Lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ
Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng do việc thực hiện tự chủ ở các trường đại học nên học phí tại một số trường đại học hiện nay quá cao, gây nhiều khó khăn cho gia đình có con em học đại học.
Nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thực hiện hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học làm căn cứ pháp lý để các trường đại học mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học, gắn chặt giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, trong đó có trách nhiệm giải trình về chi phí đào tạo và mức thu học phí.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được thực hiện tự chủ khi đáp ứng các điều kiện sau:
(i) đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học – đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
(ii) đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
Video đang HOT
(iii) thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
(iv) công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố, thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng trước kỳ tuyển sinh để xã hội, phụ huynh và thí sinh biết khi đăng ký xét tuyển.
Mặc dù vậy, việc tăng học phí cao hơn so với các năm học trước cũng đã làm cho một số gia đình có con em có nguyện vọng học đại học tại các trường này gặp khó khăn. Tuy nhiên lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực tế, cùng với việc tăng học phí, kỳ tuyển sinh năm nay, các trường tự chủ cũng đã sử dụng nhiều chính sách hỗ trợ học bổng, chính sách học phí, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho sinh viên. Ví dụ: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã dành 08% học phí hỗ trợ sinh viên nghèo học giỏi, ngoài ra nhà trường cũng có các giải pháp hỗ trợ sinh viên như học bổng cho sinh viên giỏi, miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Nghị định quy định khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục công lập; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ).
Theo đó, mặc dù các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính, có lộ trình tăng học phí nhưng vẫn phải bảo đảm mức học phí trong khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định của Chính phủ hoặc phương án tự chủ tài chính phải được cơ quan chủ quản phê duyệt.
Học phí đại học tăng cao - nỗi lo của sinh viên nghèo
Câu chuyện học phí một lần nữa "nóng" vào đầu năm học, khi mới đây nhiều trường đại học công và tư thục đã công bố mức học phí năm học 2020-2021, tăng từ 2-5 lần so với năm học trước.
Học phí tăng là tất yếu khi các trường đẩy mạnh quyền tự chủ, nhưng đây cũng là mối lo với các sinh viên con nhà nghèo, có thể là nguy cơ khiến các em phải dừng việc học.
So sánh mức tăng học phí của Trường Đại học Y Dược TPHCM trong 3 năm trở lại đây. Biểu đồ: Đặng Chung
Học phí trường công tăng ngang ngửa trường tư
Theo lộ trình, từ năm 2020, các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.
Thực tế những ngày qua, khi các trường đại học thông báo về điều kiện trúng tuyển và thủ tục nhập học cho thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ hoặc phương thức kết hợp, mức học phí năm học 2020-2021 cũng được các trường công bố. Đa phần học phí năm nay đều tăng ở cả trường công lập và tư thục, trong đó dẫn đầu về mức tăng là các trường đào tạo ngành khoa học sức khỏe.
Theo mức học phí vừa được Trường Đại học Y Dược TPHCM công bố, học phí mới được điều chỉnh tăng mạnh, gấp 3-4 lần so với những năm học trước, áp dụng cho sinh viên trúng tuyển vào trường từ khóa này trở đi. Răng hàm mặt là ngành học có mức học phí cao nhất với 7 triệu đồng/tháng, tức một năm học tương ứng 70 triệu đồng/sinh viên (theo 10 tháng). Kế đến là ngành Y khoa với học phí 68 triệu đồng/năm. Ngành Phục hình răng là 55 triệu đồng/năm. Riêng những sinh viên các khóa học trước sẽ vẫn áp dụng mức học phí cũ, tức khoảng 13-15 triệu đồng/năm học/sinh viên.
Điều này đã được nhà trường công bố dự kiến từ đầu tháng 6 vừa qua và gây nhiều tranh cãi trong dư luận cũng như lo ngại cho phụ huynh, thí sinh. Trung bình người học sẽ phải bỏ ra từ 2-7 triệu đồng/tháng để đóng học phí, chưa kể chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Theo lý giải của nhà trường, đây là năm đầu tiên trường thực hiện cơ chế tự chủ nên học phí sẽ tăng cao do không còn được nhà nước bao cấp kinh phí.
Một đơn vị đào tạo y khoa khác ở phía Nam là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mức học phí cũng tăng cao. Cụ thể, sinh viên hộ khẩu tại TPHCM đóng học phí tạm thu là 14.300.000 đồng/năm. Sinh viên hộ khẩu các tỉnh, thành khác đóng 28.600.000 đồng/năm.
PGS-TS Ngô Minh Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết, tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm trong năm tuyển sinh 2019 của trường là 31.240.000 đồng. Chi phí đào tạo ngành khoa học sức khoẻ tốn 4-5 lần so với ngành khác nhưng học phí ở Việt Nam quá thấp. Việc tăng học phí sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Với việc tăng học phí từ năm học 2020-2021, hiện nhóm trường đào tạo khoa học sức khỏe ở phía nam đã không có sự phân biệt công-tư về vấn đề học phí, bởi đều cao ngang ngửa nhau. Trong khi đó, hiện nhiều trường y-dược phía Bắc như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên... vẫn có mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm bởi chưa thực hiện tự chủ.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội, trong thời gian tới, để thực hiện đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, chắc chắn chi phí liên quan đến đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ thay đổi khi thực hiện tự chủ. Trường Đại học Y Hà Nội cũng đang có lộ trình tăng học phí trong những năm tới, trên cơ sở đảm bảo khả năng chi trả của học sinh, phụ huynh nhưng cũng phải tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Cụ thể, học phí năm học 2020-2021 lớp đại trà là 18 triệu đồng/sinh viên. Lớp Anh văn pháp lý, học phí 36 triệu đồng/sinh viên. Các lớp chất lượng cao ngành luật và quản trị kinh doanh 45 triệu đồng/sinh viên. Mức thu cao nhất áp dụng với lớp chất lượng cao ngành quản trị-luật là 49,5 triệu đồng/sinh viên. Học phí các năm tiếp theo sẽ được nhà trường thông báo khi Đề án tự chủ của trường được phê duyệt.
Hay mới đây, Trường ĐH văn Lang đã khiến học sinh, phụ huynh bất ngờ khi đột ngột thông báo tăng học phí khóa tuyển sinh năm nay lên 35%. Theo hướng dẫn học phí dành cho khóa 26 của trường mới công bố, tất cả các ngành và chương trình đào tạo đều tăng so với khóa 25. Mức học phí mới dao động từ 1.070.000 - 4.480.000 đồng/tín chỉ (tùy ngành). Sinh viên trúng tuyển vào ngành tài chính ngân hàng năm 2019 đóng 1.050.000 đồng/tín chỉ. Toàn khóa học là 130 tín chỉ, hết khoảng 136 triệu đồng. Còn tân sinh viên khóa 26 ngành này sẽ học 131 tín chỉ, với mỗi tín chỉ là 1.380.000 đồng thì tổng học phí lên đến hơn 180 triệu đồng.
Tăng chính sách hỗ trợ sinh viên
Trả lời Báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM - khẳng định, không bao giờ có chuyện sinh viên nghèo, khó khăn, học giỏi mà mất cơ hội học tại trường. Với chính sách này, trường sẽ cấp 800 học bổng cho sinh viên khó khăn năm đầu tiên trúng tuyển vào trường. Giá trị các học bổng từ 25-100% học phí năm học. Trong đó, 51 em sẽ được miễn 100% học phí, 80 em được giảm 70%, 153 em được giảm 50%, 516 em được giảm 25%.
Lần đầu tiên sinh viên khó khăn của Đại học Quốc gia TPHCM được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (không lãi suất) để nộp học phí suốt quá trình học. Sinh viên được vay tiền cần đáp ứng cá tiêu chí: Là sinh viên chính quy của Đại học Quốc gia TPHCM có hoàn cảnh khó khăn. Đối với sinh viên năm nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo.
Đối với sinh viên năm thứ 2 trở lên, sinh viên phải có kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn).
Hiện một số trường Đại học khác cũng có chính sách hỗ trợ người học vay vốn học tập với các hình thức khác nhau như: Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Văn Lang... Những chính sách này được xem là cứu cánh giải quyết được nỗi lo học phí cho sinh viên nghèo.
Sinh viên dân tộc hộ khẩu tại vùng 135 có được giảm học phí? Sinh viên Nguyễn Lan Anh (Hà Nội) học đại học công lập, là người dân tộc Tày. Tháng 8/2020, sinh viên nhập hộ khẩu vào nhà người chú ở vùng 135. Sinh viên Lan Anh hỏi, sinh viên có được hưởng chế độ giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP không? Ảnh minh họa Về vấn đề này, Bộ...