Loài chim nguy hiểm nhất thế giới: Sở hữu ‘dao găm’ 12 cm, tung một cước gây vết rách chí mạng
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới này có thể tung những cú đá gây ra những vết rách chí mạng.
Tạp chí Động vật hoang dã Thế giới thông tin, Cassowary (Đà điểu đầu mào) được mệnh danh là “loài chim nguy hiểm nhất thế giới”.
Cao lớn, dũng mãnh, hung hăng và nóng nảy là những tính từ người ta thường thấy về loài đà điểu chuyên sống ở Australia và hòn đảo lớn thứ hai thế giới New Guinea này.
Trong số đó, loài đà điểu đầu mào phương Nam (danh pháp khoa học: Casuarius casuarius) sinh sống ở New Guinea là loài lớn nhất – cao gần 1,5 mét, nặng hơn 75 kg. Môi trường sống của đà điểu đầu mào phương Nam là rừng mưa nhiệt đới rậm rạp.
Vẻ ngoài tiền sử của loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Hình ảnh một con đà điểu đầu mào có thể cao đến 1,5 mét. Ảnh: JOEL SARTORE/NATIONAL GEOGRAPHIC PHOTO ARK
Vẻ ngoài của những con đà điểu đầu mào rất bắt mắt. Loài chim này có vẻ ngoài thời tiền sử với đầu và cổ màu xanh đậm, hai vạt da màu đỏ tươi. Mỏ của chúng rất rộng, cứng, sắc giống như một con dao găm; chiếc cổ dài duyên dáng nhiều màu và bộ lông sáng màu tạo thêm chút “sự nổi trội” cho chúng trong thế giới loài chim.
Vũ khí sắc bén của đà điểu đầu mào
Ngoài ra, đà điểu đầu mèo có bàn chân rất đặc biệt, các ngón chân của chúng được bao phủ bởi những chiếc móng sắc nhọn, đó là lý do tại sao chúng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng một khi tấn công.
Có thể nói, vũ khí hữu hiệu nhất của đà điểu đầu mào đến từ đôi chân có thể dài đến gần 1 mét của chúng.
Đầu tiên là đôi chân cực kỳ mạnh mẽ cho phép đà điểu đầu mào nhảy cao hơn 1,5 mét và có thể chạy nước rút với tốc độ 50 km/giờ.
Bàn chân đà điểu đầu mào thể hiện sức mạnh đáng sợ của loài chim nguy hiểm nhất thế giới.
Video đang HOT
Tiếp đến là bàn chân to lớn. Mỗi ngón chân có một móng vuốt dài.
Vũ khí đáng sợ nhất của loài đà điểu này chính là chiếc móng ở phần trong cùng của bàn chân (móng của ngón chân út). Chiếc móng này không chỉ dài đến 12 cm mà còn sắc như dao găm.
Khi bị đe dọa, đà điểu sẽ nhảy lên và tấn công bằng móng vuốt này, có khả năng gây ra những vết rách chết người.
Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, đà điểu đầu mào được biết đến là loài có khả năng giết người, động vật từ những ‘cú chém’ bằng bàn chân đầy uy lực của chúng.
Trong các khu rừng mưa nhiệt đới, đà điểu đầu mào là loài động vật rất mạnh mẽ. Chúng sẽ trở nên hung hăng nếu cảm thấy bị đe dọa. Một khi bất kỳ “người lạ” hoặc “động vật lạ” nào xâm nhập vào lãnh thổ của chúng, chúng sẽ theo đuổi và tấn công đến cùng.
Tuy là loài chim nguy hiểm nhất thế giới nhưng cái chết liên quan đến đà điểu đầu mào được ghi nhận ở Úc đã xảy ra gần 100 năm trước. Các cuộc tấn công về sau không gây tử vong cho người, và có thể xảy ra khi người ta cố gắng cho chúng thức ăn.
Chim đực ấp và nuôi con
Trứng của đà điểu đầu mào.
Một điều đặc biệt nữa liên quan đến đà điểu đầu mào là trứng của chúng có màu xanh lục rất đẹp mắt.
Màu xanh lục của trứng đà điểu đầu mào phương Nam đến từ biliverdin, một sắc tố phổ biến được tìm thấy trong vỏ trứng chim. Vì đà điểu đầu mào là loài chim làm tổ trên mặt đất nên màu xanh của trứng để ngụy trang, hòa cùng màu của thảm thực vật xung quanh trong các khu rừng nhiệt đới, nhằm bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi tiềm năng.
Không giống như nhiều loài chim khác, đà điểu đầu mào đực là người chăm sóc chính cho con cái của chúng. Con cái sẽ đẻ khoảng 4 quả trứng rồi bỏ đi. Con đực chịu trách nhiệm ấp trứng trong khoảng 50 ngày và chăm sóc con non trong khoảng 9 tháng sau khi chúng nở.
'Quái ngư' ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có 'hạt ngọc' cực đắt, chi bội tiền chưa chắc mua được
Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài 'quái ngư' nặng hàng trăm kg.
Hồ Baikal nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Siberia ở Nga. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (chứa khoảng 1/5 lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất) - sâu nhất thế giới (1.642 mét) - lâu đời nhất trên thế giới (20 triệu-25 triệu năm tuổi).
Là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 1996, hồ Baikal có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật độc đáo. Thực vật và động vật trong hồ rất phong phú và đa dạng. Có khoảng 1.500 đến 1.800 loài động vật ở các độ sâu khác nhau và hàng trăm loài thực vật sống trên hoặc gần bề mặt. Phần lớn các loài là đặc hữu của Baikal, trong đó đáng ngạc nhiên nhất là cá tầm Nga.
Cá tầm ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới Baikal.
Cá tầm Nga là một trong những loài có giá trị nhất sinh sống ở các con sông ở Nga và phân bố ở phía đông tới Hồ Baikal.
Cá tầm nói chung trên thế giới là một họ cá di cư cổ xưa có nguồn gốc khoảng 200 triệu năm trước. Riêng cá tầm ở hồ Baikal có niên đại hơn 2.500 năm và qua nhiều thế kỷ, cá tầm đã hình thành nên cốt lõi của hệ sinh thái ở hồ Baikal.
Cá tầm Nga (có danh pháp khoa học là Acipenser gueldenstaedtii), còn gọi là cá tầm kim cương hay cá tầm sông Danube. Loài cá này có thể sống tới 48 tuổi và sống chủ yếu ở vùng nước mặn, tuy nhiên chúng di cư vào vùng nước ngọt để sinh sản.
Cá tầm hồ Baikal rất lớn. Trong môi trường tự nhiên, cá tầm nơi đây có thể dài tới 2 mét và nặng tới 100 kg. Thân cá tầm cũng rất rộng. Vảy của cá tầm cũng rất đẹp, có màu xám bạc, có thể bảo vệ cá tầm khỏi bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng giúp cá tầm có được hiệu ứng thủy động lực tốt hơn trong quá trình này.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Sohu
Con cá tầm lớn nhất ở hồ Baikal đã trở thành huyền thoại trong giới sinh vật hồ. Nó không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những trọng tâm bảo vệ sinh học tại hồ Baikal.
Tại hồ Baikal, cá tầm chiếm vị trí cốt lõi của hệ sinh thái hồ và là một trong những chìa khóa để duy trì sự cân bằng sinh thái nơi đây.
Cá tầm có thể tuyệt chủng tại Nga
Ngày nay cá tầm Nga được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Quần thể cá tầm đang giảm nhanh chóng trong tự nhiên do hoạt động đánh bắt trái phép để phục vụ ngành công nghiệp trứng cá muối. Với tốc độ suy giảm hiện tại, việc tuyệt chủng trong tương lai rất gần là điều không thể tránh khỏi.
Đánh bắt cá tầm trên sông Volga, Volgograd, Nga. Ảnh: Jonathan Wright/Bruce Coleman Inc.
Mặc dù Khu bảo tồn hồ Baikal đã thực hiện hàng loạt biện pháp bảo vệ nhưng do tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt quá mức và nhu cầu mua cá tầm của người dân nên nhiều con cá tầm đã bị săn bắt, nhiều con trong số đó chỉ có thân hình nhỏ bé cũng trở thành nạn nhân.
Theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN, cá tầm Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng và bước tiếp theo có thể là tuyệt chủng.
Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, cá tầm có giá trị nhờ thịt, trứng và bong bóng cá. Thịt của chúng được bán tươi, ngâm hoặc hun khói.
Trứng cá muối từ cá tầm là một loại thực phẩm có giá trị rất cao.
Trứng cá tầm được lấy ra từ những con cái và sau đó được thả ra. Đây là loại thực phẩm xa xỉ, có giá rất cao vì chúng chứa nhiều dưỡng chất.
Trong đó trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia [thuộc loài Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii)] có giá cực kỳ đắt đỏ. Caviarcentre cho biết, trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia vốn dành riêng cho các gia đình quý tộc trong nhiều thế kỷ, mang lại sự sang trọng tột đỉnh. Loại trứng cá tầm muối này nổi tiếng vì sự khan hiếm và hương vị tinh tế của nó.
Để mua được 50 gram trứng cá tầm muối Osetra Hoàng gia, người mua phải bỏ 285 USD (hơn 7,2 triệu VND theo tỷ giá hiện tại). Giá của 1kg trứng cá tầm muối loại này là 5.600 USD (hơn 142 triệu VND), Caviarcentre thông tin. Tuy nhiên, vì sự khan hiếm của loại trứng muối này mà không phải ai chi bội tiền cũng mua được.
Màng trong của bong bóng cá tầm được sử dụng để làm vi thạch isinglass - một dạng gelatin rất tinh khiết được sử dụng cho nhiều mục đích công nghiệp khác nhau.
Tính toàn vẹn và sức khỏe của hệ sinh thái hồ Baikal là vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ liên quan đến cuộc sống của con người mà còn liên quan đến sự cân bằng của toàn bộ chu trình vật chất và chuyển hóa năng lượng của Trái đất.
Hồ Baikal là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lâu đời nhất trên thế giới. Sự hình thành của nó có thể bắt nguồn từ 25 triệu năm trước.
Nó cũng cho thế giới thấy một hệ sinh thái sâu sắc và bí ẩn. Hình ảnh đàn cá tầm ở hồ Baikal không khỏi gợi cho người ta nhớ rằng đây không chỉ là địa điểm du lịch có khung cảnh dễ chịu mà còn là một thế giới tươi đẹp và sống động.
Loài chó 'biết hát' cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng Đây là 1 trong những loài chó có tiếng hú độc đáo, chúng được phát hiện trở lại sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng. Loài chó hoang biết hát New Guinea (còn gọi là chó hát New Guinea), một giống chó cực kỳ quý hiếm với tiếng sủa và tiếng hú độc đáo, đã được phát hiện trở lại sau hơn 50...