Lo sợ ‘cấm cửa’, Facebook và Google khuất phục trước Indonesia
Facebook, Google hay Spotify, TikTok đều phải tuân thủ quy định của Indonesia nếu không muốn bị quốc gia này cấm cửa.
Theo quy định công bố cuối năm 2020, các công ty cung cấp dịch vụ điện tử phải đăng ký giấy phép tại Indonesia, hạn chót là 20/7 năm nay. Tính đến ngày 19/7, có hơn 5.900 doanh nghiệp nội và 108 doanh nghiệp ngoại đăng ký.
(Ảnh: Reuters)
Facebook và Google nằm trong số các nền tảng Internet cuối cùng nộp đăng ký kinh doanh chính thức tại Indonesia, về cơ bản chính thức khuất phục trước các quy định mới. Netflix, Spotify, Instagram và TikTok cũng đăng ký, theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Indonesia.
Các công ty vận hành mạng xã hội đối mặt sự giám sát ngày càng gắt gao từ chính phủ khắp thế giới, đồng thuận với sức mạnh thị trường của họ. Luật pháp Indonesia cho phép chính phủ chặn các dịch vụ không xóa nội dung có khả năng “kích động bất ổn” hay “gây rối trật tự công cộng” trong 24 giờ, chẳng hạn nội dung quảng bá khiêu dâm trẻ em hay ủng hộ khủng bố.
Video đang HOT
Chính phủ cũng được phép đánh thuế giá trị gia tăng với hoạt động mua bán hàng hóa kỹ thuật số, từ nội dung đến vật phẩm ảo. Ngoài ra, chính phủ có thể buộc các công ty tiết lộ dữ liệu cá nhân và thông tin liên lạc của một số người dùng cụ thể theo yêu cầu của cơ quan hành pháp. Chính phủ cho biết các quy định mới nhằm đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ Internet bảo vệ dữ liệu người dùng và nội dung trực tuyến được sử dụng theo cách “tích cực và hiệu quả”.
Theo ông Semuel Abrijani Pangerapan – Tổng Giám đốc Ứng dụng thông tin thuộc Bộ TT&TT Indonesia, họ sẽ gửi cảnh báo trước tiên, tiếp đó là các khoản phạt và cuối cùng là đóng cửa dịch vụ không đăng ký.
Với dân số trẻ, thành thạo công nghệ, Indonesia nằm trong số 10 thị trường lớn nhất về số lượng người dùng của một số hãng như Twitter, Facebook, TikTok. Ước tính có 191 triệu người dùng mạng xã hội tại Indonesia tính đến tháng 2, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại buổi họp báo, ông Semuel cho biết những công ty không tuân thủ đồng nghĩa với việc họ không xem Indonesia như thị trường tiềm năng của mình.
7 năm cấm cửa chị dâu, lần đầu đối mặt chị thốt 7 từ khiến bố mẹ tôi khóc nấc
Thời gian qua đi, mẹ đã nguôi ngoai không còn giận con trai nữa, bà chấp nhận cháu nội vì dù sao hai đứa bé cũng là máu mủ nhà tôi.
Vậy nhưng riêng chị dâu thì bà vẫn cấm cửa. 7 năm qua, bố mẹ tôi không gặp chị dâu cũng không cho chị đến nhà. Ông bà vô cùng cố chấp, dù anh chị đã cưới nhau được 7 năm và có hai đứa con nhưng họ vẫn chưa chấp nhận chị.
Nguyên nhân cũng chỉ bởi khi trước ông bà phản đối không cho anh chị đến với nhau, anh tôi tuổi trẻ nóng nảy, nhỡ miệng tuyên bố rằng sẵn sàng từ bỏ gia đình vì chị.
Mẹ đau lòng, oán hận khi con trai vì bạn gái mà không cần mình. Sau đó anh tôi thực sự ra ngoài sống với chị, đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới không có bố mẹ. Rồi họ lần lượt sinh hai đứa con. Thời gian qua đi, mẹ đã nguôi ngoai không còn giận con trai nữa, bà chấp nhận cháu nội vì dù sao hai đứa bé cũng là máu mủ nhà tôi. Vậy nhưng riêng chị dâu thì bà vẫn cấm cửa.
Mẹ tôi đau lòng, oán hận khi con trai vì bạn gái mà không cần mình. (Ảnh minh họa)
7 năm qua, mẹ không hề nói chuyện với chị dâu một câu nào, cũng không gặp mặt chị. Các dịp lễ Tết chỉ có anh trai đưa con về thăm ông bà, ngày thường cũng chỉ có anh đến nhà.
Cứ thế cho đến mới đây, anh tôi bất hạnh phát hiện bệnh nan y. Anh bị bệnh thận đã chuyển biến nặng, bác sĩ bảo cần có người ghép thận cho anh thì mới mong sống khỏe mạnh. Bố mẹ tôi biết chuyện mà rụng rời chân tay. Anh là con trai duy nhất của ông bà, bây giờ lại bệnh nặng, cú sốc này thật sự khiến bố mẹ suy sụp.
Tuy bệnh của anh có phương án điều trị nhưng tìm được người tình nguyện hiến thận đâu phải điều đơn giản. Bố mẹ đã già rồi, lại có nhiều bệnh nền, không thể hiến được. Người ngoài thì mấy ai chấp nhận điều đó?
Anh tôi bệnh tật thế này, bố mẹ cũng không còn tâm trạng đâu mà giận chị dâu. Vì chuyện này mà ông bà lần đầu tiên gặp mặt trực tiếp chị dâu sau 7 năm. Để rồi câu nói chị ấy thốt ra đầu tiên khi nhìn thấy bố mẹ chồng khiến ông bà phải ngơ ngẩn bật khóc: "Con sẽ hiến thận cho anh ấy".
Vợ chồng tình nghĩa sâu nặng thật nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ là người dưng. Kết hôn rồi ly hôn là chuyện bình thường. Mấy ai có thể hy sinh bản thân mình vì vợ/chồng? Vậy nên trong suy nghĩ của bố mẹ tôi chưa bao giờ cho rằng chị dâu sẽ tự nguyện làm điều đó. Vậy mà chưa cần ông bà đề cập đến, có vẻ chị đã suy nghĩ kỹ và hạ quyết tâm rồi.
Ông bà lập tức đón anh chị về sống chung, trông cháu và phụ giúp anh chị những việc có thể. (Ảnh minh họa)
7 năm bị bố mẹ chồng xa lánh ghét bỏ nhưng chị dâu chưa bao giờ để bụng. Những dịp lễ Tết, chị vẫn thay anh tôi chuẩn bị chu đáo quà cáp để anh mang về biếu bố mẹ. Chị dâu thật sự không có điểm nào để chê cả. Nhất là trong thời khắc quan trọng này, chị sẵn sàng đứng bên chồng, hi sinh vì anh, đó là điều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.
Anh trai tôi thương vợ lắm nhưng nếu không để chị hiến thật thì anh sẽ không thể sống lâu bên vợ con. Nhìn anh chị ôm nhau khóc, bố mẹ tôi hối hận tột cùng vì những năm qua tệ bạc với chị dâu.
Ông bà lập tức đón anh chị về sống chung, trông cháu và phụ giúp anh chị những việc có thể. Chị dâu không hề nhắc lại bất cứ chuyện cũ nào, càng nghĩ càng thấy chị là người bao dung, cao thượng. Thực sự anh tôi rời bỏ gia đình vì chị cũng hoàn toàn xứng đáng!
Cứ tuân thủ chu trình dưỡng da đủ 4 bước này, chị em sẽ có làn da sáng khỏe và rạng rỡ Sở hữu ngay bí quyết dưỡng sáng da căng mọng, mịn màng với 4 bước cực đơn giản. Đối mặt với những tác nhân gây hại từ môi trường, làn da của chị em rất dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng sạm da, thâm nám và tàn nhang. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng, quá...