, dễ dàng nghiền nhuyễn.
Bước 2: Cho củ mài đã hấp vào âu lớn và dùng chày hoặc dĩa/thìa gỗ nghiền nhuyễn. Để củ mài được nhuyễn mịn thì bạn có thể miết qua rây để tránh bị lợn cợn. Táo đỏ bạn đem rửa sạch sau đó bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó bạn cho táo đỏ vào âu đựng củ mài đã nghiền nhuyễn. Tiếp theo bạn cho khoảng 2-3 thìa canh bột năng và đường vào trộn đều. Việc cho bột năng vào sẽ khiến viên củ mài táo đỏ dai, ngon như trân châu, đồng thời đường trắng tạo thêm vị ngọt.
Bước 3: Lấy một lượng hỗn hợp củ mài nghiền nhuyễn phù hợp và dùng tay vo thành từng viên nhỏ. Kích thước của viên củ mài táo đỏ có thể xác định tùy theo sở thích cá nhân. Nên làm thành những viên vừa phải sẽ thuận tiện hơn khi ăn.
Bước 4: Thêm lượng nước vừa phải vào nồi. Lượng nước nên để sao cho đủ ngập hết viên củ mài táo đỏ. Sau khi đun nước sôi thì bạn cho những viên củ mài táo đỏ vào. Nấu cho đến khi các viên này nổi lên thì thêm một lượng đường nâu vừa phải vào. Bạn tiếp tục đun cho đến khi đường nâu tan hết. Trong lúc chờ đường nâu tan, bạn đập trứng vào bát, đánh tan. Sau khi đường nâu tan thì bạn từ từ đổ trứng vào, dùng đũa khuấy đều để tạo thành vân đẹp mắt. Tắt bếp và lấy súp củ mài và táo đỏ ra là có thể thưởng thức.
Video đang HOT
Thành phẩm món súp củ mài táo đỏ
Món súp củ mài táo đỏ này mềm dẻo, ngọt nhưng không ngán ngấy, đặc biệt là khi kết hợp với vị ngọt của đường nâu, mùi thơm của táo đỏ, đậm đà từng lớp và có dư vị vô tận. Đối với trẻ em, đây là một món ăn nhẹ thỏa mãn sở thích và bổ dưỡng. Từng viên củ mài táo đỏ nhờ kết hợp với bột năng nên dai, giòn, dẻo. Đặc biệt việc bổ sung táo đỏ sẽ tạo thêm kết cấu hấp dẫn và dinh dưỡng phong phú, đồng thời vị ngọt của đường nâu khiến cả món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Hãy làm 3 món ngon này và ăn thường xuyên trong mùa đông để bồi bổ khí huyết, làm ấm cơ thể, xua tan cảm lạnh
Nếu khí huyết cơ thể kém, bạn luôn "sợ lạnh" thì hãy thử 3 món ngon này. Chúng có thể giúp bổ sung khí huyết, làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh, cách làm thì rất đơn giản, dễ dàng.
Nhiệt độ những ngày gần đây đã giảm mạnh, và những người khí huyết kém sẽ rất "sợ" lạnh. Tay chân luôn lạnh cóng, tím tái... Do đó việc giữ ấm, ăn nhiều thực phẩm dưỡng khí là vô cùng cần thiết. Ví dụ như táo đỏ, kỷ tử, nhãn, đậu đỏ v.v..., là những thực phẩm bạn nên tận dụng để cải thiện khí huyết, tăng cường năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để chống lại lạnh giá.
Nếu khí huyết cơ thể kém, bạn luôn "sợ lạnh" thì hãy thử 3 món ngon này. Chúng có thể giúp bổ sung khí huyết, làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh, cách làm thì rất đơn giản, dễ dàng.
1. Canh sườn cà rốt, ngô, táo đỏ
Canh sườn, cà rốt, ngô, táo đỏ là món canh rất bổ dưỡng và thơm ngon. Món canh này có giá trị dinh dưỡng cao có thể điều hòa lá lách và dạ dày, bổ sung khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa.
Cà rốt chứa protein, chất béo, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, riboflavin, niacin, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, trong đó cà rốt có hàm lượng carotene cao nhất. Carotene đi vào cơ thể con người và có thể chuyển hóa thành vitamin A trong ruột và gan nên còn được gọi là nguồn cung cấp vitamin A quan trọng trong chế độ ăn uống. Carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Sườn heo có thể cung cấp protein chất lượng cao và các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giàu canxi.
Theo Đông y, táo đỏ là một vị thuốc có tính ôn, có tác dụng bổ tỳ ích khí, sinh tân dịch có thể giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh, khí huyết được lưu thông, đẩy lùi các chứng biếng ăn, tiêu chảy,... và điều trị chứng rối loạn khí huyết và ho.
Chính vì thế sử dụng các loại nguyên liệu này để nấu canh sẽ rất tốt cho việc bồi bổ khí huyết, chống lại lạnh giá.
Nguyên liệu để làm canh sườn ngô táo đỏ
500g sườn heo, 1 củ cà rốt, 1 bắp ngô, 5-7 quả táo đỏ, 5g kỷ tử, lượng gia vị thích hợp, lượng rượu nấu ăn thích hợp, 1-2 cây hành lá, vài lát gừng.
Cách làm canh sườn ngô táo đỏ
Bước 1: Rửa sạch ngô và cắt thành từng khúc nhỏ rồi để riêng. Cắt cà rốt gọt bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và đặt sang một bên. Hành lá khoanh tròn lại Sườn chặt thành từng miếng nhỏ, sau đó rửa sạch nhiều lần. Tiếp theo cho nước lạnh vào nồi, thêm một thìa rượu nấu ăn rồi đun sôi trên lửa lớn. Sau khi nước sôi nổi bọt, bạn vớt sườn ra và rửa sạch bằng nước ấm.
Bước 2: Cho sườn, ngô cắt khúc, cà rốt, táo đỏ và hành lá, gừng vào nồi. Tiếp đó thêm một lượng nước nóng thích hợp vào rồi đun sôi ở lửa lớn.
Bước 3: Sau khi canh sôi, bạn điều chỉnh lửa về mức nhỏ sau đó hầm trong khoảng 1 tiếng. Cuối cùng, nêm lượng muối vừa ăn vào đun sôi thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Khi canh nguội bớt thì bạn cho kỷ tử đã ngâm vào, lấy canh ra tô và thưởng thức.
2. Súp củ mài
Củ mài (hay còn gọi là khoai mài) chứa một lượng lớn chất nhầy protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có thể ngăn chặn hiệu quả sự kết tủa của lipid máu trên thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Củ mài rất tốt cho việc bồi bổ khí huyết. Bên cạnh đó củ mài chứa saponin và chất nhầy, đều có tác dụng bôi trơn, dưỡng ẩm nên có tác dụng bổ phổi, trị các chứng như phế hư, ho đờm, ho mãn tính.
Nguyên liệu làm món súp củ mài
100g củ mài (khoai mài), 20g bông cải xanh (súp lơ xanh), 20g cà rốt, 3 cái nấm tai mèo (mộc nhĩ), 1 quả trứng gà, lượng gia vị thích hợp.
Cách làm món súp củ mài
Bước 1: Cắt bông cải xanh cắt thành những nhánh nhỏ, rửa sạch sau đó chần với nước sôi 2 phút. Tiếp đó bạn thái nhỏ bông cải xanh. Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt thành miếng hình hạt lựu nhỏ. Ngâm nấm mèo với nước ấm khoảng 15-20 phút cho nở mềm rồi rửa sạch và thái nhỏ (bạn lưu ý không ngâm nấm mèo quá lâu để tránh vi khuẩn sinh sôi gây độc cho cơ thể). Gọt vỏ và rửa sạch khoai mỡ, dùng dao đập dập rồi băm nhỏ.
Bước 2: Cho dầu ăn vào nồi, đun nóng. Tiếp theo cho cà rốt vào xào rồi thêm củ mài băm nhuyễn vào nồi. Sau đó thêm lượng nước thích hợp rồi đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun trong khoảng 10 phút. Khi nước và các nguyên liệu đã sôi và đặc lại thì cho nấm mèo đã thái nhỏ vào. Nấu cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện súp đặc lại thì cho bông cải xanh vào đun tiếp trong 2 phút.
Bước 3: Trong lúc chờ súp sôi, bạn đập trứng ra bát, đánh tan đều. Khi phần súp đã xong thì bạn cho phần trứng đánh tan này vào, khuấy đều, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lấy súp củ mài ra bát và thưởng thức.
3. Chè đậu đỏ, khoai lang và khoai môn dẻo
Chè đậu đỏ khoai lang và khoai môn là một trong những món ăn rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Ngoài ra, kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu - giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.
Đặc biệt, đậu đỏ là loại hạt có chứa nhiều vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn gốc tự do, đồng thời bảo vệ làn da khỏi tia UV. Ngoài da, loại đậu này còn giúp bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin E để tăng cường miễn dịch.
Trong khi đó, khoai lang (khoai lang tím) và khoai môn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong đó bao gồm anthocyanins và vitamin C. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại do các phân tử có hại gọi là gốc tự do gây ra. Từ đó hạn chế các bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và rối loạn thoái hóa thần kinh.
Chất flavonoid trong khoai lang tím đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu...
Như vậy dùng đậu đỏ, khoai lang và khoai môn nấu thành món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu làm món chè đậu đỏ, khoai lang và khoai môn dẻo
3 củ khoai lang tím, 1 củ khoai môn, 350g bột năng, 1 cốc nhỏ đậu đỏ, 1 ít bột đậu đỏ, lượng đường phèn thích hợp.
Cách làm món chè đậu đỏ, khoai lang và khoai môn dẻo
Bước 1: Khoai môn và khoai lang tím rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào nồi hấp, hấp trên lửa lớn đến khi chín thì lấy ra rồi nghiền nhuyễn. Để riêng từng loại. Lần lượt cho bột năng vào từng phần khoai rồi nhào thành khối. Khoai lang tím tương đối khô nên cho một ít nước vào nhào đều. Sau khi đã nhào bột xong thì lần lượt vo thành từng dải mỏng và cắt thành từng miếng nhỏ. Đậu đỏ rửa sạch cho vào nồi áp suất ninh nhừ.
Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi. Sau đó thả các miếng khoai vừa cắt vào nấu cho đến khi nổi và chín thì vớt ra, xả qua nước lạnh lần nữa rồi chắt cho hết nước. Đậu đỏ sau khi ninh nhừ thì chắt nước ra, sau đó cho đường phèn vào sào để hạt đậu ngấm đường thì đổ phần nước ninh trước đó vào. Đun sôi trong 10 phút để phần đường hòa quyện với nước.
Bước 3: Cuối cùng, thêm khoai lang tím và khoai môn viên vào đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Mẹo: Nếu bạn không muốn nấu đậu đỏ thì có thể mua sẵn đậu đỏ tẩm mật ong và thêm vào ở bước cuối cùng cũng rất ngon, hãy thử ngay nhé.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
6 món ăn này rất dễ làm, nguyên liệu lại rẻ, hãy ăn thường xuyên vào mùa thu để dưỡng da, bồi bổ lá lách và tốt cho dạ dày Vào mùa thu, bạn hãy tận dụng nguyên liệu này để làm thành các món ăn vừa ngon, đẹp lại tốt cho sức khỏe nhé! Thời tiết đang là mùa thu. Không khí thay đổi, tiết trời đã mát mẻ hơn nhưng không khí hanh khô cũng bắt đầu. Lúc này chúng ta ngoài việc chú trọng thay đổi thói quen sinh hoạt...