Lo thiếu nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh, tin học
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, điểm mới nhất ở cấp tiểu học là tiếng Anh và tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc (áp dụng từ lớp 3) thay vì tự chọn như hiện nay.
Một giờ học tiếng Anh của học sinh tiểu học tại TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, nhận định các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên (GV), trong đó chú trọng đến GV 2 môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới.
Với lớp 1, dù tiếng Anh và tin học vẫn là môn tự chọn nhưng lần này sẽ thay đổi căn bản là có chương trình, sách giáo khoa thống nhất. Nhiều địa phương đã khắc phục khó khăn, quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ GV, tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức cho học sinh (HS) học tiếng Anh với thời lượng từ 2 đến trên 4 tiết/tuần. Các địa phương tích cực thực hiện công tác xã hội hóa để đưa tiếng Anh vào dạy học ngay từ lớp 1, lớp 2, tạo tiền đề tốt cho việc học ngoại ngữ của HS về sau. Tỷ lệ HS lớp 3, 4, 5 cả nước học tiếng Anh đạt 99,64%.
Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn rất trăn trở vì thiếu GV và mong có hướng dẫn cho nhu cầu dạy học 2 môn học này theo từng đặc thù, nhu cầu khác nhau.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, đề nghị Bộ GD-ĐT nên có hướng dẫn cho các địa phương đặc thù. Ví dụ như TP.HCM, tin học và ngoại ngữ là 2 môn học phát triển rất mạnh nhưng nếu chỉ thực hiện theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì sẽ phần nào kìm hãm nhu cầu phát triển. Do vậy, Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để có căn cứ phát triển theo khả năng và nhu cầu.
Video đang HOT
Đối với GV, ông Hoàng cho biết TP.HCM đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng. Đến thời điểm này, khung vị trí việc làm, định mức với GV tiếng Anh, tin học cũng chưa có nên địa phương chưa có cơ sở để tuyển dụng GV của 2 môn học đồng thời có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực có chất lượng. Ví dụ, với GV tiếng Anh, đến thời điểm này TP.HCM mới có hơn 52% đạt chuẩn trình độ B2, số còn lại chỉ ở mức độ B1. Trong khi đó, 96,3% HS của TP.HCM đã học tiếng Anh từ lớp 1.
Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh cũng nêu thực tế thiếu GV ngoại ngữ là vấn đề của các tỉnh miền núi như Lào Cai. “Chúng tôi đang tính đến phương án là nếu không đảm bảo đủ GV thì sẽ phải tiến hành dạy ngoại ngữ bằng hình thức trực tuyến. Tức là một GV sẽ dạy cho nhiều trường, tuy nhiên cách thức này chắc chắn là chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, rất cần sự chủ động trong giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đủ GV để triển khai chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2022 – 2023″, ông Ninh nói.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết: “GV tin học, ngoại ngữ thiếu từ nguồn tuyển dụng. Do đó sẽ phải có những giải pháp mang tính chi tiết, với địa chủ cụ thể, đến từng cơ sở giáo dục”.
Năm đầu tiên thay SGK lớp 1: Học sinh khó học trực tuyến nếu vẫn còn dịch
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Điều đáng lo nhất còn lại là dịch Covid-19.
Sách giáo khoa lớp 1 mới đã được bày bán ở các nhà sách - NGỌC DƯƠNG
Dồn sức cho lớp 1
Tại hội nghị giám đốc sở GD-ĐT toàn quốc mới đây, đại diện Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết đa số cơ sở giáo dục đều sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Tùy điều kiện cụ thể, trường tiểu học trên toàn quốc đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ở các mức khác nhau, từ mức tối thiểu bắt buộc (các môn học bắt buộc theo chương trình), đến thực hiện ở mức tối ưu (các môn học tự chọn, chương trình theo nhu cầu người học).
Về cơ sở vật chất, cũng theo đại diện vụ này, các tỉnh, TP đều ưu tiên dồn lực cho lớp 1, bảo đảm tỷ lệ phòng học, tạo điều kiện thuận lợi dạy học 2 buổi/ngày. Các tỉnh chưa đủ tỷ lệ 1 phòng học/lớp đều có giải pháp, lộ trình tăng cường đầu tư xây dựng, mở rộng trường lớp. Còn khoảng 139 trường (0,97%) do điều kiện chưa bảo đảm nên dự kiến tổ chức được dạy học ở mức 25 tiết/tuần (chưa tính môn tự chọn) - đây là mức yêu cầu tối thiểu của chương trình. Tuy nhiên, các địa phương đều cam kết tiếp tục cố gắng để các trường đều thực hiện chương trình đối với lớp 1 ở mức tối ưu nhất.
Về đội ngũ giáo viên (GV), thông tin từ Vụ Giáo dục tiểu học, tỷ lệ bình quân hầu hết các tỉnh đạt tỷ lệ 1,3 - 1,4 GV/lớp; một số ít tỉnh đạt tỷ lệ 1,5 GV/lớp. Với tỷ lệ này, về cơ bản, các tỉnh thực hiện được việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với phương án trên 32 tiết/tuần.
Riêng GV tiếng Anh, sau 1 năm chuẩn bị, kết quả đã có những cải thiện đáng kể. Năm 2018, tỷ lệ lớp 1 học tiếng Anh còn thấp, nhưng năm 2019, đã nâng hệ số GV tiếng Anh lên 0,16. Số trường triển khai dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh (HS) từ lớp 1 tăng lên đáng kể, có đến 7.164 trường (tương đương khoảng 50% số trường và 51% số HS) thực hiện dạy học môn tiếng Anh tự chọn cho lớp 1.
Đã cung ứng đầy đủ SGK lớp 1 mới
Về cung ứng sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới, theo Vụ trưởng Thái Văn Tài, Bộ GD-ĐT yêu cầu SGK phải về đến các địa phương trước ngày 15.8. Đến thời điểm này, 100% địa phương đều báo cáo sách lớp 1 mới đã về đến các địa phương, không có vướng mắc nào đáng kể.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất công tác tập huấn cho cán bộ, GV cả chương trình và SGK lớp 1 mới. "Bộ chỉ đạo GV nào chưa được tập huấn hoặc chưa đạt yêu cầu sau tập huấn thì kiên quyết không bố trí GV đó dạy lớp 1 năm học tới", ông Tài nhấn mạnh.
Đã sẵn sàng, chỉ lo dịch Covid-19
Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay lo lắng vì dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, không biết các con có thể bắt đầu một năm học mới như các năm trước được không. Hơn nữa, đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, khác với các cấp học khác có thể học trực tuyến, lứa tuổi tiểu học, nhất là lớp 1, rất cần được GV rèn nề nếp, nhận mặt chữ, uốn nắn từng nét bút đầu tiên... nên việc dạy học trực tuyến là không thể.
Lãnh đạo các nhà trường cũng cùng tâm trạng này. Bà Phan Thị Thắng, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội), cho rằng riêng với HS lớp 1, bao giờ các trường cũng phải dành một thời gian nhất định để HS làm quen với môi trường, cách thức học tập mới khi từ mẫu giáo lên phổ thông. Do vậy, việc cô trò được trực tiếp gặp gỡ và tiến hành các hoạt động giáo dục là rất quan trọng.
Ông Thái Văn Tài cũng chia sẻ: "Khó khăn, lo lắng lớn nhất là tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khi ngày khai trường đã cận kề. Do vậy, những hoạt động tập huấn mà mọi năm các nhà trường và thầy cô giáo chuẩn bị để đón HS diễn ra thuận lợi thì năm nay sẽ khó khăn hơn, nhiều vấn đề cần phải chuẩn bị và khắc phục hơn".
Theo ông Tài, ai cũng mong có một tâm thế và một điều kiện tốt nhất cho một năm học đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với HS lớp 1. Tuy nhiên, dịch bệnh là nguyên nhân khách quan, nên mỗi nơi sẽ phải có giải pháp khắc phục phù hợp.
Dịch bệnh phức tạp hơn trong thời gian tựu trường cũng không tránh khỏi việc ảnh hưởng phần nào tới tâm lý, sự sẵn sàng của HS, GV và cha mẹ HS. Vừa khai giảng vừa lo phòng dịch nên "khí thế" và một số phương án cho ngày tựu trường ở một số địa phương được coi là "vùng dịch" cũng sẽ bị ảnh hưởng. "Tuy nhiên, an toàn sức khỏe của người học và cộng đồng cũng phải được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các phương án cũng phải phù hợp với tình hình dịch bệnh", ông Tài khẳng định.
Bắt đầu thẩm định SGK lớp 2
Ngày 18.8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức khai mạc Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 NXB, gồm: Giáo dục Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo đó, có 33 bản mẫu SGK của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn toán có 4 bản mẫu SGK; môn tự chọn tiếng Anh có 8 bản; các môn còn lại gồm: tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên - xã hội, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm mỗi môn có 3 bản mẫu.
Tiếp tục đổi mới dạy và học ở cấp tiểu học Năm học mới, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp tiểu học. Ngày 25-8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học. Nhìn lại một năm học trong diễn biến phức...