Loài cây đỏ rực kỳ lạ, được săn lùng ráo riết ở VN
Hầu hết các loài thực vật sống bám thường ở các vùng núi cao, và là những loài thuốc quý trong dân gian.
Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Đây cũng là loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá ’sẽ nguy cấp’ (Bậc V).
Dó đất hoa thưa, còn gọi là dương đài hoa thưa, nấm ngọc cẩu, xà cô, nấm đất… có danh pháp khoa học là Balanophora laxiflora, là một dược liệu quý đồng thời là loài thực vật kỳ lạ tồn tại trong thiên nhiên Việt Nam.
Cây ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, không có diệp lục, cao 10 – 20 cm. Loài cây này là nguồn gene quý hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc.
Hiện chúng là loài được săn tìm ráo riết để phục vụ cho nguyên liệu làm thuốc trong đông y.
Dù có vẻ ngoài thường bị nhầm với nấm, đây là một loài thực vật có hoa thực sự. Chúng có đặc điểm sinh học tương tự nấm, khi không có diệp lục, mọc và sống ký sinh trên rễ những loài thực vật có hoa khác trong rừng sâu ẩm thấp.
Video đang HOT
Loài cây này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới miền Nam Trung Quốc và lục địa Đông Nam Á. Tại Việt Nam, dó đất hoa thưa được tìm thấy ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Củ hình trứng, đường kính 2 – 2,5cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5 – 10 lá dạng vảy ở phần gốc.
Dó đất hoa thưa ra hoa tháng 11-12, và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện. Ngoài hình thức sinh sản hữu tính, chúng cũng sinh sản vô tính bằng cách đẻ nhánh.
Khi loài thực vật quí hiếm này phát hoa và chỉ khi có hoa mới rễ phát hiện còn thời gian sinh trưởng của chúng nằm sâu dưới lớp thảm mục thực vật và ký sinh vào những rễ các loài thực vật khác bị chết.
Theo kinh nghiệm dân gian, loài cây này được dùng cho bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe nhanh…
Trong Sách Đỏ Việt Nam (1996), cây dó đất hoa thưa được đánh giá là loài “Sẽ nguy cấp”. Hiện nay, loài cây này có khu vực phân bố hẹp, bị chia cắt, lại bị khai thác quá độ.
Bọ lá - bậc thầy ngụy trang được săn lùng trong giới sinh vật cảnh
Nếu không quan sát kỹ, nhiều người tưởng nhầm bọ lá là chiếc lá cây chuyển động...
Bọ lá sinh sống tại Ấn Độ, Australia, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
Bọ lá non có ngoại hình màu nâu và chuyển dần sang màu xanh lá theo thời gian, thông thường phải mất 7 lần lột xác để bọ lá có thể đạt hình thái hoàn chỉnh
Bọ lá trưởng thành có kích thước dài từ 5-10 cm, có hình dạng giống hệt lá cây
Dù có cánh nhưng bọ lá không thể bay do cơ thể nặng
Bọ lá thường bị bò sát, chim tấn công và một số ong ký sinh, ruồi ký sinh tấn công trứng của chúng
Ở Việt Nam, vùng rừng các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình đến nay mới có tài liệu công bố thấy loài côn trùng này
Bọ lá được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, thuộc danh mục các loài động vật sắp nguy cấp
Thời gian gần đây, nhiều người đam mê săn lùng loại bọ lá này nhưng đa số là nhập từ nước ngoài với giá 500-1.000.000 đồng/con tùy loại
Bọ lá cây bắt tự nhiên từ rừng ở Việt Nam có giá rẻ hơn nhưng thường sẽ chết vì quen ăn lá rừng
Cây gỗ kỳ lạ - chảy máu mỗi khi bị thương Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi. Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ - chảy máu Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa...