Loại gia vị được làm từ côn trùng là đặc sản chỉ có ở Tây Nguyên, ai cũng phải mua vài hộp về làm quà
Mới đầu du khách sẽ cảm thấy hơi e sợ khi nếm thử loại gia vị này, nhưng nếu đã dùng quen thì có thể bạn sẽ nghiện lúc nào không hay.
Đến với Tây Nguyên, có lẽ du khách sẽ được người dân địa phương giới thiệu ngay một đặc sản hết sức đặc trưng ở nơi đây. Đó là loại gia vị chỉ có ở vùng đất nắng gió này: muối kiến vàng lá é. Loại gia vị này có lẽ nổi tiếng nhất ở vùng đất Ayunpa, Krongpa. Cái tên muối kiến vàng lá é cũng bắt nguồn từ sự sáng tạo của người J’rai nơi đây.
Loại gia vị lạ lùng này khiến nhiều người lần đầu biết đến sẽ có phần e dè, thế nhưng khi nếm thử sẽ thấy đây quả là một đặc sản vô cùng hấp dẫn. Kiến vàng kết hợp với lá é tạo nên hương vị khó tả, cay nồng thơm thơm vô cùng đặc trưng. Đây cũng là đặc sản được nhiều người lựa chọn mua về làm quà khi đến với Tây Nguyên.
Để làm ra một mẻ muối kiến vàng lá é ngon chuẩn vị, người dân phải vào rừng sâu để săn những tổ kiến vàng to. Họ phải mang theo những bộ trang phục bảo hộ để không bị kiến cắn. Sau khi bắt, kiến sẽ được mang về cho vào nồi lửa đốt nhẹ cho chết đi rồi tiếp tục rang trong chảo cho khô. Kiến khô rồi sẽ được giã nhuyễn cùng các loại gia vị khác như muối, đường, ớt…
Muối kiến vàng được kết hợp với lá é bởi đây là loại rau gia vị có hương thơm đặc trưng cùng với hương vị đậm đà cực kỳ kích thích. Ngoài dùng làm tăng hương vị cho muối kiến vàng, lá é còn được dùng để nấu canh, làm thuốc trị bệnh đau đầu, sốt, cảm…
Người dân nơi đây thường sử dụng muối kiến vàng lá é để chấm các món nướng, đặc biệt là gà nướng cơm lam. Ngoài ra, muối kiến vàng lá é cũng được ăn với cơm trắng, chấm các loại thịt luộc, rau luộc, thịt bò. Loại gia vị này có hương thơm rất riêng, kích thích vị giác. Khi nếm sẽ thấy có vị chua chua thanh thanh, giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn. Cũng như các loại muối khác, muối kiến vàng lá é cũng được dùng để chấm các loại hoa quả như xoài xanh, cóc, ổi,…
Video đang HOT
Không chỉ là một loại gia vị trong ẩm thực, muối kiến vàng lá é còn có rất nhiều lợi ích, tác dụng cho sức khỏe của con người. Trứng kiến chứa nhiều axit amin, chất đạm và vitamin… Đặc biệt, trong kiến còn có hơn 30 nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe của người già, trẻ em và người bệnh. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng việc ăn muối kiến cũng sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da sáng mịn hơn. Không dừng lại ở đó, món ngon này còn góp phần cải thiện sinh lý nam giới, tăng khả năng lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau. Ngoài ra, muối kiến vàng lá é còn giúp xương chắc khỏe.
Thông thường, bạn nên bảo quản loại gia vị này trong ngăn mát tủ lạnh với khoảng thời gian tối đa là 3 tháng. Nếu để muối kiến vàng lá é ở ngoài thì chỉ được khoảng 1 tuần. Để giữ được hương vị thơm ngon của muối bạn nên để mở nắp hộp. Muối kiến vàng lá é sẽ ngon hơn khi giã thêm muối, ớt xanh.
Hiện nay, giá muối kiến vàng lá é có giá dao động từ 370.000 – 450.000 đồng/kg. Bạn có thể tìm mua món đặc sản này tại các khu chợ trung tâm Pleiku hoặc các cửa hàng đặc sản nổi tiếng. Ngoài ra nếu không có dịp du lịch Tây Nguyên, bạn cũng có thể tìm mua loại gia vị này trên các trang thương mại điện tử.
Loài côn trùng sống vài giờ, mỗi năm chỉ có một lần thành đặc sản bạc triệu ở Hà Nội
Xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch và chỉ sống được vài giờ nhưng loài côn trùng này lại trở thành đặc sản có hương vị thơm ngon với giá đắt đỏ, gần nửa triệu đồng/kg, hút khách sành ăn ở Hà Nội tìm mua.
Ở vùng ven sông Hồng (Hà Nội) có một loài côn trùng độc lạ không chỉ gắn bó với bao thế hệ người dân địa phương mà còn trở thành đặc sản thơm ngon, hấp dẫn thực khách. Đó chính là con vờ (hay còn gọi là con vờ vờ).
Theo anh Đỗ Thanh - một người dân sống ở Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, con vờ sống ở đáy sông, chỉ ngoi lên mặt nước trong vài giờ để lột xác vào sáng sớm. Theo người dân có kinh nghiệm, loài côn trùng này chỉ có từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. Con vờ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc đang nóng ẩm mà đổ mưa.
Con vờ là sản vật của sông Hồng được nhiều người săn lùng vài năm trở lại đây. Chúng thường chỉ xuất hiện 3-4 lần/năm (Ảnh: Ngọc Phúng Phính).
Theo quy luật, nếu ngày đầu tiên trong năm vờ nổi lên thì 7 ngày sau sẽ có tiếp. Lúc đó, những người dân sống ven sông phải canh ngày, canh giờ, chờ vờ lên lột xác.
"Con vờ chỉ xuất hiện vài tiếng, tầm từ 4-6h sáng rồi biến mất. Cả tháng có khi con vờ chỉ lên 1-2 lần. Sau hai lần lột xác, chúng sẽ đẻ trứng rồi chết. Trứng nở thành ấu trùng lại trở về đáy sông rồi tiếp tục chờ ngày được ngoi lên mặt nước lột xác", anh nói.
Người đàn ông này cũng tiết lộ, không phải chỗ nào cũng xuất hiện con vờ mà chỉ có ở ngã ba sông, nơi nhiều đất thịt để chúng làm tổ. Để bắt được con vờ, người dân chài như anh phải dậy từ 3 giờ sáng rồi dùng thuyền gắn vợt lưới bắt ở cửa sông Hồng. Việc "săn" con vờ không đơn giản. Người ta phải canh thời tiết, con nước sao cho đúng vào ngày vờ lên lột xác thì mang dụng cụ đi hớt
Người dân chài thường canh giờ con vờ lên để ra sông vớt về bán. Loài côn trùng kỳ lạ này là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon (Ảnh: Nguyễn Hương).
Trước đây, người dân ven sông Hồng thường đánh bắt con vờ theo phương pháp thủ công, thô sơ bằng vợt chao. Vài năm gần đây, khi con vờ trở thành đặc sản có giá thành cao nên người ta dùng thuyền gắn máy và trang bị thêm phễu lưới. Cách làm này giúp họ thu hoạch con vờ được nhanh và nhiều hơn, tránh để lâu, vờ biến mất.
Con vờ là loài côn trùng, sống ở nơi đất thịt dưới đáy sông Hồng. Vòng đời của chúng vỏn vẹn chỉ qua hai lần lột xác, kéo dài chừng 1 tiếng. Lần đầu là ấu trùng dưới đất ngoi lên mặt nước lột xác thành con vờ, bay vật vờ khoảng 15 phút rồi lại tiếp tục lột xác. Lúc đó, vờ nhẹ và bay nhanh.
Khi ấy, những người dân chài bắt đầu nhộn nhịp lái thuyền đi dọc khắp con sông, thấy chỗ nào có nhiều con vờ bay tà tà trên mặt nước thì vớt nhanh, dứt khoát. Thuyền chạy được một đoạn ngắn là phải kéo lưới lên ngay, vừa giảm sức nặng cho thuyền, vừa không làm vờ bị nát dưới nước. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo, tránh làm ảnh hưởng chất lượng con vờ.
Ngày đầu, vờ thường xuất hiện với số lượng ít nhưng đến sáng hôm sau sẽ bay kín mặt sông. Lúc ấy, người dân chài phải đánh bắt thật nhanh mới xuể (Ảnh: Tùng Đào).
Anh Thanh cho hay, tùy từng hôm mà vờ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, thông thường chúng xuất hiện nhiều vào lúc 5 giờ sáng. Thời gian vờ xuất hiện cũng rất ngắn, chỉ khoảng 10 - 15 phút là trắng xóa mặt sông. Khi đó, người dân phải chạy thuyền thật nhanh mới kịp thu hoạch.
Theo anh Thanh, lúc cao điểm, gia đình anh có thể vớt được 30-40kg vờ. Sau khi đánh bắt, vờ được đem đãi sạch trên sông, loại bỏ phần xác mềm vừa lột xong. Vờ thu hoạch đến đâu, bán hết đến đấy vì nhu cầu thưởng thức đặc sản độc lạ của thực khách Thủ đô tăng cao.
"Đầu mùa, dân chài vớt được nhiều thì vờ có giá thành vừa phải, khoảng 300.000-350.000 đồng/kg. Cuối mùa, số lượng vờ thu hoạch được ít hơn, giá có thể đội lên hơn nửa triệu bạc cũng không có để bán", người đàn ông ở Thanh Trì nói.
Từ loài côn trùng vật vờ trên mặt sông, con vờ lên bàn nhậu thành đặc sản hút khách, giá nửa triệu đồng/kg (Ảnh: Lê Hoài).
Vờ được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn nhất là chả vờ và vờ nấu cá ngạnh (Ảnh: Hương Nguyễn).
Vài năm gần đây, khẩu vị của thực khách đa dạng hơn nên vờ được chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng như vờ chiên lá mắc mật, nộm vờ, vờ xào rau muống, lẩu vờ riêu cua,... nhưng ngon và phổ biến nhất vẫn là món vờ nấu cá ngạnh hay chả vờ.
Chị Vũ Thủy (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, khoảng 10 năm trước hiếm thấy con vờ, nhất là những nơi nước xả thải đổ thẳng ra sông thì gần như không còn vờ nữa. Loài côn trùng này gắn bó tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân sinh sống ở ven sông Hồng và nay trở thành thứ đặc sản giá trị.
"Khoảng 3 năm nay, tôi thấy người dân đi bắt và bán con vờ nhiều lắm nên tìm mua vài cân về ăn. Tôi vẫn nhớ như in những bữa cơm có món ăn từ con vờ mà bố mẹ chế biến. Có lần mua được nhiều vờ, tôi sơ chế sạch rồi trữ đông trong tủ lạnh để ăn dần. Vì vờ giờ thành đặc sản, ăn lạ miệng nên không phải lúc nào cũng có để mua", chị Thủy nói.
Mỗi năm chỉ có vài lần vờ xuất hiện nên thực khách thường mua vờ về cất trữ, chế biến dần (Ảnh: Ngọc Phúng Phính).
Món vờ rang lá chanh giòn rụm, béo ngậy (Ảnh: Nguyệt Ánh Lê).
Chị Thủy thường chế biến chả vờ vì đây là món ăn cả gia đình đều yêu thích. Vờ được nhặt sạch phần xác, đem rửa với nước thật nhẹ tay rồi vớt ra để ráo. Đem vờ trộn đều với thịt xay, lá lốt thái nhỏ và chút gia vị, nêm nếm vừa ăn. Sau đó, bắc chảo lên rán vàng là có thể thưởng thức.
Món cá ngạnh om vờ cũng ngon không kém, rất đưa cơm. Vờ làm sạch, đem xào với thịt ba chỉ thái mỏng. Cá ngạnh sơ chế sạch sẽ, ướp nghệ cho vàng và thêm riềng cho thơm rồi om với cà chua. Khi cá ngạnh chín tới thì cho vờ và thịt ba chỉ vào om cùng, thêm tỏi và lá chua là thành món đặc sản thơm nức mũi.
Món cá ngạnh om chua với con vờ thơm ngon nức tiếng (Ảnh: Tố Linh).
Chị Thủy cho biết, con vờ có thể chế biến được nhiều món với đủ mùi vị và cách thưởng thức khác nhau. Vờ có độ mềm, béo ngậy, ăn lạ miệng và dậy mùi thơm, dễ dàng "chiều lòng" cả những vị khách khó tính nhất.
Món ăn như cán chổi, tên 'lạ', bọc gọn trong rơm rạ ở đất võ Bình Định Ẩn sâu bên trong lớp rơm khô cuộn chặt như cán chổi là phần thịt hồng được bao bọc bởi những chiếc lá ổi già có hương vị đậm đà, xen lẫn chút chua lên men, dậy mùi thơm của riềng, thính,... Ở mảnh đất Bình Định, ngoài những đặc sản hấp dẫn được nhiều người biết đến như bún chả cá Quy...