Lo sợ nguy cơ sụp đổ, bóng đá Trung Quốc đưa ra “bàn tay thép”
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, Chen Xuyuan đã lên tiếng về nguy cơ sụp đổ của nền bóng đá nước này.
Sau khi CLB Jiangsu Suning tuyên bố giải thể vì chủ đầu tư nợ đầm đìa, nhiều CLB Trung Quốc đã phải “sống trong sợ hãi” vì lo lắng chịu kết cục tương tự. Ngay cả những nhà làm bóng đá ở đất nước tỷ dân cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng .
Liên đoàn bóng đá Trung Quốc sẽ trừng phạt nặng nề những CLB phá vỡ giới hạn tiền lương.
Chính điều đó khiến cho họ đang phải áp dụng những quy tắc nghiêm ngặt về chi tiêu của từng đội bóng. Cách đây không lâu, họ đã đặt giới hạn về mức lương trần với cầu thủ nước ngoài là không quá 3 triệu euro/năm và cầu thủ trong nước là không quá 700.000 euro/năm. Các CLB không được chi tiêu quá 76,81 triệu euro và quỹ lương không quá 10 triệu euro/năm.
Mới đây, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, Chen Xuyuan đã thừa nhận rằng nếu như các CLB Trung Quốc không kiểm soát được chi tiêu thì rất dễ sụp đổ dây chuyền.
Video đang HOT
Người đứng đầu bóng đá Trung Quốc cho biết: “Để tránh sự sụp đổ toàn diện, chúng tôi phải thực hiện các biện pháp để hạn chế bong bóng đầu tư trong các giải đấu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của bóng đá chuyên nghiệp.
Chi tiêu của các CLB giải Trung Quốc cao gấp 3 lần giải Nhật Bản nhưng đội tuyển quốc gia của chúng tôi lại tụt lại khá xa so với họ. Bong bóng không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại của bóng đá Trung Quốc mà còn cả tương lai”.
Theo quy định mới nhất của Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, các CLB chi tiêu vượt quá giới hạn đã đề ra sẽ bị phạt từ 6 đến 24 điểm hay nặng hơn là bị đánh xuống hạng. Những cầu thủ có mức lương vượt qua giới hạn cũng bị cấm thi đấu tạm thời (cho đến khi điều chỉnh lại mức lương).
Họ đang thực sự sợ hãi trước nguy cơ phá sản hàng loạt của các CLB.
Ông Chen Xuyuan chia sẻ: “Nếu như Liên đoàn bóng đá Trung Quốc phát hiện ra bất kỳ hành vi che giấu hoặc giả mạo hợp đồng để vượt qua giới hạn thì các CLB có thể bị giáng xuống hạng. Các cầu thủ liên quan sẽ phải đối diện với lệnh cấm thi đấu.
Ngay cả khi đặt ra giới hạn lương thì tổng lương của các CLB ở giải vô địch quốc gia Trung Quốc vẫn cao nhất châu Á. Các CLB vẫn có thể thu hút được những cầu thủ nước ngoài với mức lương hợp lý hơn. Tôi tin tưởng vào điều đó”.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc cũng khẳng định trong tương lai sẽ hạn chế sử dụng các cầu thủ nhập tịch ở đội tuyển quốc gia.
Ông nói thêm: “Các cầu thủ nhập tịch có chất lượng tốt vẫn được chào đón ở đội tuyển. Nhưng về lâu dài, đó không phải là xu hướng phát triển của đội tuyển Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tập trung phát triển cầu thủ nội địa tốt hơn”.
Số phận bi đát của cựu thủ môn U23 Trung Quốc
Phương Kính Kỳ (Fang Jingqi) trở thành một trong những cầu thủ đen đủi nhất của bóng đá Trung Quốc, khi các đội bóng anh đầu quân đều giải thể.
Theo PP Sport , tối 20/3, CLB Thái Châu Viễn Đại (Taizhou Yuanda) tuyên bố giải thể sau 4 năm hoạt động. Sau đó, thủ thành Phương Kính Kỳ đã chia sẻ bài viết trên trang cá nhân, kèm bức ảnh đen trắng về 3 đội bóng anh từng thi đấu.
Ngoài CLB Thái Châu, Kính Kỳ từng khoác áo Quảng Đông Mai Huyện (Guangdong Meixian Techand) và Thiên Tân Thiên Hải (Tianjin Tianhai). Tuy vậy, cả 3 đội bóng này đều chung số phận giải thể.
Kính Kỳ phải tìm bến đỗ mới trước khi mùa giải 2021 bắt đầu, nếu không muốn bị thất nghiệp. Ảnh: PP Sport.
Kính Kỳ sinh năm 1993, là thủ môn chính của đội tuyển U23 Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2013-2015. Anh cũng từng tham dự Asian Games 2014.
Người gác đền này gia nhập Quảng Châu Hằng Đại (Guangzhou Evergrande) năm 2013, nhưng không được trao cơ hội bắt chính ở đội một trong suốt 5 năm gắn bó, nên quyết định ra đi đầu mùa giải 2018.
Thủ thành 28 tuổi cập bến Quảng Đông Mai Huyện, trước khi chuyển tới Thiên Tân Thiên hải theo dạng cho mượn đầu mùa giải 2019. Đáng tiếc thay, đội Quảng Đông Mai Huyện bị giải thể sau khi kết thúc mùa 2019 do nợ lương cầu thủ. CLB Thiên Tân Thiên Hải cũng tan rã năm 2020 với lý do tương tự.
Kính Kỳ trở thành cầu thủ tự do và gia nhập CLB Thái Châu Viễn Đại cuối tháng 1/2020. Đội bóng này có những bước tiến ấn tượng dù chỉ được thành lập năm 2017. Tuy vậy, sau khi không thể thăng hạng lên giải vô địch quốc gia và nhận 6 trận thua liên tiếp, CLB Thái Châu Viễn Đại thông báo giải thể.
Lần thứ 3 trong 3 năm liên tiếp, Kính Kỳ phải trải qua khoảng thời gian đen tối, khi các đội bóng anh đầu quân đều giải thể.
Trước Kính Kỳ, cầu thủ Trương Thành (Zhang Cheng) cũng ở hoàn cảnh tương tự. Hậu vệ 32 tuổi khoác áo 2 đội bóng trong sự nghiệp, trong đó CLB Thiên Tân Thiên Hải giải thể, còn đương kim vô địch Giang Tô Tô Ninh (Jiangsu Suning) tuyên bố ngừng hoạt động.
Bóng đá Trung Quốc phạt cực nặng những "kẻ nổi loạn" Trước thềm mùa giải mới, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã đưa ra án phạt cực nặng với những cầu thủ "nổi loạn" trên sân cỏ. Liên đoàn bóng đá Trung Quốc muốn trừng trị mạnh tay nạn bạo lực sân cỏ. Chính vì vậy, kể từ mùa giải mới, họ đã đưa ra mức án phạt rất nặng với những "kẻ...