Loài chim quý hiếm phải tự đập mỏ, bẻ móng, nhổ lông để “sống lâu”
Loài chim này phải tự đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi để kéo dài tuổi thọ.
Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi…
Có khoảng 60 loài đại bàng, sống ở Lục địa Á Âu và Châu Phi, nhưng một số loài cũng có thể được tìm thấy ở châu Mỹ cũng như châu Úc.
Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.
Thức ăn chủ yếu của đại bàng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippine tùy theo địa điểm sinh sống.
Video đang HOT
Những con đại bàng lớn nhất thế giới (như đại bàng Harpy và chim đại bàng Philippine) có sải cánh dài hơn 250 cm (8 ft) nổi tiếng vì đã giết và chộp được những con mồi lớn như nai, dê và khỉ.
Phần lớn đại bàng là động vật ăn thịt, nhưng đại bàng cá Vulturine – một loài chim lớn có nguồn gốc từ các tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi chủ yếu ăn trái cây và cọ dầu.
Đại bàng có đến 7.000 chiếc lông vũ chiếm khoảng 5% khối lượng cơ thể của chúng.
Với tốc độ tối đa 320 km/h đại bàng vàng là loài đại bàng nhanh nhất và là con chim nhanh thứ hai trên thế giới (sau chim ưng, kẻ có thể bay nhanh đến 389 km/h).
Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.
Đặc biệt, một số loài đại bàng, chẳng hạn như đại bàng Martial, có khả năng bay cao trong một thời gian dài mà không cần đến một cái vỗ cánh. Chúng sử dụng nhiệt (cột không khí nóng ) để làm điều đó.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đau đớn.
Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng bắt đầu yếu đi, lông dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao nên chúng phải trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày. Chúng sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra, khi mỏ mới hình thành, chúng tiếp tục bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc khỏe, đại bàng lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành.
Một quá trình lột xác đầy đau đớn… mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.
Mặc dù với tất cả những nỗ lực để bảo vệ chúng, nhưng 68% cái chết của đại bàng đầu trắng vẫn do con người gây ra. Các nhà khoa học nhận thấy rằng 23% loài đại bàng đã chết khi chúng tấn công các vật thể nhân tạo như dây, ô tô và các tòa nhà. Trong khi 22% số đại bàng chết sau khi bị bắn, 5% chết sau khi bị mắc kẹt, 9% bị điện giật và 11% sau khi bị ngộ độc.
Phát hiện chim quý hiếm tại khu bảo tồn ở miền Bắc Trung Quốc
Một số loài chim quý hiếm, gồm một con hạc đen và một con hạc trắng phương Đông, mới được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hồ Hành Thủy ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc.
Hạc trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hồ Hành Thủy ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Đại diện khu bảo tồn cho biết việc hạc đen và hạc trắng phương Đông cùng nhau đi săn mồi là điều rất hiếm gặp. Đây cũng là trường hợp đầu tiên kể từ năm 2018 khu bảo tồn này chứng kiến sự hiện diện của loài hạc đen.
Hạc trắng phương Đông được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế xếp vào danh sách "có nguy cơ tuyệt chủng". Trong khi đó, với khoảng 1.000 con hạc đen ở Trung Quốc, loài này được xếp vào diện bảo vệ cấp 1 tại nước này.
Hồ Hành Thủy được ghi nhận đã có sự cải thiện về chất lượng nước kể từ năm 2023. Các bãi cạn xung quanh hồ hiện nay là môi trường sống thích hợp cho các loài thủy cầm hay còn gọi là chim nước. Hiện hồ đang vào mùa cao điểm của các loài chim di cư.
Nằm ở thành phố Hành Thủy thuộc tỉnh Hà Bắc, Hồ Hành Thủy là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia với diện tích mặt nước lớn nhất ở vùng Bình nguyên Hoa Bắc. Khu bảo tồn này sở hữu hệ sinh thái đất ngập nước hoàn chỉnh gồm đầm lầy, nước, bãi bồi, đồng cỏ và rừng thưa. Đây cũng là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim di cư từ Đông Á đến Australia. Cho đến nay, đã có 334 loài chim được các nhân viên khu bảo tồn quan sát và ghi nhận.
Loài chim hiếm bậc nhất thế giới, không thể bị nhốt vì lý do đặc biệt Với bộ lông sặc sỡ, đây là một trong những loài chim quý và đẹp nhất thế giới.Chim Resplendent Quetzal (nuốc nữ hoàng) là một trong những loài chim quý, đẹp nhất thế giới. Chúng sở hữu bộ lông màu xanh lục bảo lấp lánh tuyệt đẹp và phần lông ở ức là màu đỏ thẫm. Lông đuôi ở loài chim này có...