Loại gia vị ‘thần thánh’ nào giúp chống ung thư, tăng tuổi thọ?
Mọi người đều biết ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, và tập thể dục thường xuyên có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
Gừng là một loại gia vị rẻ tiền giúp giảm nguy cơ ung thư và tăng thêm nhiều năm tuổi thọ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn có biết rằng, khoa học đã chứng minh có một loại gia vị rẻ tiền cũng có thể giảm nguy cơ ung thư và tăng thêm nhiều năm tuổi thọ?
Một trong những cách dễ nhất để giảm nguy cơ tử vong sớm, đồng thời bảo vệ chống ung thư, là thêm nhiều gừng vào chế độ ăn uống, theo Express.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mọi người nên thêm một số loại gia vị vào bữa ăn của mình.
Gừng có thể điều trị một loạt các bệnh thông qua phản ứng miễn dịch và chống viêm.
1. Điều trị đường tiêu hóa
Các nghiên cứu cho thấy gừng chống buồn nôn, kích thích sản xuất mật, giảm đau dạ dày và tăng tốc độ vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, giảm viêm đại tràng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, theo Express.
2. Điều trị viêm khớp, giảm đau
Nhờ tác dụng chống viêm của gừng, nó có thể làm giảm viêm khớp và giảm đau cơ sau khi hoạt động thể chất mạnh mẽ.
Video đang HOT
Một đánh giá của 5 nghiên cứu cho thấy uống gừng giảm đau gần 1/3 và giảm khuyết tật 22% ở những người bị viêm xương khớp.
3. Điều trị bệnh tim mạch
Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông, giảm mảng bám động mạch, giúp hạ huyết áp, từ đó ngăn ngừa đau tim hoặc đột quỵ, theo Express.
Có nhiều cách để tăng tiêu thụ gừng và một trong những cách nhanh nhất là uống nước gừng hằng ngày vào buổi sáng.
4. Tiềm năng chống ung thư của gừng
Tiềm năng chống ung thư của gừng được ghi nhận rõ ràng và các thành phần chức năng của nó như gingerol, shogaol và paradol là những thành phần có giá trị có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư khác nhau, ngăn ngừa sự hình thành mạch và di căn, gây ra sự chết rũ tế bào và ức chế sự phát triển của chu kỳ tế bào, theo NCBI.
Cơ chế hoạt động như một loại gia vị hóa học của gừng vẫn là vấn đề xung đột giữa các nhà nghiên cứu.
Các thành phần như gingerol, shogaol, paradol và zerumbone trong gừng thể hiện các hoạt động chống viêm và chống ung thư.
Gừng và các phân tử hoạt tính sinh học của nó có hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ của ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tuyến tiền liệt, theo NCBI.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy bổ sung gừng có thể kích hoạt các enzyme khác nhau và ngăn chặn quá trình gây ung thư ruột kết.
Trong ung thư dạ dày, các hoạt chất trong gừng hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình chết rũ tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu còn báo cáo rằng gingerol trong gừng có thể ức chế cả sự tăng sinh và xâm lấn của các tế bào gan.
Gừng cũng ức chế sự hình thành mạch ở da trong điều trị ung thư da. Gingerol thể hiện độc tính tế bào đáng kể bằng cách ức chế tăng trưởng tế bào ung thư biểu mô tế bào thông qua các loại ô xy phản ứng gây ra chết rũ tế bào.
Hiệu quả của gừng và các phân tử sinh học của nó đã được chứng minh có thể kiểm soát ung thư buồng trứng, theo Express.
Không chỉ béo phì, ăn quá no còn khiến bạn đối mặt với ung thư và Alzheimer
Người Nhật Bản chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu trong mỗi bữa và ai cũng biết rằng, họ đứng hàng đầu thế giới về tuổi thọ và sức khỏe.
Béo phì
Nếu ăn quá nhiều trong một bữa, đặc biệt là với khẩu phần ăn giàu chất bột đường, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo và tích tụ dưới da và các cơ quan nội tạng. Không chỉ gây thừa cân, béo phì, lượng chất béo này còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...
Bệnh dạ dày
Nạp vào quá nhiều thức ăn chỉ trong 1 bữa làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, mà cụ thể là dạ dày và ruột. Tình trạng quá tải này sẽ dễ gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, táo bón...
Mệt mỏi
Như đã đề cập ở trên, khi hấp thu vào cơ thể quá nhiều thức ăn trong 1 bữa, đường ruột sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Để hoạt động với công suất tối đa nhằm tiêu hóa và hấp thu số thức ăn này, lượng máu được cấp cho hệ tiêu hóa sẽ tăng lên, điều này vô tình khiến máu cấp đến các cơ quan khác bị giảm xuống, làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, phản xạ bị chậm lại sau một bữa ăn no.
Ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, thói quen ăn quá no được duy trì thường xuyên sẽ làm giảm khả năng ức chế, xử lý các yếu tố gây ung thư của tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vấn đề về não bộ
Theo các công trình nghiên cứu, ăn quá no trong một thời gian dài khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt, là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ cứng động mạch não.
Sau khi động mạch bị xơ cứng, não bộ sẽ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp lại các phản ứng, xử lý thông tin, từ đó gây giảm trí nhớ, thậm chí làm giảm trí thông minh, dễ mắc chứng Alzheimer khi về già.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia dinh dưỡng Phần Lan, có khoảng 20% số người già mắc chứng Alzheimer là do lúc còn trẻ có thói quen ăn quá no.
Kết luận
Theo lời khuyên của các chuyên gia Phần Lan: Chỉ nên ăn bằng 70% sức ăn của bản thân. Công thức này đã được người dân Nhật Bản chứng minh bằng thực tế: Họ chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu và người dân Nhật Bản nổi tiếng về tuổi thọ cao và sức khỏe tốt hàng đầu thế giới.
Những người dễ mắc bệnh ung thư thường "tiết kiệm" 3 thứ: Kiểm tra xem mình có mắc phải không để kịp thời thay đổi "Tiết kiệm sai cách" cũng có thể là một tác nhân gây ung thư bởi nó có xu hướng khiến bạn thực hiện những thói quen tai hại nhiều hơn. Khi nhắc đến những căn bệnh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thời hiện đại, rõ ràng ung thư là căn bệnh không thể không nhắc tới. Ung thư là căn bệnh gây...