Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.
Bèo tây chứa các hợp chất có thể thúc đẩy quá trình lợi tiểu, loại bỏ những chất dư thừa độc hại có trong cơ thể con người. Việc thải độc này giúp sức khỏe của chúng ta ổn định hơn khi loại bỏ được những chất xấu, độc tố. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy loại bèo này giúp chống viêm, giảm sưng và viêm nhiễm trong cơ thể.
Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, bèo tây có tính mát và là một dược liệu có thể khiến có thể giảm nhiệt và không bị nóng trong người. Bên trong nó còn chứa chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào của con người khỏi các chất độc hại, giải gan. Thế nhưng vẫn cần có những nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn về chủ đề này.
Chất xơ trong bèo tây cũng được đánh giá góp phần hỗ trợ ruột ngăn ngừa táo bón. Các chất có trong loại cây này giúp đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể và làm giảm gánh nặng cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Những chất chống viêm và làm dịu tình trạng viêm nhiễm có trong bèo tây và hỗ trợ tiêu hóa.
Trong cây bèo tây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, bèo tây giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc. Bèo tây cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid và polyphenol, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, giảm mụn nhọt.
Video đang HOT
Bèo tây chứa nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng chân tóc, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Bèo tây có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch da đầu, ngăn ngừa gàu và các vấn đề về da đầu khác. Sử dụng nước bèo tây luộc để gội đầu giúp tóc mềm mượt, óng ả.
Chính nhờ tính chất chống viêm, giảm đau hiệu quả mà nó được nhiều người tìm đến và sử dụng. Tại nước ngoài nó được coi là một loại cây quý, cây thuốc được săn lùng thế nhưng tại Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết tới. Một phần tại Việt Nam có quá nhiều thảo dược được sử dụng trong tự nhiên.
Người phụ nữ đi cấp cứu gấp sau khi ăn thịt lợn cuốn loại lá này
Vài tiếng sau khi ăn thịt lợn cuốn lá lộc mại, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, chóng mặt...
nên được người nhà đưa đi cấp cứu.
Bệnh nhân nữ, 49 tuổi (ở Tân Sơn, Phú Thọ) có tiền sử táo bón kéo dài. Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, bà đã lấy lá cuốn với thịt lợn để ăn.
Tuy nhiên, sau khi ăn vài tiếng, người bệnh xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, mệt mỏi, chóng mặt... Các triệu chứng nặng dần nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.
Bệnh nhân bị vàng da, tiểu ra máu, người yếu mệt do bị ngộ độc lá lộc mại. Ảnh: BVCC.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy có hiện tượng tan máu cấp, thiếu máu nặng (Hồng cầu: 1.69 T/L. Huyết sắc tố: 53 g/l. Rối loạn đông máu: PT 64%, INR: 1,40. Suy đa tạng: suy gan bilirubin TP 346 mmol/L; suy thận urê 28,25 mmol/L; Creatinin 194 mol/L).
Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp với bệnh sử, loại trừ các nguyên nhân tan máu khác, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc xác định đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại.
Do đó, các bác sĩ đã áp dụng các biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan, thuốc chống chảy máu, thuốc lợi tiểu...
Sau 5 ngày điều trị, người bệnh đã đáp ứng thuốc và tiến triển tốt, tình trạng tan máu đã cải thiện, suy gan, suy thận giảm. Người bệnh tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Hiện tại, bệnh nhân đã dần ổn định, đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Theo ThS.BS. Phan Hồng Thái, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, dù các bác sĩ đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 3 trường hợp người bệnh bị ngộ độc nặng do ăn lá lộc mại.
Theo y học cổ truyền, lá lộc mại (hay còn gọi là cây du mại) có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm uống nước lá lộc mại để chữa bệnh táo bón, kiết lỵ...
Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách, sai liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc. Độc tính của lá lộc mại có thể gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh, người mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đau bụng, đi tiểu màu đỏ,...
Lá lộc mại.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên sử dụng lá lộc mại dưới bất kỳ hình thức nào. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế có chuyên khoa cấp cứu - chống độc để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức Sau khi ăn gạo tẩm thuốc diệt chuột cực độc, bé trai 13 tuổi ở Kiên Giang được đưa đi cấp cứu vì đau bụng rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên ở TPHCM trong tình trạng nguy kịch. Ngày 2/12, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, cho hay đơn vị này mới...