Lo sợ con bị bắt nạt, phụ huynh Hàn Quốc bỏ hàng chục triệu đồng mỗi ngày thuê người giả làm “ông chú đầu gấu” bảo vệ con
Vì còn trong lứa tuổi học sinh, nhiều nhóm đầu gấu chốn học đường vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật dù gây ra những chấn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần cho người khác.
Trước vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu bảo vệ con em mình khi tới trường, người Hàn Quốc đã khai sinh một dịch vụ khá đặc biệt mang tên “dịch vụ ông chú”. Đừng nhầm lẫn, đây không phải là dịch vụ thuê người đi họp phụ huynh mà là để “bảo kê” con trẻ khỏi nguy cơ bị bắt nạt.
Các vị phụ huynh xứ sở Kim chi sẵn sàng bỏ tiền ra thuê những “ông chú” đáng sợ với giá 10,5 triệu/ngày để bảo vệ con khỏi đầu gấu, với mong ước con em mình không một ngày trở thành nhân vật đứng run lập cập trong một con ngõ nhỏ, bao quanh là đám học sinh quậy phá đang trấn lột tiền.
Theo trang tin Nate.com của Hàn Quốc, dịch vụ chú bác – “Uncle Service” có 3 lựa chọn: “Uncle Package” (gói chú bác); “Evidence Package” (gói bằng chứng) và “Chaperone Package” (gói kèm cặp).
“Uncle Package” – gói chú bác
Trong “Uncle Package” (gói anh em xã hội), một người đàn ông to béo, tuổi từ 30 – 40 sẽ giả vờ làm chú bác của học sinh, hộ tống các em từ nhà đến trường với giá 443 USD/ngày (khoảng 10,5 triệu đồng). Ông chú dữ dằn này còn có nhiệm vụ đưa ra cảnh báo cho bọn đầu gấu.
“Evidence Package” – gói bằng chứng
Trong “Evidence Package” (gói “xì đểu”), các ông chú sẽ điều tra và thu thập bằng chứng về việc bắt bạt của bè lũ đầu gấu bằng cách quay phim. Bằng chứng bằng video và ảnh chụp sẽ được mang đến ban giám hiệu nhà trường, kèm theo tuyên bố: “Nếu nhà trường không điều tra việc bắt nạt, đánh đập học sinh và đưa ra giải pháp rõ ràng, tôi sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức lên hội đồng…”
Tùy chọn này được cung cấp với giá 354 USD (8,2 triệu đồng).
Video đang HOT
“Chaperone Package” – gói kèm cặp
Trong “Chaperone Package” (tạm dịch Gói… bảo kê), người chú được thuê sẽ đến nơi mà bố mẹ của kẻ bắt nạt làm việc rồi… biểu tình. Đại loại là tác động gián tiếp để gia đình trừng trị kẻ bắt nạt sau.
Người chú sẽ hét lên liên tục: “Bố mẹ của kẻ bắt nạt con người khác đang làm việc ở đây!” trước tòa nhà nơi họ làm việc. Tùy chọn này có giá lên tới 1772 USD (hơn 41 triệu đồng), lặp đi lặp lại trong 4 lần.
Trong khi “dịch vụ chú bác” đang được dân mạng và nhiều bậc phụ huynh Hàn ủng hộ, không ít người lại lắc đầu ngao ngán.
“Trừng trị cá nhân chỉ là hình thức bạo lực khác thôi. Bạo lực học đường cần phải được xử lý bằng cách cải thiện hệ thống giáo dục”, Giáo sư Kim Yoon Tae ở Đại học Hàn Quốc chia sẻ.
Mong rằng, những cuộc đối thoại xoay quanh dịch vụ này sẽ góp phần nâng cao nhận thức và giảm thiểu tỷ lệ bạo lực học đường ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á.
Theo Nate/Helino
Nhà báo Thu Hà: "Bao nhiêu ông bố Việt Nam coi kiếm tiền là việc lớn nhưng dạy con là việc nhỏ?"
"Bao nhiêu ông bố đi sáng, về khuya, nai lưng cật lực, lao tâm khổ trí ở văn phòng, và giao khoán con cho vợ, cho tivi và người giúp việc?
Ngay cả những buổi họp phụ huynh, gọi rõ là "phụ huynh", mà phần lớn toàn thấy mẫu mẫu thôi à".
Nhiều ông bố bận rộn vô cùng. Có người ngày nào cũng 10h đêm mới mệt mỏi, xơ xác lết về nhà. Cả 6 ngày trong tuần đều như vậy. Cuối tuần thì nằm ngủ hoặc ôm TV từ rạng sáng tới tối, chẳng làm gì, chẳng đưa con đi đâu, chẳng chuyện trò với vợ con gì cả. Họ tuyên bố: Đàn ông lo việc lớn!
Nhưng tại sao việc lớn lại chỉ là kiếm tiền?
Tại sao việc làm cho gia đình hạnh phúc và dạy dỗ con cái là chuyện nhỏ?
Nhà báo Thu Hà
Là một phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng mình vẫn thấy kiếm tiền chả phải việc khó, mà dạy con mới là việc khó!
Mình nghĩ, chỉ có ở thời nguyên thủy, sứ mệnh của người đàn ông mới là săn bắn cho được thật nhiều con mồi mang về cho vợ con khỏi bị đói. Chỉ có những ngày xưa cách đây 30, 40 năm trở lên, thì nhiệm vụ cao cả nhất của ba mẹ mới là kiếm cơm nuôi con.
Bây giờ khác rồi!
Điều trẻ con thiếu nhất bây giờ chẳng phải là tiền.
Nhất là lúc này, chục năm trở về đây, thời kỳ 4.0, internet và mạng xã hội phát triển, bầu không khí quanh con bây giờ có biết bao nhiêu là nguy cơ, những nguy cơ mà bố mẹ (nhất là mẹ) chẳng có mấy kinh nghiệm: game online, bắt nạt trên mạng, lừa đảo trên mạng, lạm dụng,... Người bố, với thế mạnh của mình, nhiều hi vọng theo kịp đà tiến công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, để mà dạy con, hơn là mẹ.
Đại học Harvard cũng đã có nghiên cứu cho thấy rằng khi bố dạy con thì con sẽ thông minh hơn so với chỉ có mẹ dạy con. Và những đứa con được gần gũi bố nhiều sẽ có chỉ số IQ, chỉ số EQ, có ý thức trách nhiệm cũng như lòng khoan dung cao hơn bình thường.
Giáo dục ở nhà trường bế tắc, xã hội khủng hoảng, phức tạp, thì càng trông chờ nhiều hơn vào bàn tay của gia đình. Đâu phải, cứ tự nhiên mang cục tiền về, thì tự khắc con sẽ lớn, sẽ khôn, sẽ sống đàng hoàng có lý tưởng?
Nhớ có lần mình đi cùng một nhóm bạn sang Myanmar, được một ông bố là giám đốc một ngân hàng tiếp đón. Chắc chắn là ông bố bận rộn, mỗi ngày của ông hẳn là cũng xếp kín lịch và làm ra rất nhiều tiền. Nhưng nghe tin trong đoàn có người yêu của con trai, ông nghỉ phép hẳn 2 ngày, thân chinh lái xe chở con và nhóm bạn của con đi chơi.
Hai ngày, ông vừa lái xe, đặt chỗ nhà hàng, ăn cùng, chơi cùng, nói chuyện cùng, và buổi cuối, còn nhậu cùng và rồi hát karaoke. Mình thấy ông nói chuyện, lái xe rất vui vẻ, và... không bỏ sót cử chỉ, câu nói nào của cô bé ấy.
Với con mắt của một người đàn ông đã có gia đình, hẳn ông sẽ nhìn thấu tính cách, trình độ, cách cư xử và phông nền văn hóa của cô bé, tinh tường hơn cậu con trai đang "cảm nắng". Và mình nghĩ, cô bé có trở thành vợ tương lai cuả con ông hay không, hoàn toàn ông có thể can thiệp được. Một khi đã thân thiết với con trai như thế, một khi đã đầu tư thời gian cho con nhiều như thế, một khi đã đánh giá cô gái kỹ như thế, thì hẳn mỗi lời góp ý của ông với con trai hẳn sẽ thật tâm phục khẩu phục.
Là một giám đốc ngân hàng, ông đã đầu tư đúng. Hai ngày nghỉ phép, để ông tránh được nhiều ngày cãi cọ với con trai về chuyện cưới hay không cưới, nhiều năm đau khổ dằn vặt nếu con chọn sai bạn đời.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã từng kể: Ở Pháp nơi anh đang sống, những bạn bè thường giao lưu nhất, thân thiết nhất của gia đình, hóa ra là toàn là bố mẹ của bạn bè con anh.
Mình tin rằng những ông bố bà mẹ làm bạn được với con, làm bạn được với bạn bè con, làm bạn được với cả bố mẹ của bạn bè con, sẽ chẳng phải bỏ việc đi tìm con trong các tiệm game, chẳng phải bỏ tiền thuê thám tử theo dõi hoặc đăng báo gọi con về nhà.
Một giám đốc trung tâm cai nghiện game online nói: " Thành thật thì với những em đã nghiện game online thực sự, chúng tôi chưa chữa được". Trong lớp cai nghiện đó, có con trai duy nhất của một đại gia thực phẩm với nhiều cửa hàng hoành tráng khắp cả nước, nói tên ra thì hẳn ai cũng biết ngay.
Ông ấy đã cược một nửa gia tài để Trung Tâm có thể cai nghiện cho con ông. Nhưng mà trễ rồi, ông ấy đầu tư trễ mất 18 năm! Lẽ ra phải chinh phục con từ hồi con còn bế ngửa. Ông ấy đã lỡ mất cơ hội cho con nghiện bố trước khi nghiện game rồi!
Kiếm tiền là việc lâu dài, cơ hội sẽ còn quay trở lại, nhưng tuổi thơ con chỉ trôi qua duy nhất một lần trong đời thôi, nhanh lắm ba ơi, kẻo lỡ.
Vài nét về tác giả:
Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, đồng thời là tác giả cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết". Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu, cá tính là Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.
Theo afamily
Hồ sơ sổ sách vẫn là nỗi ám ảnh đối với giáo viên Nhiều loại sổ sách bây giờ giáo viên vẫn phải viết tay, nhiều loại kế hoạch vẫn chỉ là làm để đối phó với thanh tra, kiểm tra cấp trên. Cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần ra văn bản chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách của giáo viên trong các nhà trường nhưng xem...