Loại bỏ hai bộ sách không hề được báo trước và không được sử dụng 1 trang nào cả
Trong thực tế chỉ còn 2 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” chứ 2 bộ còn lại hoàn toàn “biến mất”, không hề còn một “dấu vết” nào.
Từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (hay còn gọi là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.
Trong đó, có 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1 bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm học 2021-2022 tới đây, ngành sẽ tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ biên soạn và phát hành 2 bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo”.
Như vậy, so với sách giáo khoa lớp 1 thì đã không còn bộ “Cùng học để phát triển năng lực” và bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.
Theo lý giải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thì việc “hợp nhất” hai bộ sách nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, điều này gây nhiều lo lắng trong giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh. Bởi sách giáo khoa dù được viết trên cơ sở chương trình chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhưng mỗi bộ đều có cách tiếp cận, triển khai, biên soạn và mang bản sắc riêng.
Triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ biên soạn và phát hành 2 bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” (ảnh: NXBGDVN)
Trước thông tin này, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư – Nhà giáo ưu tú Lã Nhâm Thìn (nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) – Tổng chủ biên sách Ngữ Văn lớp 6 bộ “Cùng học để phát triển năng lực” khẳng định:
“Việc hợp nhất 4 bộ thành 2 bộ sách giáo khoa như Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam thông tin là không đúng. Bởi trong thực tế chỉ còn 2 bộ sách giáo khoa chứ 2 bộ còn lại hoàn toàn “biến mất”, không hề còn một “dấu vết” nào”.
Giáo sư – Nhà giáo ưu tú Lã Nhâm Thìn cho rằng việc làm sách giáo khoa cần rất cẩn trọng, mất nhiều công sức, trí tuệ, nghiên cứu chương trình, lập đề cương tổng thể của từng cấp học. Sau đó, người làm sách phải xác lập được cấu trúc, mô hình sách cho cả sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các tác giả phải lựa chọn ngữ liệu và bàn bạc lấy ý kiến nên sử dụng ngữ liệu nào cho phù hợp. Sách giáo khoa phải thể hiện được tinh thần đổi mới, phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh… Đây là quá trình dài hơi, tốn nhiều trí lực và tâm huyết của đội ngũ chuyên gia. Họ liên tục làm việc qua nhiều năm liền không phải vài tháng là có thể hoàn thành bản thảo sách.
Ấy thế mà việc quyết định loại bỏ hai bộ sách không hề được báo trước và không được sử dụng 1 trang nào cả.
Hơn nữa, thầy Thìn cũng đưa ra lý do các tác giả chấp nhận loại bỏ còn hơn hợp nhất hai bộ sách lại bởi mỗi bộ sách có tư tưởng, tính triết lý riêng, phương pháp tiếp cận riêng, phương pháp dạy học không giống nhau. Đặc biệt, mỗi sách có kết cấu riêng nên các tác giả không đồng tình với việc hợp nhất.
“Hợp nhất tinh hoa giữa các tác phẩm một cách cơ học là điều không thể. Không hợp nhất nên sẽ không có chuyện phát huy nguồn lực trí tuệ của các tác giả và cũng không có chuyện 2 bộ được giữ lại phát huy được ưu điểm của các bộ đã bị loại”, Giáo sư Lã Nhâm Thìn nhấn mạnh.
Về lý do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đưa ra khi hợp nhất các bộ sách với mục đích tập trung phát huy nguồn lực trí tuệ của các tác giả, tập trung kinh phí đầu tư theo thầy Thìn là hoàn toàn không đúng.
Bởi theo thầy Thìn, tại sao không hợp nhất từ đầu, không có kế hoạch và tầm nhìn, để đến khi các tác giả hoàn thành bản thảo mới tính đến hợp nhất, hậu quả để lại rất đáng tiếc. Đó là sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, trí tuệ, công sức và chất xám.
Cả bộ sách giáo khoa bao nhiêu công sức giờ chịu cảnh “biến mất”. Đó là chưa kể đến lãng phí về cơ hội, mà các tác giả mong muốn đem đến cho học sinh, giáo viên và địa phương những bộ sách tốt nhất, phù hợp nhất.
Trước đó, trong thông báo phát đi ngày 10/3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thì trong quá trình biên soạn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 năm nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thay đổi chủ trương, hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ. Theo đó, bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
SGK 'biến mất': Nhà xuất bản nói hợp nhất, chủ biên khẳng định sách bị loại bỏ
Tổng chủ biên sách Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ Cùng học để phát triển năng lực cho rằng, thực chất là sách bị loại bỏ chứ không phải hợp nhất.
Trong danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Còn hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6.
Theo thong bao cua Nha xuat ban Giao duc Viet Nam, hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục được hợp nhất với hai bo sach Ket noi tri thuc voi cuoc song va Chan troi sang tao. Việc này nham tap trung toi đa nguon luc tri tue cua đoi ngu tac gia, tap trung nguon luc tai chinh đau tu cho cong tac bien soan sach.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình, Tổng chủ biên sách Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ Cùng học để phát triển năng lực thẳng thắn khẳng định: "Hoàn toàn không có chuyện hợp nhất như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả lời với báo chí, đây là loại bỏ".
Sách giáo khoa lớp 6. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Tại cuộc họp giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tổng chủ biên, chủ biên bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Cùng học để phát triển năng lực" ngày 15/6/2020, ông Bình cùng nhóm tác giả không đồng ý việc hợp nhất, đặc biệt là sách Lịch sử và Địa lý lớp 6.
Ông cho rằng, hai cuốn sách giáo khoa có cách tiếp cận và mô hình triển khai khác nhau. Ngoài vấn đề không đủ thời gian để biên soạn lại khi hợp nhất hai bộ, thì việc ghép kiến thức sao cho đồng nhất cũng là điều không thể thực hiện.
Sau đó 3 tuần, ngày 7/7/2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo quyết định loại bỏ bộ sách Cùng học để phát triển năng lực do không đạt yêu cầu. Hai bộ sách được chọn để gửi thẩm định cấp cao hơn là Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo.
Giáo sư Bình bức xúc: "Nếu là hợp nhất thì phải là 50 - 50 kiến thức hai bộ hoặc hai nhóm tác giả cùng ngồi lại để có phương án giải quyết thoả đáng hơn thay vì loại bỏ thẳng thừng mà không có hội đồng đánh giá, thẩm định nào được tổ chức. Đây là sự coi thường, sáp nhập không bình đẳng".
Trong khi đó, ngày 19/6/2020, tại hội đồng đánh giá, thẩm định sách nội bộ, các chuyên gia đều thống nhất đánh giá sách Lịch sử và Địa lý lớp 6 của hai bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Cùng học để phát triển năng lực" đều đạt yêu cầu, chất lượng ngang bằng nhau; còn sách giáo khoa trong bộ "Chân trời sáng tạo" không đạt yêu cầu.
Giáo sư Bình cho biết thêm, sau khi loại bỏ, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã "điều động" nhóm tác giả sách Lịch sử và Địa lý lớp 6- bộ Cùng học để phát triển năng lực tăng cường cho việc biên soạn sách giáo khoa khu vực phía Nam.
Phản đối sự "điều động" này, ông cho rằng: "Chúng tôi không phải người của nhà xuất bản. Chúng tôi làm việc theo hợp đồng biên soạn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực giữa nhà xuất bản với các chuyên gia. Nhà xuất bản không có lý do gì điều động, tăng cường cho nơi này, nơi kia. Như vậy là chưa thoả đáng và chưa tôn trọng chuyên gia".
Hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Không riêng môn Lịch sử và Địa lý lớp 6, phó giáo sư Phan Doãn Thoại, Chủ biên môn Toán bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bộ sách giáo khoa không được biên soạn tiếp ở lớp 2 và lớp 6.
Vị chủ biên cho rằng, việc "hợp nhất" bộ sách Cùng học để phát triển năng lực với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là cách nói, còn về bản chất thì khác. Bởi khi có chủ trương hợp nhất này, hai nhóm tác giả của hai bộ sách cùng ngồi lại với nhau nhưng không có tiếng nói chung. Quan điểm biên soạn của hai bộ sách là quá khác biệt, hơn nữa thời gian lại quá gấp gáp để có được sự "hợp nhất" đúng nghĩa.
Các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội là của bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Chỉ có môn hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục thể chất là lấy một phần của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực.
Phó giáo sư Thoại cho biết thêm, trước đó, sau khi hoàn thành xong bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực lớp 1, Công ty đầu tư bộ sách và nhóm tác giả đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để viết, biên tập, chế bản các bộ sách lớp 2 và lớp 6.
Nhóm tác giả viết sách cũng được chọn cẩn thận, kỹ lưỡng và được tập huấn, bồi dưỡng rất chỉn chu để họ có thể viết sách theo đúng tinh thần mới. Thậm chí bản thảo sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành và được thẩm định nội bộ, đánh giá chung rất tốt.
Trước đó, giải thích lý do hai bộ sách giáo khoa "bốc hơi", đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ sách Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Việc hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới.
Đồng thời, việc hợp nhất này nhằm tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021 tuy có sự khác biệt nhưng vẫn thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc biên soạn sách giáo khoa. Cho dù ở lớp 1, giáo viên, học sinh sử dụng hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thế nào thì đến lớp 2, giáo viên, học sinh vẫn có thể lựa chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo để tiếp nối mạch kiến thức mà không bị gián đoạn.
Hai bộ SGK 'biến mất': Chủ biên tiếc nuối khi không tìm được tiếng nói chung Chủ biên bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bản thảo sách lớp 2, lớp 6 từng được thẩm định nội bộ nhưng sau đó lại hợp nhất với bộ sách khác. Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

McTominay xát muối vào vết thương của MU
Sao thể thao
06:59:36 17/04/2025
Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép
Thế giới
06:50:26 17/04/2025
Cảnh sát hình sự Hà Nội bắt Hải "Lé" cùng 8 đàn em
Pháp luật
06:48:36 17/04/2025
Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay
Tin nổi bật
06:31:55 17/04/2025
Doãn Quốc Đam đính chính
Sao việt
06:26:10 17/04/2025
"Bắt gọn" nhóm tội phạm tống tiền ca sĩ nổi tiếng, có gì nhạy cảm mà đòi đến 9 tỷ đồng?
Sao châu á
06:20:28 17/04/2025
Ai cũng biết rang cơm nhưng muốn hạt cơm vàng giòn cần bí quyết này
Ẩm thực
06:16:54 17/04/2025
9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm
Hậu trường phim
05:53:24 17/04/2025
Công bố ca khúc chưa từng phát hành của Đặng Lệ Quân
Nhạc quốc tế
05:50:38 17/04/2025
Gắp ký sinh trùng 10cm trong mắt người phụ nữ
Sức khỏe
05:37:58 17/04/2025