Loài cây đắt đỏ bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam
Đáng chú ý, Việt Nam là nơi phân bố loại cây này duy nhất trên thế giới.
Sâm Ngọc Linh (tên khoa học là Panax Vietnamensis) là thảo dược quý hiếm có hàm lượng saponin cao nhất, thành phần ginsenoside nhiều nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới.
Thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh chứa đến 52 hợp chất saponin có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, axít béo… Trong đó, một nửa (26) hợp chất saponin có ở các loại sâm Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Trung Quốc; 26 hợp chất saponin còn lại có cấu trúc mới, không thấy trong các loại sâm khác.
Sâm Ngọc Linh – loài cây quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuố.c chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.
Sâm Ngọc Linh có tác dụng cực lớn đối với sức khỏe.
Video đang HOT
Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổ.i, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và dược liệu miền núi khai mạc sáng 1/8/2024 trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, giá sâm Ngọc Linh, loại củ dao động từ 45-110 triệu đồng/kg tùy độ tuổ.i của sâm.
Đáng chú ý, Việt Nam là nơi phân bố sâm Ngọc Linh duy nhất trên thế giới. Theo đó, sâm Ngọc Linh chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam
Với sự quý hiếm và giá trị dược liệu, sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.
Với tiềm năng và giá trị của sâm Ngọc Linh, để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam (chủ yếu là sâm Ngọc Linh) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 6/6/2023.
Vườn ươm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.
Trong đó, Kon Tum và Quảng Nam được xác định là 2 tỉnh sản xuất sâm Ngọc Linh với quy mô hàng hóa và nằm trong vùng phát triển dược liệu tập trung quốc gia, với 10 loài dược liệu ưu tiên tập trung phát triển.
Hai bài thuố.c từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết
Lá tía tô kết hợp với gừng tươi có thể dùng để chữa nhiều bệnh thường gặp, ai cũng cần biết để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuố.c được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuố.c hạ khí, cành làm thuố.c an thai.
Tía tô còn giúp làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Lá tía tô kết hợp với gừng tươi có thể dùng để chữa rất nhiều bệnh. (Ảnh minh họa)
Về thành phần hóa học, hạt tía tô hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan. Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi vết thương chả.y má.u, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ má.u đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm má.u, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Bài thuố.c từ lá tía tô nấu với gừng
Bạn lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đậ.p một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.
Người ốm có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Bạn nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư Một nghiên cứu mới từ Đại học Georgia (Mỹ) cho thấy một số món ăn có thể là liều thuố.c hiệu quả để ngăn ngừa ung thư. Viết trên tạp chí y học International Journal of Cancer, nhóm tác giả từ Đại học Georgia cho biết họ đã phân tích dữ liệu từ hơn 250.000 người và phát hiện ra rằng mức axit...