Loại hoa tốt cho gan, thận và quét sạch mỡ máu, bán rẻ ở chợ Việt nhưng nhiều người chưa biết ăn
Hoa atisô đỏ không chỉ là nguyên liệu của những món ăn ngon mà còn là vị thuốc ‘đại bổ’.
Sử dụng atisô đúng cách có tác dụng lợi gan, mật và quét sạch mỡ máu…
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm, được phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hiện nay, atisô được sử dụng rất nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, làm mứt, nấu cao và dùng trong nhiều bài thuốc đông y.
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm. Ảnh minh họa
Theo đông y, atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu. Atisô thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh…
Theo nghiên cứu, hoa atisô tươi có 81% nước, 3,15% protein, 0,30% lipid, 15,50% glucid, ngoài ra còn có mangan, phosphor, sắt, và vitamin A, B, C, cung cấp 50-75 calo… Với những thành phần trên, atisô có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
5 lý do nên dùng atisô đỏ để bảo vệ sức khỏe
Lợi cho gan
Hoa atiso đỏ hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người cao tuổi nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy mà cũng không gây tác dụng phụ.
Ảnh minh họa
Giúp làm đẹp làn da
Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Giúp giảm huyết áp
Trà atiso đỏ được xem là thảo dược mà nhiều tổ chức y tế thế giới công nhận về hỗ trợ giảm huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách an toàn và tự nhiên của trà đã khiến nhiều người bị huyết áp cao yên tâm khi sử dụng.
Hỗ trợ giảm cân
Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase. Đây là một enzyme giúp phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nếu không cho đường thì đây là một thứ đồ uống chứa rất ít calo. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà atiso đỏ cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.
Video đang HOT
Giúp giảm mỡ trong máu
Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong máu – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy thảo dược này sẽ giúp giảm các mức LDL cholesterol xấu đi khỏi cơ thể, qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương.
5 điều cần tránh khi sử dụng atisô đỏ
Trong quá trình sử dụng cây atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:
Ảnh minh họa
- Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…
- Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.
- Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cay atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4 món ăn bài thuốc từ atisô đỏ
Ảnh minh họa
Giúp giảm cholesterol trong máu: Sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà.
Chữa bệnh tiểu đường: 50 gram hoa atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.
Giải độc gan, tăng cường chức năng gan: 50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.
Chữa tiêu khát: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, nêm gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần.
Những công dụng tuyệt vời của hoa atiso đỏ đối với sức khỏe
Atiso đỏ không chỉ lấy lòng người uống bởi màu sắc đẹp mắt, vị chua ngọt dễ chịu mà còn vì nó là một dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.
Hoa atiso đỏ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Atiso đỏ còn được gọi là bụp giấm, được phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam.
Atiso đỏ không chỉ lấy lòng người uống bởi màu sắc đẹp mắt, vị chua ngọt dễ chịu mà còn vì nó là một dược liệu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.
Tác dụng của hoa atiso đỏ
Lợi cho gan
Hoa atiso đỏ hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan.
Người cao tuổi nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy mà cũng không gây tác dụng phụ.
Giúp làm đẹp làn da
Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Giúp giảm huyết áp
Được xem là "kẻ giết người thầm lặng," cao huyết áp là căn bệnh dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và tai biến mạch máu não.
Trà atiso đỏ được xem là thảo dược mà nhiều tổ chức y tế thế giới công nhận về hỗ trợ giảm huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách an toàn và tự nhiên của trà đã khiến nhiều người bị huyết áp cao yên tâm khi sử dụng.
Nnông dân ở xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, thu hoạch hoa atiso đỏ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hỗ trợ giảm cân
Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase. Đây là một enzyme giúp phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nếu không cho đường thì đây là một thứ đồ uống chứa rất ít calo. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà atiso đỏ cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.
Giảm mỡ trong máu
Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong máu - một yếu tố nguy cơ gây bệnh bệnh tim.
Nghiên cứu cho thấy thảo dược này sẽ giúp giảm các mức LDL cholesterol xấu đi khỏi cơ thể, qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương.
Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Một trong những lợi ích khi dùng hoa atiso đỏ là nó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, mang lại tác dụng hỗ trợ chống ung thư. Trong đài quả atiso đỏ có chứa hàm lượng flavonoid và cyanidin cao, giúp chống lại những tổn thương do sự ôxy hóa và các gốc tự do gây ra.
Nâng cao khả năng miễn dịch
Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, từ viêm phế quản đến viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài các đặc tính chống ôxy hóa và ngăn ngừa ung thư, atiso đỏ có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tác hại của hoa atiso đỏ
Hoa atiso đỏ nhìn chung là an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng quá liều nó cũng sẽ gây ra một số tác hại không mong muốn.
Nếu bạn dùng quá liều viên bổ sung, cồn thuốc hoặc bột atiso đỏ có thể gây đau bụng, đầy hơi, táo bón, nôn mửa, tiểu đau, đau đầu, ù tai, đặc biệt có thể gây hại gan. Uống trà hoa atiso đỏ quá nhiều cũng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi do sự tác động của nó lên huyết áp.
Đo hoa atiso đỏ có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả nên khi uống atiso đỏ đồng thời với thuốc hạ huyết áp, bạn có thể bị tụt huyết áp.
Atiso đỏ chứa phytoestrogen, một hợp chất thực vật có chức năng gần giống estrogen ở người. Do đó, uống atiso đỏ thường xuyên có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai dạng estrogen.
Atiso đỏ có thể làm giảm tác dụng của thuốc chứa acetaminophen dùng giảm đau và hạ sốt, hoặc thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide dùng cho người bị huyết áp cao.
Atiso đỏ có thể không an toàn với người đang uống chloroquine trị bệnh sốt rét.
Công đoạn tách hạt hoa atiso tại một hộ gia đình ở xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Một số lưu ý khi dùng atiso đỏ
Tuy là có rất nhiều công hiệu đối với sức khỏe nhưng không nên dùng trà atiso quá nhiều mỗi ngày. Dù trà atiso có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không nên quá lạm dụng vì khiến gan hoạt động liên tục dẫn tới gan dễ bị tổn thương.
Nếu bị huyết áp thấp thì nên trà atiso đỏ với đường và uống sau khi ăn.
Không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Nhiều nghiên cứu cho rằng tác dụng của atiso có thể gây hại cho sự phát triển thai kỳ.
Không được uống trà khi đói và hạn chế uống trà atiso đỏ vào buổi tối vì nó có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn khó ngủ vì phải đi tiểu nhiều lần./.
9 cách thải độc cơ thể cho ngày mới năng động Thải độc cơ thể không phải là thực hiện chế độ ăn kiêng thải độc hay bất cứ điều gì được cho là thần kỳ hoặc giúp giải độc cơ thể một cách nhanh chóng...Dưới đây là những cách thải độc cơ thể, có thể mang lại tác dụng tích cực bạn có thể tham khảo. Để thải độc cơ thể tốt nhất,...